1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Viêm thận mạn doc

5 247 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 185,46 KB

Nội dung

Viêm thận mạn Biện chứng đông y: Tì thận dương hư, thấp có tì dương, bệnh lâu ngày khí hư gây ứ đọng. Cách trị: Ôn bổ thận dương, kiện tì hóa thấp, dưỡng huyết hoạt huyết hóa ứ. Đơn thuốc: Chân vũ thang, Phòng kỉ phục linh thang gia giảm. Công thức: Hoàng kỳ 6g, Phụ tử 5g, (cho trước), Phòng kỉ 9g, Quế chi 5g, Phục linh 15g, Dâm dương hoắc 15g, Đan sâm 30g, Đảng sâm 15g, Đương quy 15g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Hiệu quả lâm sàng: Dương XX, nam, 55 tuổi, nông dân. Tới khám ngày 12-1977. Bệnh nhân kể: 5 nǎm trước bị phù thũng, đi tiểu nhiều lần, đau lưng, nằm viện điều trị đã đỡ rồi ra viện, lúc đó đã hết phù. Vài nǎm sau thường thấy lưng đau cǎng, đứng nhiều thì đau nặng thêm. Tiểu tiện nước giải trong lúc đầu thì ít khi đi nhiều, sau thường xuyên đi nhiều. Nhiều lần đến bệnh viện xét nghiệm nước tiểu, albumin từ (++) đến (+++). Mấy nǎm nay dùng nhiều loại thuốc tây y, đông y, song ngày càng suy nhược, lưng đau, sợ lạnh, sức yếu, chân tay nặng nề. Khi tới khám bệnh nhan sắc mặt tái, dinh dưỡng kém, lưỡi trắng nhạt, rêu trắng trơn, mạch trầm, tế, huyền. Huyết áp 160/3 mmHg. albumin niệu (+++), có ít hồng cầu. Chứng này là tì thận dương hư, thấp khốn tì dương, bệnh lâu ngày khí hư ứ động. Trị nó phải ôn bổ thận dương, kiện tì hóa thấp, dưỡng huyết hoạt huyết hóa ứ. Cho dùng Chân vũ thang, Phòng kỉ phục linh thang gia giảm, uống 3 thang. Khám lại: albumin niệu hết, giảm đau lưng, đi tiểu bình thường. Cho uống 3 thang nữa để củng cố. Sau đó nhiều lần xét nghiệm nước tiểu đều không thấy albumin niệu. Bệnh nhân cứ cách vài ngày cho đến nửa tháng lại uống 1 lần. Theo dõi 3 nǎm tiểu tiện luôn bình thường, tinh thần ngày một tốt, có thể tham gia lao động bình thường. Bàn luận: Trường hợp bệnh nhân viêm thận mạn tính này biểu hiện ra thể chất ngày một suy, albumin niệu suốt 5 nǎm không giảm. Cho nên trong bài thuốc chủ yếu là để tráng thận dương, trọng dụng Hoàng kỳ để bổ khí mà tráng dương, trước sau bổ đồng thời dưỡng huyết hoạt huyết, phù chính ép hư thì ứ bị trừ. Dù bệnh lâu ngày nhưng vẫn có công hiệu nhanh chóng, thể chất phục hồi, albumin niệu mất, hiệu quả củng cố. Cimsi.org.vn Viêm tuyến tiền liệt mạn Biện chứng đông y: Tì thận khí hư, bàng quang không khí hóa được, thấp ẩn náu ở hạ tiêu. Cách trị: Cố tì thận, lợi bàng quang, hóa thấp trọc. Đơn thuốc: Gia vị bàng quang hóa trọc thang. Công thức: Bắc hoàng kỳ 18g, Đảng sâm 15g, Tang phiêu tiêu 9g, Đan sâm 12g, Nữ trinh tử 15g, Thổ ti tử 12g, Tiểu hồi 4.5g, Đại ô dược 9g, Trạch tả 12g, Xa tiền tử 9g, Lưỡng đầu tiêm 9g, Vương bất lưu