Phép châm điều trị (Kỳ 5) pot

5 213 0
Phép châm điều trị (Kỳ 5) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phép châm điều trị (Kỳ 5) 5- Xử lý tổn thương bất ngờ ở các cơ quan quan trọng Nếu có một cơ quan quan trọng không may bị tổn thương trong quá trình điều trị châm cứu, thầy thuốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và cần có những biện pháp cấp cứu kịp thời. Sau đây là những trường hợp có thể xảy ra và các biện pháp được áp dụng: a- Phổi: Nếu kim châm quá sâu hoặc châm không đúng hướng vào những huyệt ở ngực, lưng, hay hố trên đòn, có thể gây ra tràn khí màng phổi, nhất là trên những bệnh nhân ấy lại bị hen xuyễn. Triệu chứng lâm sàng biểu hiện bằng đau ngực và ho. Trường hợp nặng: khó thở, tím tái, hôn mê… Điều không may có thể xảy ra trong những trường hợp quá nặng hoặc không được xử lý thích đáng. Nguyên tắc xử trí: (a) Để bệnh nhân nằm yên tĩnh (b) Áp dụng những biện pháp phòng ngừa bội nhiễm. (c) Tháo khí ra bằng thủ thuật chọc hút màng phổi. Nếu không đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp này, cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện. b- Tim, gan, lách và thận: Trước khi tiến hành châm cứu, thầy thuốc phải khám xét bệnh nhân để chẩn đoán được những biến đổi bất thường ở các nội tạng như bệnh tim, gan to hoặc lách to. Xác định cẩn thận ranh giới của những tạng này để tránh chạm phải khi châm. Châm phải gan hay lách có thể gây vỡ và chảy máu. Triệu chứng thể hiện bằng đau bụng, co cứng cơ thành bụng, đau tăng khi sờ nắn, trường hợp nặng có thể hôn mê. Châm phải thận, có thể gây đau ở vùng thắt lưng, tăng cảm giác đau khi gõ quanh vùng thận và đái ra máu. Nguyên tắc xử trí: (a) Đặt bệnh nhân nằm và giữ yên tĩnh. (b) Áp dụng điều trị bảo tồn có theo dõi chặt chẽ. (c) Nếu không có hiệu quả, bệnh nhân cần được chuểyn đến bệnh viện. c- Não và tuỷ sống: Nếu kim châm quá sâu, hoặc thao tác không đúng cách ở các huyệt Á môn, Phong phủ, hoặc những huyệt nằm phía trên đốt sống thắt lưng 1, có thể gây chảy máu và gây hậu quả nghiêm trọng. Biểu hiện lâm sàng bằng co giật, liệt, thậm chí hôn mê. Các biện pháp cấp cứu cần được áp dụng kịp thời. d- Các mạch máu: Khi châm, cần tránh các mạch máu lớn, hiện tượng chảy máu tại chỗ có thể xảy ra, nhất là ở người già, vì mạch máu kém đàn hồi. Nếu xảy ra, cần áp dụng biện pháp cầm máu hoặc hút máu đi. Phải thận trọng khi châm ở những vùng có liên quan đến dạ dày, ruột, bàng quang, túi mật, mắt… vì bất kỳ một sơ xuất nào đếu có thể gây tai biến. 8. Châm kim “hoa mai” Châm kim “hoa mai”, còn gọi là “thất tinh châm” hay “bì phu châm”, là một phương pháp điều trị châm cứu, đã được ghi trong “Linh khu” trên 2000 năm nay. Phép chữa bệnh của nó là gõ vào một số vùng trên cơ thể hoặc một số huyệt nằm dọc đường kinh, bằng kim “hoa mai” với sức gõ mềm, dẻo của cổ tay. 1- Kim Kim “hoa mai” thường dùng làm bằng 5 hay 7 chiếc kim chụm lại, gắn vào một cán cầm dài. 2- Thao tác Sát trùng kim và mặt da vùng định gõ, bàn tay phải cầm cán kim và gõ vào mặt da với động tác thật mềm dẻo của riêng cổ tay mà thôi, khuỷu tay và cánh tay bất động. Cần gõ chính xác, mũi kim thẳng góc với mặt da và gõ đều tay, không được gõ chếch hoặc gõ quá mạnh sức lên mặt da. Tuỳ loại bệnh, thể tạng bệnh nhân và vùng da, cách gõ được phân thành gõ nhẹ, gõ vừa sức và gõ mạnh sức. Đối với trẻ em, những bệnh nhân sức khoẻ suy yếu, hoặc người có trạng thái thần kinh quá mẫn mới được điều trị lần đầu, cần gõ nhẹ tay. Trường hợp gõ mạnh tay có thể áp dụng ở vùng da giảm cảm giác hoặc những chỗ đau nhiều. Gõ trung bình thường áp dụng trong đại đa số trường hợp. 3- Gõ theo vùng a- Vùng dọc cột sống: Đối với những bệnh thuộc nội tạng và hệ thần kinh, gõ theo những vùng tương ứng dọc cột sống, hoặc những huyệt thuộc kinh Bàng quang ở sau lưng là cách điều trị chính. Chẳng hạn, trong chứng đau dạ dày, có thể gõ dọc hai bên cột sống, từ các đốt D5 đến D12, và phần bụng trên; trường hợp mất ngủ thì gõ ở vùng cổ, vùng xương cùng hoặc vùng xương chũm; trong chứng táo bón, gõ vùng xương cùng. b- Gõ theo đường kinh: Nghĩa là xác định vị trí gõ phù hợp với tác dụng điều trị của đường kinh và huyệt vị. Thí dụ: Trong bệnh đau dạ dày, gõ huyệt Túc tam lý và Nội quan. Phương pháp này thường được phối hợp với các phương pháp trên. c- Gõ vùng tổn thương: Trong chứng viêm da thần kinh, vùng tổn thương có thể được gõ rớm máu; đối với những bệnh ở mặt và đầu, gõ vài đường ở trán, hai bên thái dương, quanh sọ, vùng chẩm và vùng cổ dọc theo sự phân bố các cơ. Đau ở vùng ngực, có thể gõ theo các khoang liên sườn. d- Gõ những khối viêm và những vùng nhạy cảm: Trong một số bệnh, có thể có những chuỗi hoặc những u xuất hiện ở mô dưới da; có thể tê dại hoặc nhạy cảm ở từng vùng. Có thể gõ tập trung vào những điểm ấy. . Phép châm điều trị (Kỳ 5) 5- Xử lý tổn thương bất ngờ ở các cơ quan quan trọng Nếu có một cơ quan quan trọng không may bị tổn thương trong quá trình điều trị châm cứu, thầy. Châm kim “hoa mai”, còn gọi là “thất tinh châm hay “bì phu châm , là một phương pháp điều trị châm cứu, đã được ghi trong “Linh khu” trên 2000 năm nay. Phép chữa bệnh của nó là gõ vào một số. giữ yên tĩnh. (b) Áp dụng điều trị bảo tồn có theo dõi chặt chẽ. (c) Nếu không có hiệu quả, bệnh nhân cần được chuểyn đến bệnh viện. c- Não và tuỷ sống: Nếu kim châm quá sâu, hoặc thao tác

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan