1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phải chăng lạm phát là một hiện tượng tiền tệ pps

11 542 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 171,68 KB

Nội dung

Phải chăng lạm phát là một hiện tượng tiền tệ ??? Lạm phát nói chung có thể được hiểu là việc giá cả các hàng hóa tăng lên so với mức hiện tại. Cần phải hiểu việc tăng giá ở đây là tăng nói chung, chứ không phải tăng giá một hàng hóa cá biệt. Nếu giá xăng dầu, hay giá gạo tăng một cách đơn lẻ thì không có nghĩa là do lạm phát, mà đơn giản có thể chỉ là một bất cân đối tạm thời giữa cung và cầu trong ngắn hạn. Lạm phát chỉ được coi là tồn tại khi có sự tăng giá của nhiều mặt hàng cùng lúc, đẩy mặt bằng giá lên một nấc mới. Trên thực tế, lạm phát được tính trên việc so sánh chỉ số giá tiêu dùng (Consumption Price Index – CPI) xây dựng trên một rổ hàng hóa cố định cho trước. Lạm phát nói cách khác là sự tăng chỉ số giá CPI, khi ta giữ nguyên tỷ trọng và số lượng các hàng hóa cấu thành. Nhìn từ mặt này, lạm phát hoàn toàn chỉ là vấn đề thước đo bị biến dạng. Nếu trước đây cần 1 triệu đồng để mua một rổ hàng hóa thiết yếu, bây giờ cần 2 triệu, thì có nghĩa là thước đo đã bị co lại một nửa. Mỗi đồng Việt Nam thật ra đã bị mất giá 50% dẫn đến việc phải cần lượng tiền gấp đôi để mua cùng một lượng hàng hóa. Irving Fisher, cha đẻ của học thuyết khối lượng tiền tệ, đã mô tả hiện tượng này qua phương trình sau: M.V = P.Q Trong đó, M là khối lượng tiền tệ trong lưu thông V là tốc độ (vận tốc) lưu thông của tiền P là chỉ số giá Q là khối lượng hàng hóa lưu thông trong nền kinh tế Phương trình này có thể được diễn giải như sau: Giá trị của tổng số lượng hàng hóa trong một nền kinh tế (tính bằng cách nhân số lượng mỗi hàng hóa với giá của chúng) tương đương với tổng số tiền cần thiết để vận hành nền kinh tế ấy (tính bằng khối lượng tiền tệ nhân với tốc độ lưu thông). Điều này có nghĩa nếu tốc độ lưu thông của tiền lớn, thì sẽ cần một khối lượng tiền thấp đưa vào lưu thông. Và ngược lại, nếu nền kinh tế thiếu năng động, tiền lưu thông chậm thì cần phải tăng khối lượng tiền để đảm bảo cân đối kinh tế. Nếu không như thế các hiện tượng lạm phát hoặc giảm phát sẽ diễn ra. Cũng theo phương trình, lạm phát là nguyên nhân của việc có thừa tiền trong lưu thông: tích số M.V lớn hơn mức cần thiết. Kết quả là với số lượng hàng hóa không đổi (Q cố định), giá (P) sẽ phải tăng một cách tất yếu. Milton Friedman đưa ra một ví dụ rất dễ hiểu. Hãy tưởng tượng một hòn đảo cô lập nơi các hoạt động kinh tế chỉ diễn ra giữa một cộng đồng người rất nhỏ, không có sự can thiệp của công nghệ trong hoạt động sản xuất. Khối lượng hàng hóa mà cộng đồng này làm ra do đó là không đổi. Cộng đồng sử dụng đồng đôla Mỹ (USD) làm công cụ trao đổi. Bây giờ hãy tưởng tượng một chiếc trực thằng bay từ nơi khác đến, và thả xuống hòn đảo đó một khối lượng đô la tương đương với tổng số đôla mà người dân trên đảo sở hữu. Giả sử rằng trên đảo đã có 1 triệu đôla tiền giấy, chiếc trực thăng đem tới một triệu đôla nữa; vậy là người dân sẽ có 2 triệu đôla. Thế nhưng liệu có phải vì thế mà họ sẽ giàu lên gấp hai lần hay không ? Câu trả lời là không. Người dân sẽ có nhiều tiền hơn nhưng khối lượng hàng hóa họ sản xuất và tiêu thụ là không thay đổi và vận tốc lưu thông của đồng tiền cũng cố định. Kết quả là người dân có nhiều tiền hơn trên bình diện số học nhưng họ chẳng giàu có hơn chút nào. Khối lượng tiền dư thừa sẽ bị hấp thu hết do tăng giá. Trước đây uống một cốc cà phê hết 2 đôla, giờ có 4 đôla nhưng giá cà phê cũng tăng từ 2 đến 4, vậy là chẳng được thêm chút lợi ích nào. Friedman kết luận lạm phát mọi nơi và mọi lúc chỉ là một hiện tượng tiền tệ: «Inflation is always and everywhere a monetary phenomenon». Nó diễn ra khi chính phủ không quản lý được khối lượng tiền, dẫn đến việc MV bị dư thừa, và phần dư thừa này sẽ bị đẩy vào giá. Nhưng liệu lạm phát luôn luôn chỉ là một hiện tượng tiền tệ? Nhìn chung, các nhà kinh tế đều cho rằng lạm phát chỉ có tác dụng tích cực khi