“Nhập gia tuỳ tục”, một nguyên tắc không thể thiếu trong marketing! Khi bạn muốn hợp tác hay muốn xâm nhập vào thị trường của một nước khác thì việc tìm hiểu phong tục tập quán của nước đó là một việc quan trọng, nó quyết định phần lớn sự thành công của bạn. Đừng bao giờ mạo hiểm mong đợi sự thành công quá sớm ở một nước mà bạn không hiểu gì về phong tục của người dân sở tại. Mỗi nền văn hoá có một bản sắc cũng như những quy định riêng mà chúng ta, những người nước ngoài, phải hiểu biết để hoà nhập với nhau. Chất cafêin bị hạn chế ở các nước Trung Đông. Ba tách trà hoặc càfê thường được xem như một “hạn chế lịch sự” ở các văn phòng cũng như trong các buổi gặp mặt, thăm hỏi xã giao. Nhưng nếu chủ nhà vẫn muốn tiếp tục duy trì buổi gặp mặt, bạn có thể dùng thêm một tách nhưng phải nhấp từng chút để không phải uống thêm một tách nữa khi buổi gặp mặt chưa kết thúc. Nếu bạn không muốn dùng thêm nữa thì hãy xoay chiếc tách không của bạn lại khi đang cầm nó từ phía sau. Cử chỉ đó có nghĩa là: “Cám ơn, tôi nghĩ là tôi đã uống quá nhiều”. Khi bạn đến Trung Đông, đừng ngạc nhiên khi bỗng nhiên có một người xông thẳng vào văn phòng làm gián đoạn cuộc nói chuyện của bạn với một ai đó trong phòng. Đây là một tục lệ của người Ả rập truyền thống nhằm biểu thị cho các cuộc “gặp gỡ công khai”. Tuy nhiên, ở Anh hành động đó lại được xem là một hành động khiếm nhã khi làm gián đoạn công việc của người khác, thậm chí cả sau khi việc hợp tác đã được ký kết. Các nhà kinh doanh Tây Ban Nha có sự “quan tâm đặc biệt” đến sản phẩm. Bạn nên nhớ rằng, các mẫu sản phẩm hoặc dịch vụ nên đựoc nêu hoặc trình ra bất cứ lúc nào có thể. Và còn một điều đặc biệt nữa, các văn phòng và các đại lý ở Tây Ban Nha thường đóng cửa từ 1 giờ và trễ nhất là 4 giờ 30 phút chiều. Về ăn mặc, theo quan niệm của người Tây Ban Nha, giày đen biểu thị cho các cơ hội kinh doanh. Người Tây Ban Nha rất thích màu đen và các màu tối. Nghi thức xã giao kinh doanh ở Indonesia đòi hỏi các nhà kinh doanh phải trao đổi danh thiếp ngay khi gặp mặt. Nếu bạn không đưa ngay danh thiếp, công việc của bạn sẽ phải trì hoãn lâu đấy. Ở Nhật, bạn phải chuẩn bị ít nhất là 40 cardvisit để mang theo mỗi ngày. Còn nghi thức gặp mặt ở Pháp đòi hỏi bạn phải đưa chứng minh kèm theo danh thiếp. Ở Scandinavi và Phần Lan, khách kinh doanh thường được yêu cầu đi tắm hơi cùng với chủ nhà. Đó là tín hiệu của một cuộc hợp tác kinh doanh tốt đẹp. Ở Đan Mạch, nếu bạn được mời tới dự tiệc tại tư gia, ban nên mang theo hoa và một vài món ăn đặc biệt. Còn ở Pháp, khi đến dự tiệc nhà, bạn nên tăng hoa trước bữa tối. Nên nhớ không nên tặng hoa cúc vàng vì loại hoa này thường được dùng cho tang lễ (Hơn cả hoa và quà tặng, người Pháp thích khách hẹn một dịp đặc biệt khác nữa sau đợt hợp tác lần này). Ở Đức, tặng hoa cho phu nhân của đối tác kinh doanh là một món quà mang ý nghĩa sang trọng đặc biệt. Nó còn khởi đầu cho một cuộc hợp tác tốt đẹp, nhưng đừng bao giờ tặng hoa hồng vì loài hoa này tượng trưng cho tình yêu. Ở Thụy Sỹ, tặng bao nhiêu hoa hồng cũng được nhưng chỉ được tặng 2 bông hoặc 20 bông đừng tặng 3 bông vì 3 bông hồng chỉ dành riêng cho tặng người yêu. Ở Hàn Quốc, nếu bạn tổ chức những buổi dạ tiệc, bạn nên mới phu nhân của các vị khách mời vì các nhà kinh doanh Hàn Quốc thường thích vợ mình tháp tùng trong những buổi dạ tiệc. Điều đặc biệt ở Hàn Quốc là khách mời danh dự (những người lớn tuổi, những người được kính trọng) phải được ưu tiên phục vụ trước trong các buổi gặp mặt. Trong thế giới của các nước Ả rập, trước khi nhận một lời mời nào đó, từ “không” phải được nói ba lần trước khi bạn chấp nhận lời mời đó. Các nhà kinh doanh ở các nước Ả rập quan niệm rằng việc bạn cố gắng hết sức để nhận một cuộc hẹn là hoàn toàn vô tư, không có toan tính trước và nó thể hiện sự công khai của cuộc hẹn. Ở Trung Quốc, tặng quà cho đối tác kinh doanh là điều không được chấp nhận. Nếu bạn muốn tặng ai đó một món quà, nên nhớ món quà đó phải là một món đồ kiểu mới nhất. hành động này không được xem là một sự xúc phạm nhưng bạn có thể sẽ bị từ chối các cơ hội hợp tác. Nghi thức thể hiện tình hữu nghị và sự đón tiếp nồng nhiệt ở Trung Quốc là … vỗ tay. Bạn sẽ được đón tiếp nồng nhiệt tại các công ty, xí nghiệp, trường học bằng những tràng vỗ tay thật lớn. Vì vậy trong trường hợp này, bạn cũng phải vỗ tay với họ cho dù làm điều này giống như là bạn đang vỗ tay cho chính mình. Ở Singapore và Nga, mọi người luôn cảm thấy khó chịu khi đứng xung quanh một người đàn ông đầu tóc dài và râu ria xồm xoàm. Nhưng nơi công cộng ở Singapore thường có treo các bảng hiệu: “Đàn ông để tóc và râu dài sẽ không được coi trọng”. . “Nhập gia tuỳ tục”, một nguyên tắc không thể thiếu trong marketing! Khi bạn muốn hợp tác hay muốn xâm. được xem như một “hạn chế lịch sự” ở các văn phòng cũng như trong các buổi gặp mặt, thăm hỏi xã giao. Nhưng nếu chủ nhà vẫn muốn tiếp tục duy trì buổi gặp mặt, bạn có thể dùng thêm một tách. thị cho các cơ hội kinh doanh. Người Tây Ban Nha rất thích màu đen và các màu tối. Nghi thức xã giao kinh doanh ở Indonesia đòi hỏi các nhà kinh doanh phải trao đổi danh thiếp ngay khi gặp mặt.