Chữa ho do cảm lạnh Ho là một phản xạ tự vệ của cơ thể trước những tác nhân kích thích tại đường hô hấp. Không khí lạnh, gió là những kích thích thường gặp gây ho, đặc biệt khi sức đề kháng bị suy giảm. Mùa đông, thời tiết lạnh kéo dài và do tác động liên tiếp của các đợt không khí lạnh tăng cường đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh về đường hô hấp tăng cao: Viêm phổi, viêm phế quản và thông thường hơn cả là các chứng ho do dị ứng thời tiết (ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh, ho gió ). Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích thích hoặc sức đề kháng suy giảm càng dễ bị mắc các chứng ho nói trên. Đặc điểm của các chứng ho này thường là ho khan hoặc ho có đờm nhẹ, ho tái diễn nhiều lần, dai dẳng, lâu ngày không khỏi. Việc chú ý giữ ấm (đặc biệt vùng hầu họng và mũi) kết hợp sử dụng một loại thuốc ho phù hợp để điều trị kịp thời là hết sức cần thiết. Theo Đông y, ho do cảm lạnh là ho do phế hàn, thuộc chứng hàn, đàm hàn, triệu chứng chính thường gặp là do ho nhiều đờm, đờm loãng, có màu trắng dễ khạc, ít đặc dính. Khi ho mặt bệnh nhân thường hơi nề, sợ gió, rêu lưỡi trắng, trơn, vã mồ hôi, ngực đau, đầy trướng, người mệt mỏi, chân tay lạnh. Bệnh do nội thương thường gặp ở người già yếu dương khí suy kém, hoặc tỳ vị dương hư không vận hóa được thủy thấp ứ lại thành đàm, hàn đàm ứ hàn ở phế gây ho, thường ho nhiều ban đêm, ban ngày nhẹ hơn, trời ấm thì đỡ, trời lạnh lại phát. Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc thường dùng: - Chữa chứng ho lạnh có đờm: Hạnh nhân 9g, la bạc tử 12g, bách bộ 9g, bạch giới tử 12g, cát cánh 9g, tử uyển 9g, khoản đông hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 5-7 ngày. - Trường hợp đờm loãng: Cát cánh 6g, hạnh nhân 9g, lá tía tô 9g, bạc hà 3g. Khoản đông hoa. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày, uống 2-3 ngày liền. - Trường hợp người già, hư yếu gặp lạnh mà ho: Bách hợp, khoản đông hoa mỗi vị 9g, tán bột, luyện mật hoàn thành viên bằng quả nhãn, uống 2 viên một lần ngày 2 lần sau ăn với nước sinh khương (gừng tươi). - Trường hợp ho do hư hàn, nhiều đờm dãi, khí lạnh, ngực đau, khó chịu, sườn trướng: Bán hạ 8g, quế tâm 8g, cam thảo 8g, nhân sâm 20g, thược dược 20g, tế tân 20g, toàn phúc hoa 20g, trần bì 20g, cát cánh 20g, xích phục linh 12g, tán thành bột, mỗi lần dùng 12g với nước sắc của 1 lát sinh khương (gừng tươi), uống ấm 2-3 lần trong ngày. Uống liên tục trong 5 ngày. - Trường hợp ho nhiều đờm do nhiễm lạnh: Hành 6 củ, củ cải trắng 1 củ (gọt vỏ rửa sạch), gừng tươi 15g. Nấu củ cải với 750ml nước đến khi chín mềm thì cho hành và gừng vào nấu tiếp. Sắc còn 250ml. Uống và ăn luôn bã, một lần trước bữa ăn, ăn liên tục 3-5 ngày. Bác sĩ Trần Văn Thuấn . là các chứng ho do dị ứng thời tiết (ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh, ho gió ). Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích thích ho c sức đề kháng suy giảm càng dễ bị mắc các chứng ho nói trên thiết. Theo Đông y, ho do cảm lạnh là ho do phế hàn, thuộc chứng hàn, đàm hàn, triệu chứng chính thường gặp là do ho nhiều đờm, đờm loãng, có màu trắng dễ khạc, ít đặc dính. Khi ho mặt bệnh nhân. Chữa ho do cảm lạnh Ho là một phản xạ tự vệ của cơ thể trước những tác nhân kích thích tại đường hô hấp. Không khí lạnh, gió là những kích thích thường gặp gây ho, đặc biệt khi