1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

CHÂM TÊ (Kỳ 1) pot

5 235 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 128,22 KB

Nội dung

CHÂM TÊ (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG Châm tê là phương pháp dùng kim châm vào một số huyệt để nâng cao ngưỡng đau, giúp người bệnh có thể chịu đựng được cuộc mổ trong trạng thái tỉnh; cảm giác sờ, nóng, lạnh hầu như không thay đổi, chỉ có cảm giác đau giảm xuống rõ rệt; tình trạng vận động hầu như không bị ảnh hưởng. Phương pháp châm tê dựa trên nguyên lý châm có thể chống đau và điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể của châm cứu. Hiện nay, số ca mổ châm tê trên thế giới đã lên đến hàng trăm vạn, được tiến hành ở nhiều nước (Trung Quốc, Việt Nam, Pháp, Ý, Nhật, Mỹ, Ấn Độ, Xiri- Lanca, Miến Điện, Liên Xô ) thu được kết quả nhất định và được coi là một trong những phương pháp vô cảm. Nhưng cũng không phải không còn ý kiến bàn cãi, trong số đó có người cho cảm giác tê là do bệnh nhân bị ám thị. Dựa trên thực tiễn trong nước có thể khẳng định, nếu chọn đúng đối tượng, châm tê có thể phát huy được tác dụng của nó và có thể dùng trong nhiều loại phẫu thuật. II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHÂM TÊ Năm 1958, ở Trung Quốc có một số thầy thuốc đã mạnh dạn thử dùng kim kích thích vào huyệt để thay thế thuốc tê. Họ bắt đầu bằng những việc rất đơn giản như châm để giảm đau khi thay băng, giảm đau sau khi cắt amiđan. Sau một thời gian nghiên cứu, họ đã thành công trong việc dùng châm tê để cắt amiđan. Từ đó đến nay, các thầy thuốc Trung Quốc đã áp dụng thành công châm tê vào các loại mổ nhỏ, vừa và lớn vào khoảng 100 vạn ca ở các lứa tuổi khác nhau. Những công trình nghiên cứu về cơ chế tác dụng của châm tê cũng được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới về các mặt thần kinh, thần kinh - thể dịch và cũng đã đạt được nhiều kết quả. Những cơ sở đầu tiên mổ châm tê ở Việt Nam là Viện Chống lao Trung ương (1969) mổ cắt thùy phổi và cắt xẹp sườn; Viện Đông y (1970) mổ cắt 2/3 dạ dày; Bệnh viện Việt Đức (1972) mổ bướu cổ, tụ máu dưới màng cứng sọ não; Quân y Viện 9 (1972) mổ chấn thương. Nguyễn Tài Thu, Hoàng Bảo Châu là những người thầy thuốc Việt Nam đầu tiên thực hiện châm tê để mổ những bệnh ngoại khoa nói chung và phục vụ cho giải phẫu các vết thương chiến tranh. Sau đó phong trào nghiên cứu áp dụng châm tê được triển khai trong các bệnh viện quân đội, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện tỉnh và huyện. Song song với việc nghiên cứu áp dụng để phục vụ sức khỏe cán bộ, quân đội và nhân dân, các thầy thuốc nước ta còn tiến hành khảo sát châm tê trên các mặt nghiên cứu lâm sàng và khai thác khả năng châm tê trong các loại mổ chấn thương, thẩm mỹ, nhằm khắc phục hậu quả vết thương chiến tranh và áp dụng nó có sáng tạo, có sửa đổi cho phù hợp với một số loại mổ và với điều kiện cụ thể của mình. Khi áp dụng châm tê, nước nào cũng đang tìm cách khắc phục 3 tồn tại của châm tê (chưa hết đau hoàn toàn, cơ giãn chưa tốt, còn các phản ứng khi co kéo nội tạng) và cũng đã đạt một số kết quả. III. PHƯƠNG PHÁP CHÂM TÊ A. VẤN ĐỀ NGƯỜI BỆNH TRONG CHÂM TÊ ĐỂ MỔ 1. Chọn người bệnh, loại bệnh phải mổ: Nói chung nên chọn người bệnh bình tĩnh, khi châm thử dễ đắc khí và có khả năng làm theo lời khuyên của thầy thuốc ngay trong lúc mổ. Nên chọn loại bệnh mà thời gian mổ không quá dài ở mọi lứa tuổi, tốt nhất là thanh niên trở lên, cả nam lẫn nữ, có hay không có chống chỉ định gây mê bằng thuốc (như các bệnh nhân có chức năng hô hấp, chức năng gan, chức năng thận kém; dị ứng với thuốc, ). 2. Hướng dẫn, dặn dò người bệnh: Khi mổ châm tê nếu người bệnh càng bình tĩnh thì càng thuận lợi cho cuộc mổ. Hơn nữa họ còn phải làm theo hướng dẫn của thầy thuốc, chủ động giữ gìn cho hơi thở ít bị rối loạn. Do đó, cần phải hướng dẫn để người bệnh yên tâm, bình tĩnh phối hợp tốt với kíp mổ. 3. Bảo vệ người bệnh: Công việc này giúp sự phối hợp giữa thầy thuốc và người bệnh tốt nhất. Cụ thể là giữ vững tinh thần, động viên người bệnh bằng những kỹ thuật chuyên môn của mình, giảm bớt sự đau đớn, kịp thời điều hòa chức năng sinh lý của người bệnh đã bị cuộc mổ làm ảnh hưởng. Châm tê chưa làm hết đau hoàn toàn: có người bệnh, có thì mổ còn khó chịu nên có những phản ứng như co cứng, thở hổn hển, tim đập nhanh, huyết áp tăng Do còn tỉnh nên trạng thái tinh thần của họ ảnh hưởng rất lớn đến sự đáp ứng sinh lý của cơ thể đối với tác dụng của châm cũng như đối với kích thích của cuộc mổ. Khi căng thẳng quá, cảm giác về đau lập tức nhạy bén, có thể cảm thấy đau trước khi bị đau, ngưỡng đau đồng thời trở nên rất thấp, trên cơ sở đó mọi thao tác của ngoại khoa đều có thể gây đau cho nên phải phòng trước và phải giữ cho sự hiệp đồng giữa thầy thuốc và người bệnh được hài hòa. . CHÂM TÊ (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG Châm tê là phương pháp dùng kim châm vào một số huyệt để nâng cao ngưỡng đau, giúp người bệnh. không bị ảnh hưởng. Phương pháp châm tê dựa trên nguyên lý châm có thể chống đau và điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể của châm cứu. Hiện nay, số ca mổ châm tê trên thế giới đã lên đến hàng. quả. III. PHƯƠNG PHÁP CHÂM TÊ A. VẤN ĐỀ NGƯỜI BỆNH TRONG CHÂM TÊ ĐỂ MỔ 1. Chọn người bệnh, loại bệnh phải mổ: Nói chung nên chọn người bệnh bình tĩnh, khi châm thử dễ đắc khí và có

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w