Quả ngân hạnh chữa ho hen, đái són Ngân hạnh còn gọi là bạch qủa - do vỏ qủa của nó màu trắng nõn. Cây ngân hạnh từ lúc trồng đến khi cho qủa phải mất 20 - 40 năm nên được người ta gọi là "cây cụ già", "cây ông cháu" vì đời ông trồng cây, đời cháu ăn qủa. Ngân hạnh giàu chất dinh dưỡng, có thể mang xào, làm mứt và các chế phẩm khác. Qủa, hạt nhân, lá cây đều là những vị thuốc qúy. Cây ngân hạnh cao to, hùng vĩ oai phong, lá xanh rờn hình rẻ quạt. Cây có tuổi thọ rất cao, có thể sống tới trên 1000 năm, thường thấy ở các chùa miếu cổ nên được tôn vinh là "Cây thánh". Mùa hè lá cây xanh tốt un tùm, xòe bóng râm mát. Đến mùa thu, qủa màu vàng kim sai chi chít, tạo nên cảnh sắc riêng của mùa thu. Bóc đi lớp vỏ ngoài còn lại hạt được gọi là "ngân hạnh". Trong "Bản thảo cương mục", Lý Thời Trân triều đại nhà Minh từng viết: "Ngân hạnh, ăn chín ấm phổi ích khí, trị ho hen, bớt đi đái nhiều, chữa bạch đới, ăn sống hạ đớm, tiêu độc sát trùng ". Trong điều trị lâm sàng của Đông y, ngân hạnh thường được dùng điều trị hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, lao phổi, đái dắt, di tinh, bạch đới v.v. Y học hiện đại qua phân tích đã chứng minh rằng: ngân hạnh chứa nhiều prôtêin, lipit, gluxit, vi lượng sắt, kali, phốt pho, canxi, axít hữu cơ ngân hạnh, chất men ngân hạnh Có tác dụng co bàng quang, ngân hạnh sao chữa đái dắt; chất axít hữu cơ ngân hạnh có tác dụng sát trùng mạnh, diệt trực khuẩn lao, nhiễm trùng ngoài da nên chữa được lao phổi, bệnh ngoài da. Lá ngân hạnh vị đắng, ngọt chát, tính bình. Qua thực nghiệm và lâm sang đã chứng minh có tác dụng làm giảm lượng cholesteron trong máu, nở dãn động mạch vành, có công hiệu nhất định điều trị bệnh tim mạch, cao huyết áp. Lá ngân hạnh còn có tác dụng sát trùng, kẹp lá trong sách vừa dùng đánh dấu, vừa phòng mối mọt. Trong ngân hạnh có một loại chất kiềm mang độc tố, trong đó phôi hạt màu xanh mang hàm lượng cao nhất. Vì vậy, trước khi ăn ngân hạnh, nhất định phải loại bỏ nhân phôi đó đi, đặc biệt trẻ nhỏ không nên dùng nhiều. Một số bài thuốc dùng ngân hạnh: Đái són: Ngân hạnh sao, mỗi tuổi 1 hạt, nhiều nhất không qúa 7 hạt, bỏ vỏ cứng, giã nát. Mỗi sáng sớm hàng ngày uống với nước sữa đậu nành pha đường. Uống liên tục sẽ có tác dụng. Đại tiện ra máu: Ngân hạnh 15 gam đập vỡ, địa du 15 gam, cây dành dành 6 gam, sắc uống vào hai buổi sáng - chiều hàng ngày. Bạch đới qúa nhiều: Nhân ngân hạnh sao 10 hạt, hạt bí đao 30 gam, sắc uống ngày 2 lần (sáng, chiều). Ho hen nhiều đờm: Ngân hạnh 9 gam đập vỡ, ma hoàng 6 gam, cam thảo 3 gam, đông hoa 9 gam, sắc uống. Di tinh: Ngân hạnh 6 gam đập vỡ, phúc bồn tử 6 gam, khiếm thực 15 gam, bao trứng bọ ngựa 6 gam, khiếm thực 15 gam, sắc uống. Váng đầu chóng mặt: Ngân hạnh 3 hạt, cùi nhãn 8 qủa, thiêm ma 3 gam, ăn vào lúc đói buổi sáng. Đầu mặt lở ngứa: Ngân hạnh sống vừa đủ dùng, giã nát bôi. . Quả ngân hạnh chữa ho hen, đái són Ngân hạnh còn gọi là bạch qủa - do vỏ qủa của nó màu trắng nõn. Cây ngân hạnh từ lúc trồng đến khi cho qủa phải mất 20 - 40 năm. gluxit, vi lượng sắt, kali, phốt pho, canxi, axít hữu cơ ngân hạnh, chất men ngân hạnh Có tác dụng co bàng quang, ngân hạnh sao chữa đái dắt; chất axít hữu cơ ngân hạnh có tác dụng sát trùng mạnh,. là " ;ngân hạnh& quot;. Trong "Bản thảo cương mục", Lý Thời Trân triều đại nhà Minh từng viết: " ;Ngân hạnh, ăn chín ấm phổi ích khí, trị ho hen, bớt đi đái nhiều, chữa bạch