hành (tiết lệ quả) 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Hiệu quả lâm sàng: Giao X, nam, 58 tuổi, cán bộ, sơ chẩn ngày 25-4-197. Từ tháng 10 nǎm 1974 bệnh nhân đã đi đái vặt, đái gấp, đái đau, có cảm giác cǎng đau, ngắt quãng ở bụng dưới, ở tầng sinh môn, ở thắt lưng cùng, ở háng, đôi lúc có rét run, sốt. Đã kiểm tra ở bệnh viện thấy hồng cầu trong nước tiểu (+) bạch cầu (+) trong dịch tuyến tiền liệt có ít bạch cầu, một ít tiểu thể lecithin, nuôi cấy có mọc Staphylococcus albus. Chẩn đoán là viêm tuyến tiền liệt mạn, dùng thuốc tây phối hợp với điện trị liệu 2 tháng, bệnh hơi giảm nhưng vẫn thường phát lại. Sau khi dùng 120 thang thuốc đông dược vẫn chưa thấy có hiệu quả rõ. Khi đến khám vẫn đái vặt mà tắc, có lúc xón, niệu đạo thì cảm giác đau buốt, hai bên bụng dưới đau chướng, tầng sinh môn khó chịu, nhiều lúc đầu váng nhức (có cao huyết áp) rìa lưỡi có hàn rǎng, rêu lưỡi trắng dày. Đây là chứng tì thận khi hư, phải trị bằng cách cố tì thận, lợi bàng quang, hóa thấp trọc. Cho "Gia vị bàng quang hóa trọc thang". Uống được 3 thang thì nước tiểu đỡ đục hơn, đái thông hơn, bụng dưới đỡ đau chướng. Tiếp tục uống 10 thang nữa, các chứng không ngừng cải thiện, bụng dưới và tầng sinh môn đỡ khó chịu nhiều, tiểu tiện thông lợi, đại tiện bình thường, tinh thần và ǎn uống đều tốt . Lại cứ theo bài trên uống mấy thang nữa để củng cố thêm hiệu quả. Bàn luận: Viêm tuyến tiền liệt mạn là một bệnh thường thấy ở người già. Một số người mắc bệnh lâu ngày lại dùng nhiều thuốc danh lợi đến nỗi gây tì thận khí hư, khí hóa của bàng quang không tiến hành được, đái vặt mà không thông, thấp nhiệt đọng lại, khí cơ không mở được, không thông ắt đau làm cho thắt lưng cùng, bụng dưới và tầng sinh môn đau đơn khó chịu. Ca này dùng "gia vị bàng quang hóa trọc thang", trong bài có Thỏ ti tử, Nữ trinh tử, Tang phiêu diêu để cố thận, Hoàng kỳ Đan sâm để bổ khí, Tiểu hồi hương, Đại ô dược để hành khí hóa thấp, Đan sâm, Lưỡng đầu tiêm, Vương bất lưu hành để hoạt huyết tán kết, Trạch tả, Xa tiền tử để lợi liệu thông lọc, các vị thuốc này cùng hợp lực, uống liên tục làm cho bệnh mau khỏi hơn. . Viêm thận mạn Biện chứng đông y: Tì thận dương hư, thấp có tì dương, bệnh lâu ngày khí hư gây ứ đọng. Cách trị: Ôn bổ thận dương, kiện tì hóa thấp, dưỡng. luận: Trường hợp bệnh nhân viêm thận mạn tính này biểu hiện ra thể chất ngày một suy, albumin niệu suốt 5 nǎm không giảm. Cho nên trong bài thuốc chủ yếu là để tráng thận dương, trọng dụng Hoàng. quả củng cố. Cimsi.org.vn Viêm tuyến tiền liệt mạn Biện chứng đông y: Tì thận khí hư, bàng quang không khí hóa được, thấp ẩn náu ở hạ tiêu. Cách trị: Cố tì thận, lợi bàng quang, hóa thấp

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN