Cứuchữangườibịcảmlạnh
Đã hơn một tháng nay, nhiều ngày liên tiếp nhiệt độ ngoài trời xuống
dưới 10oC. Rét đậm, rét hại kéo dài khiến mùa màng, cây trồng bị hư hại
nặng, trâu bò ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị chết cóng, học sinh nhiều nơi
phải nghỉ học, sức khỏe người già và trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Rét làm cho cơ thể bị mất nhiệt. Để giữ thân nhiệt ổn định, cơ thể phải tăng
cường quá trình tạo nhiệt, tăng cường quá trình trao đổi chất (chuyển hóa cơ bản
có thể tăng tới 50 - 100% khi trời lạnh vừa phải, 160 - 180% khi trời quá lạnh);
đồng thời phải hạn chế sự tỏa nhiệt bằng cách co các mạch máu ở ngoại vi và tăng
chuyển máu vào nội tạng. Do vậy, khi rét quá sẽ thấy run lập cập, nổi da gà hay
sởn gai ốc. Nếu bị rét kéo dài, cơ thể bị mất nhiều nhiệt, các ngón tay, ngón chân
tê cóng, cử động khó khăn, dinh dưỡng của các mô trong sâu cũng bị ảnh hưởng,
nhiều chức phận của cơ thể bị rối loạn, sức đề kháng với bệnh tật bị giảm sút. Trẻ
nhỏ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, và các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm (như sởi, ho gà, thủy đậu, bạch hầu, viêm màng não ). Các
bệnh loét dạ dày - tá tràng, hen suyễn, thấp khớp, lao phổi thường vượng lên.
Người có bệnh tăng huyết áp dễ bị tai biến mạch máu não. Phụ nữ có thai dễ bị sản
giật. Khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 15oC, độ ẩm không khí tăng trên 90%, cơ
thể rất dễ bịcảm lạnh. Nông dân trên đồng nước, công nhân làm đường, đang thi
công trên công trường thủy điện hay đi lâu ở ngoài trời lạnh, gió lộng rất dễ bị
cảm lạnh. Khi thấy người khó ở, mệt mỏi, nhức đầu, đau cổ, đau mình mẩy, ớn
lạnh, rùng mình, nghẹt mũi, ho cần nhanh chóng cho nạn nhân vào nơi kín gió,
cởi bỏ quần áo ướt, thay quần áo khô, đắp chăn ấm hoặc sưởi ấm; cho uống nước
gừng nóng hoặc nước chè nóng và tìm cách giải cảm ngay.
Có thể áp dụng một số cách giải cảm đơn giản, dễ kiếm mà hiệu quả như bà
con ta vẫn làm như:
Ăn cháo giải cảm: Lấy 20g hành tăm (để cả rễ) rửa sạch, thái nhỏ; 10g
gừng tươi cạo vỏ, giã nhỏ; và nửa lạng gạo nếp. Sau khi nấu nhừ cháo, đổ cả gừng
và hành vào nồi cháo, khuấy đều, cho muối vừa đủ; ăn khi cháo đang nóng. Ăn
xong, trùm chăn cho ra mồ hôi. Khi mồ hôi đã ra đều khắp người thì bỏ chăn ra,
lau khô người, thay quần áo; nằm nghỉ. Phòng nghỉ cần thoáng, ấm, không có gió.
Xông: Lấy lá chanh, lá bưởi, lá hương nhu, lá sả (hoặc củ sả), lá cúc tần, lá
tre, cỏ màn trầu mỗi thứ một nắm; nếu có đau mình mẩy, cho thêm nắm lá duối.
Tất cả bỏ vào nồi, đổ ngập nước, bịt miệng nồi bằng lá chuối, đậy vung, đun sôi;
rồi đặt nồi nước xông lên giường.
Người bệnh ngồi trên giường, cởi trần, mặt quay về phía nồi nước xông,
trùm chăn kín, tự mở nắp vung, lấy đũa dài chọc thủng lớp lá chuối bịt miệng nồi,
khuấy đều nước để hơi nước phả vào ngực, vào đầu, mặt, cổ; hít thở sâu và chậm
rãi cho mồ hôi ra đều khắp người. Xông xong, lau khô mồ hôi, thay quần áo; uống
nửa bát nước xông; nằm nghỉ ở phòng thoáng, ấm, tránh gió lùa.
Ngày xông 1 lần. Hôm sau nếu còn sốt, có thể xông thêm một lần nữa.
Lưu ý:
- Chỉ xông cảm cho người lớn hoặc trẻ lớn; và phải để phòng bị bỏng vì có
thể làm đổ nước trong khi xông.
- Không xông khi đã ra mồ hôi (đề phòng “ngộ hãn”); không xông khi thấy
sốt tăng lên về chiều và tối, người mệt mỏi, ly
bì.
Có thể xông mũi bằng dầu cao Sao Vàng hoặc dầu gió: Lấy một cốc nước
sôi, cho vào một tí dầu cao Sao Vàng hoặc 1-2 giọt dầu gió. Để mũi trên miệng
cốc, thở hít vào sâu, chậm rãi.
Lưu ý: không để hơi thuốc xông vào mắt.
Có thể đánh gió bằng dầu cao Sao Vàng: Bôi dầu cao dọc sống lưng từ gáy
đến thắt lưng. Dùng nắp hộp (phần có gờ tròn) cạo nhẹ hai bên cột sống từ gáy
xuống đến mông cho đến khi da dọc cột sống ửng đỏ, da vùng vai hai bên mềm
mại như khi bình thường là được.
. Cứu chữa người bị cảm lạnh
Đã hơn một tháng nay, nhiều ngày liên tiếp nhiệt độ ngoài. dễ bị cảm lạnh. Nông dân trên đồng nước, công nhân làm đường, đang thi
công trên công trường thủy điện hay đi lâu ở ngoài trời lạnh, gió lộng rất dễ bị