xuất hiện ở mức thấp, và nằm trong vòng kiểm soát. Lạm phát ở mức 2 con số khó lòng có thể được coi là dấu hiệu tốt cho một nền kinh tế. Hậu quả nặng nề nhất của lạm phát là ở việc nó làm xói mòn giá trị. Khi có cung tiền thừa mứa, như trong ví dụ chiếc trực thăng thả tiền xuống hòn đảo ở trên, lạm phát không đến ngay lập tức mà cần một thời gian để nền kinh tế hấp thụ số dư đó. Vào thời điểm ban đầu, việc có dư cung tiền tạo ra một cảm giác về sự giàu có. Một số người sẽ nhận ra rằng họ giàu hơn (một cách tương đối) so với những người khác vì nhặt được nhiều tiền hơn. Ảo giác này vẫn tồn tại sau khi nền kinh tế có điều chỉnh bằng giá. Kết quả là người ta sẽ thèm khát đi tìm tiền, thay vì quan tâm đến sự giàu có đích thực, chỉ đến từ việc sản xuất và tiêu dùng. Nói như Friedman, lạm phát đối với một quốc gia giống như một thứ thuốc làm người nghiện có cảm giác đê mê. Mỗi khi hết thuốc, anh ta lại tìm mọi cách để có nó trở lại. Trong khi đó cơ thể anh ta suy sụp một cách nghiêm trọng vì không được chăm sóc đúng đắn. Khi chính phủ bơm tiền vào nền kinh tế (để phục vụ cho việc thâm hụt ngân sách chẳng hạn), người dân sẽ có cảm giác hạnh phúc vì mình kiếm được nhiều tiền hơn. Các chỉ số kinh tế như GDP, GDP/đầu người, tiêu dùng, đầu tư sản xuất…vv…sẽ đi lên. Cuộc sống dường như sẽ sáng lạn hơn và toàn màu hồng. Tuy nhiên, căn bệnh lạm phát sẽ ập đến 2, 3 năm sau đó và hủy diệt viễn cảnh tươi sáng này. Ngoài việc giá cả sẽ tăng một cách ngẫu nhiên, các nhà sản xuất sẽ còn tiếp tục tăng giá bởi vì họ thèm tiền, và bởi vì họ thấy rằng tăng giá vẫn tiếp tục bán được hàng mà lại có lợi. Điều này hoàn toàn là tất yếu, vì cơ cấu tiêu dùng của quốc gia không thể thay đổi trong ngắn hạn. Chưa kể đến một số sản phẩm là thiết yếu với cuộc sống, không phải vì giá tăng mà chúng ta có thể nhịn không tiêu dùng. Những người mà thu nhập chính là tiền lương sẽ nghèo đi một cách nhanh chóng. Tiền lương luôn bị điều chỉnh rất chậm chạp so với giá cả. Trong khi đó, lạm phát sẽ tiếp tục vòng xoáy không có điểm dừng. Cơn khát tiền sẽ làm cho người ta lao vào kiếm tiền nhiều hơn nữa, thay vì lao động đích thực. Lao động chân chính sẽ bị quên lãng, bởi vì nó chỉ được trả bằng lương, mà như đã nói lạm phát biến tiền lương thành một thứ thu nhập mong manh. Có một rủi ro lớn hơn nữa khi chính phủ muốn quản lý khối lượng tiền tệ MV nhưng lại không có đủ năng lực và các chế tài cần thiết để quản lý các tác nhân kinh tế tham gia vào nguồn cung tiền. Đó chính là nguy cơ mất quyền sở hữu tài nguyên, đất đai, sở hữu công cụ sản xuất Ngày hôm nay các tổ chức tư bản tài chính có thể hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Việc không quản lý chặt chẽ các tác nhân này sẽ dẫn đến việc họ thao túng khối lượng tiền bằng các hoạt động đầu cơ, và góp phần gây ra lạm phát. «Bầy thú điện tử sừng mềm» bơm tiền vào nền kinh tế, và gây ra ảo giác của sự giàu có. Trong khi người dân mải mê đi kiếm tiền, họ lần lượt mua lại tài nguyên, đất đai, nhà xưởng và trở thành chủ sở hữu các công cụ sản xuất, nguồn gốc đích thực của sự thịnh vượng. Sau khi đã chính thức trở thành các ông chủ, họ sẽ nhả miếng mồi, để cho đồng tiền quốc gia trượt giá một cách không thương tiếc. Người dân sẽ được sở hữu một lượng lớn tiền nhưng không [...]...còn giá trị Đó chỉ còn là những tờ giấy có in những con số khổng lồ.(st) . Phải chăng lạm phát là một hiện tượng tiền tệ ??? Lạm phát nói chung có thể được hiểu là việc giá cả các hàng hóa tăng lên so với mức hiện tại. Cần phải hiểu việc tăng giá ở đây là tăng. liệu lạm phát luôn luôn chỉ là một hiện tượng tiền tệ? Nhìn chung, các nhà kinh tế đều cho rằng lạm phát chỉ có tác dụng tích cực khi xuất hiện ở mức thấp, và nằm trong vòng kiểm soát. Lạm phát. thế các hiện tượng lạm phát hoặc giảm phát sẽ diễn ra. Cũng theo phương trình, lạm phát là nguyên nhân của việc có thừa tiền trong lưu thông: tích số M.V lớn hơn mức cần thiết. Kết quả là với

Ngày đăng: 06/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w