Sóng thần

2 150 0
Sóng thần

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÓNG THẦN Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Nhật Bản có nghĩa là sóng tại cảng biển và được giới chuyên môn chung dùng từ năm 1963 chỉ những đợt sóng biển cao chừng 10m trở lên, bất ngờ ập vào bờ biển, có sức tàn phá thảm khốc đối với sinh mạng và tài sản con người. Nguyên nhân hình thành các con sóng to như vậy thì có nhiều nhưng chủ yếu chúng sinh ra do các hoạt động địa chấn mạnh ngầm dưới biển. Người ta đã tính được rằng phải với cấp 7 độ Rich te trở lên mới có khả năng hình thành những con sóng to như vây. Tuy nhiên, không phải mọi trận động đất lớn trên 7 độ Rich te đều kéo theo sóng thần. Sóng thần được sinh ra trong những điều kiện đặc biệt về địa chất, địa mạo vùng biển và bờ biển trên đường đi của nó. Bằng cách nào động đất và núi lửa lại sinh ra sóng thần? Trên lục địa động đất, núi lửa gây nên đổ vỡ, làm bắn các khối vật chất rắn lên không trung nhưng khi ở dưới đáy đại dương, nguồn năng lượng đó nhập vào khối nước khổng lồ đè bên trên tạo ra những xao động dạng sóng. Các con sóng này khi ở ngoài khơi xa rất khó nhận biết được vì các chấn động trên chỉ làm mặt biển rộng lớn nổi gồ lên chừng 1m, Độ dốc của sóng cũng rất nhỏ, nên bước sóng dài đến hàng ngàn kilômét. Mang trong mình khối năng lượng khổng lồ, các con sang này băng qua đại dương với tốc độ hàng ngàn km/h mà không bị tiêu hao mất mấy năng lượng. Khi đổ bộ lên các bờ biển nông thoải nguồn năng lượng khổng lồ đó khiến lớp nước mỏng ven bờ chồm lên dưới dạng những con sóng vĩ đại. Vì động đất không là những chấn động đơn lẻ nên sóng thần cũng vậy. Chúng thường đi thành chuỗi dài liên tiếp hàng chục con sóng cách nhau từ 20 phút đến vài giờ. Như đã nêu ở trên, nếu tràn vào các khu bờ biển sâu cạnh các vách núi hay fior, năng lượng của sóng thần chỉ có thể đẩy được khối nước dày đó dâng lên cao chừng vài chục xăngtimét đến vài mét, nhưng với các bờ biển nông nó có thể dâng cao hàng chục mét, kèm theo nước xoáy, nhấc bổng cả những tảng đá lớn, lật đổ các công trình ven bờ, tràn sâu hàng trăm mét vào lục địa. Hình 20. Mô hình sóng thần Trong vài ngàn năm qua trên Trái Đất đã xảy ra chừng vài trăm đợt sóng thần với sức tàn phá khủng khiếp như các trận sóng thần năm 1724 ở Pêru, năm 1746 ở Bồ Đào Nha, năm 1868 và năm 1960 ở Chilê. Cơn sóng thần và kinh hoàng gần đây nhất xảy ra do trận động đất 8,9 độ Ríchte ở Inđônêxia ngày 26 tháng 12 năm 2004. Bảng 1. Các trận sóng thần lớn trong lịch sử Thời gian Độ cao (m) Địa điểm Nguyên nhân 9/7/ 1586 24 Pêru Động đất 24/11/ 1604 16 Pêru Động đất 28/10/ 1746 24 Lima, Pêru Động đất 15/6/ 1896 38 Sanriku, Nhật Bản Trượt đất 10/9/ 1899 60 Vịnh Alaska Động đất, trượt đất 22/5/ 1960 25 Chilê Động đất, trượt đất 28/3/ 1964 70 Vịnh Alaska Động đất 3/6/ 1994 60 Inđônêxia Động đất 17/7/ 1998 15 Papua Niu Ghinê Động đất Theo tính toán của các nhà địa chấn học, với cấp 12 độ Rích te động đất có thể lầm Trái Đất vỡ ra làm đôi thì trận động đất tháng 12 năm 2004 vừa qua đã khiến trục Trái Đất thay đổi độ nghiêng và nhiều quốc gia có thể phải vẽ lại bản đồ vùng ven biển. Quốc đảo Manđivơ đã bị xê dịch đi chừng 20m so với trước đây. Sóng thần tràn vào bờ biển ở thời điểm nào phụ thuộc vào khoảng cách từ nơi đó đến tâm chấn. Trong đợt sóng thần diễn ra trong ngày 26 tháng 12 năm 2004 vừa qua, Inđônêxia hứng chịu hậu quả trước tiên sau đó đến Thái Lan, Ấn Độ, Manđivơ và hai ngày sau các nước Đông Phi là Xômali, Kênia, Tandania ở bờ bên kia của Ấn Độ Dương cũng bị sóng thần tràn đến. Thiệt hại về người của toàn bộ các quốc gia trên là 310.000. Thiệt hại do cơn sóng thần vừa qua chắc hẳn sẽ giảm đi rất nhiều nếu như ở Ấn Độ Dương cũng có hệ thống cảnh báo sóng thần như ở Thái Bình Dương. Xét đến thiệt hại lớn không đáng có vừa qua, UNESCO và nhiều tổ chức Quốc tế khác đã lên tiếng đề đạt xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần trên toàn cầu. Mới đây nhất, một vài hệ thống cảnh báo sóng thần đầu tiên trên Ấn Độ Dương đã được khởi công xây dựng. . vào lục địa. Hình 20. Mô hình sóng thần Trong vài ngàn năm qua trên Trái Đất đã xảy ra chừng vài trăm đợt sóng thần với sức tàn phá khủng khiếp như các trận sóng thần năm 1724 ở Pêru, năm 1746. lên mới có khả năng hình thành những con sóng to như vây. Tuy nhiên, không phải mọi trận động đất lớn trên 7 độ Rich te đều kéo theo sóng thần. Sóng thần được sinh ra trong những điều kiện. động dạng sóng. Các con sóng này khi ở ngoài khơi xa rất khó nhận biết được vì các chấn động trên chỉ làm mặt biển rộng lớn nổi gồ lên chừng 1m, Độ dốc của sóng cũng rất nhỏ, nên bước sóng dài

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan