cuoc thi tim hieu lich su dang bo cumagar

16 1.5K 7
cuoc thi tim hieu lich su dang bo cumagar

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ÀI LIỆU THAM KHẢO CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ “THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN CƯ M’GAR. (Đây không phải là đáp án của cuộc thi) VÀI NÉT VỀ HUYỆN CƯM’GAR. Huyện Cư M’gar cách trung tâm thành phố Buôn Ma thuột 18km về hướng Đông Bắc. Huyện có 17 đơn vị hành chính (15 xã và 02 thị trấn), xã xa nhất cách Huyện 40km. Đến nay, toàn huyện có 183 thôn, buôn và tổ dân phố. Với vị trí địa lí như sau: - Phía Bắc: giáp huyện Ea Súp; - Phía Nam: giáp thành phố Buôn Ma Thuột; - Phía Đông: giáp huyện Krông Buk; - Phía Tây: giáp huyện Buôn Đôn. Cư M’gar là vùng đất tương đối bằng phẳng, nằm ở vị trí trung tâm của cao nguyên Đăk Lăk, đất đai màu mỡ, có nhiều thế mạnh phát triển KT-XH, với diện tích 824,43 km 2 , dân số là 165.293 người và có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống. Với 197 người/km 2 , Cư M’gar là một huyện có mật độ dân số thuộc loại đông của tỉnh, trong đó dân tộc Kinh chiếm 53,9%, Ê Đê: 36,42%, các dân tộc khác chiếm 10%. Do hoàn cảnh lịch sử, vùng đất Cư M’gar có nhiều tên gọi hành chính khác nhau. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 là một vùng đất thuộc quận Buôn Ma Thuột. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng có nhiều mật danh khác nhau: có giai đoạn là bộ phận của K61; có khi là L66; có giai đoạn là H5. Sau ngày Đăk Lăk giải phóng, H4 và H5 hợp nhất thành huyện Buôn Hồ, tháng 8 - 1975 Cư M’gar thuộc huyện Buôn Hồ. Tháng 7 - 1977, huyện Buôn Hồ tách ra thành hai huyện Krông Buk và Ea Súp, CưM’gar lại thuộc về huyện Ea Súp. Ngày 23 -1-1984, theo Nghị định số 15 - HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) thành lập huyện Cư M’gar. Huyện mang tên một ngọn núi lửa (đã tắt từ lâu) nằm trên địa bàn huyện. CẤP UỶ ĐẢNG ĐẦU TIÊN CỦA HUYỆN CƯ M’GAR Tháng 1 – 1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị toàn thể lần thứ X để định ra đường lối cách mạng miền Nam. Với sự ra đời của Nghị quyết 15(khóa II) của Trung ương Đảng là sự chuẩn bị trực tiếp cho Đồng khởi trên toàn miền Nam những năm 1959 – 1960, chuyển miền Nam từ thế gìn giữ lực lượng sang thế tiến công và tiến công liên tục đã phản ánh đúng yêu cầu lịch sử, giải quyết kịp thời những nhiệm vụ bức thiết của cách mạng miền BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TIN MỚI ĐĂNG Phong trào thi đua khen thưởng ở huyện Cư M’gar trong 5 năm qua Xã Quảng Hiệp có 74 % số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa Đại hội đại biểu Đảng bộ thị trấn Ea Pốk lần thứ VI nhiệm kỳ 2010- 2015 Hội nông dân xã Quảng Tiến đẩy mạnh các hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế Các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở thị trấn Quảng Phú Nam trong thời kỳ mới, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân miền Nam. Trong thời gian này, Trung ương và Liên khu uỷ tăng cường cán bộ, nhất là cán bộ quân sự cho Đắk Lắk. Tháng 9 – 1959 một đoàn cán bộ quân sự gồm 28 đồng chí được cử vào Đắk Lắk. Năm 1960 Trung ương lại bổ sung cho Đắk Lắk nhiều cán bộ quân sự và dân sự. Ban Quân sự tỉnh được thành lập, những đơn vị vũ trang đầu tiên của tỉnh ra đời (cuối 1959 đầu 1960), báo hiệu thời kỳ đấu tranh mới của nhân dân Đắk Lắk. Đầu năm 1960, Liên khu uỷ khu V chia tỉnh Đắk Lắk ra làm 4 đơn vị (mật danh là B3, B4, B5, B6). Địa bàn Cư M’gar là một bộ phận của B6, do đồng chí Nguyễn Thành làm Bí thư Ban cán sự. Trên địa bàn B6 (bao gồm thị xã Buôn Ma Thuột và vùng nông thôn xung quanh thị xã) lại chia thành 4 đơn vị, với mật danh là K (từ K.61 đến K.64). Địa bàn Cư M’gar là bộ phận của K.61. Tháng 8 – 1960, Ban cán sự Đảng K.61 được thành lập. Đồng chí Lê Chí Quyết, Tỉnh uỷ viên tỉnh Gia Lai tăng cường cho Đắk Lắk được chỉ định làm uỷ viên Ban cán sự B6, trực tiếp làm Bí thư Ban cán sự K.61. Có thể coi Ban cán sự K.61 là cấp uỷ Đảng tiền thân của 3 huyện: Cư M’gar, Ea Súp và Buôn Đôn ngày nay. Tính đến đầu năm 1961 số lượng cán bộ quân dân chính đảng của K.61 có trên 10 đồng chí. Buôn Ea M’Droh và một số buôn lân cận như buôn Cuôr, buôn Dhung, buôn Ya Wầm được chọn làm căn cứ đứng chân đầu tiên và một số năm sau này của Ban cán sự K.61. Sự ra đời của Ban cán sự K.61 cùng với những chủ trương đúng đắn, kịp thời, đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của phong trào cách mạng trên địa bàn K.61 – trong đó có Cư M’gar. Nhân dân các dân tộc K.61 nói chung và Cư M’gar nói riêng, đã có nhân tố cơ bản hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Đó là sự lãnh đạo trực tiếp, thống nhất, toàn diện của Đảng Cộng Sản. CÁC KỲ ĐẠI HỘI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN CƯ M’GAR Kể từ khi cấp uỷ Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu tiên ra đời ở Cư M’gar cho đến nay, Đảng bộ huyện đã trải qua 6 kỳ đại hội. - Ngày 27 – 3 – 1985, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ nhất được tiến hành tại hội trường của Tiểu đoàn 303. Đại hội đã kiểm điểm Đến trường trên lưng của bạn Xã CưDliêMnông phấn đấu đạt danh hiệu Xã văn hóa vào quý III/2010 TRƯNG CẦU Ý KIẾN Để đưa cây cà phê có tiếng tăm trên thế giới ta cần Nâng cao chất lượng Tăng cường quảng bá Tập trung xuất khẩu Phát triển nội địa việc thực hiện nhiệm vụ trong 2 năm 1983 – 1984 và đề ra phương hướng lãnh đạo Đảng bộ vững mạnh về mọi mặt nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 35 đồng chí; đồng chí Nguyễn Tứ được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Phan Tuấn Pha được bầu làm Phó bí thư Huyện uỷ. Đến tháng 12 – 1985 đồng chí Nguyễn Tứ điều động về tỉnh, đồng chí Đặng Hanh được điều về làm Bí thư Huyện uỷ cho đến hết nhiệm kỳ; đồng chí Lê Hồng Thuỷ làm Phó bí thư Huyện uỷ. - Ngày 7 – 3 – 1989, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ II được khai mạc, tại hội trường xã Quảng Phú (cũ). Đại hội kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ I và quyết định phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ huyện nhiệm kỳ II (1989 – 1991), đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Trung ương. Đại hội cũng nghiêm túc chỉ ra những khuyết điểm, tồn tại của Đảng bộ để đề ra phương hướng khắc phục. Đại hội Đảng bộ nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng trong thời gian tới và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá II (1989 – 1991) gồm 39 đồng chí, trong đó có 11 đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ. Đồng chí Phạm Xuân Bảng được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Y Xuân Mlô và đồng chí Phạm ngọc Tài được bầu làm Phó bí thư Huyện uỷ. - Từ ngày 8 đến ngày 9 – 9 – 1991, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ III được tiến hành, tại hội trường Uỷ Ban nhân dân huyện. Đại hội đã thảo luận và thông qua báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ, xác định mục tiêu chung phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, rút ra bài học trong tiến trình đổi mới; góp ý cho cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá III nhiệm kỳ 1991- 1995 gồm 33 đồng chí. Đồng chí Dương Thanh Tương, Tỉnh uỷ viên được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Y Xuân Mlô và đồng chí Nguyễn Tấn Hùng được bầu làm Phó bí thư Huyện uỷ. - Thực hiện Điều lệ Đảng và sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, từ ngày 18 đến ngày 23 – 3 – 1996, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ IV được tiến hành, tại nhà văn hoá huyện với sự có mặt của 149 đại biểu. Đại hội đã thảo luận, đóng góp vào Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trương ương trình Đại hội VIII của Đảng và dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh lần thứ XII. Đại hội đã đánh giá những thành tích đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn huyện và những tồn tại trong những năm qua, đồng thời rút ra một số nguyên nhân cơ bản. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá IV gồm 33 đồng chí; đồng chí Y Xuân Mlô được bầu làm Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Phạm Văn Trình và đồng chí Nguyễn Tấn Hùng được bầu làm Phó bí thư Huyện uỷ. - Từ ngày 11 đến ngày 13 – 12 – 2000, tại nhà văn hoá huyện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ V được khai mạc, Dự Đại hội có 167 đại biểu thay mặt cho 1.449 đảng viên của 46 tổ chức cơ sở Đảng. Đại hội đã thông qua báo cáo kiểm điểm kết quả thực hiện Nghị quyết TW 6 (lần 2, khóa VIII) và Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Đại hội đã đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện của TW trình Đại hội IX của Đảng. Đại hội đã bầu 33 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá V (nhiệm kỳ 2000 – 2005) và bầu 17 đồng chí đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIII. Đồng chí Y Xuân Mlô tiếp tục được bầu làm Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Phạm Văn Trình và đồng chí Nguyễn Tấn Hùng được bầu làm Phó bí thư Huyện uỷ. Đến cuối năm 2002, do điều kiện sức khoẻ, đồng chí Y Xuân Mlô nghỉ, Tỉnh uỷ Đắk Lắk phân công đồng chí Trần Hiếu – Tỉnh uỷ viên về làm Bí thư Huyện uỷ. Đầu năm 2004, Tỉnh uỷ điều động đồng chí Nguyễn Tấn Hùng đi làm nhiệm vụ mới, đồng chí Võ Đình Hoan được bổ sung làm Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện; theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, đồng chí Trần Hoài Thu được bầu làm Phó Bí thư Huyện uỷ. - Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VI chính thức khai mạc từ ngày 7 đến ngày 8/9/2005 tại nhà văn hoá huyện. Dự Đại hội có 205 đại biểu. Đại hội tập trung thảo luận và tán thành thông qua Báo cáo chính trị - báo cáo kiểm kiểm của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá V. Đồng thời, Đại hội đã đóng góp ý kiến cho Văn kiện trình Đại hội XIV Đảng bộ Tỉnh và Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng. Đại hội đã bầu 39 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá VI (nhiệm kỳ 2005 – 2010). Đồng chí Trần Hiếu Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ khoá V tiếp tục được Đại hội bầu làm Bí thư Huyện uỷ khóa VI; đồng chí Phạm Văn Trình, đồng chí Võ Đình Hoan và đồng chí Trần Hoài Thu được bầu làm Phó Bí thư Huyện uỷ. Sau đó, đồng chí Trần Hiếu chuyển công tác khác, đồng chí Phạm Văn Trình được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Trần Thị Hoà được bầu làm Phó Bí thư Huyện uỷ. Sau khi đồng chí Trần Hoài Thu nghỉ chế độ thì đồng chí Y Thek Niê được bầu làm Phó bí thư Huyện uỷ. DIỄN BIẾN TRẬN ĐÁNH ĐỒI CƯ M’GAR Giữa lúc đồng bào chiến sỹ 2 miền Nam – Bắc đang ra sức “Thi đua giết giặc Mỹ” thì ngày 2 – 9 – 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ kính yêu của nhân dân cả nước ta qua đời. Nhân dân Cư M’gar cũng như đồng bào chiến sỹ cả nước phải chịu một tổn thất vô cùng lớn lao và mang nỗi đau buồn vô hạn. Để Tưởng nhớ công ơn của Người huyện đã tổ chức một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng cho cán bộ, đảng viên, các lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc với chủ đề “Học tập và làm theo Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ”. Một đợt thi đua ngắn ngày (từ 15 – 09 đến 15 – 12 – 1969) đã được huyện phát động. Qua 3 tháng thi đua lập công đền ơn Bác Hồ, quân và nhân dân trong huyện đã đánh trên 30 trận lớn nhỏ, diệt và làm trọng thương gần 100 tên địch, bắn hạ 1 máy bay lên thẳng và 1 xe bọc thép M – 113, đưa được trên 1.000 dân trở về buôn ấp cũ. Nhằm lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và mở thông hành lang của ta ở phía Bắc thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh và huyện đã quyết định tiêu diệt cứ điểm đồi Cư M’gar (cao điểm 529). Tiểu đoàn đặc công 401 được giao nhiệm vụ này. Vào lúc 1 giờ 15 phút sáng ngày 13 – 5 – 1970, mũi điểm nổ bộc phá ra lệnh đánh sập hầm chỉ huy, mũi thứ hai dùng B.40 diệt các lô cốt vòng ngoài, đạp rào thép gai xung phong vào trung tâm. Địch gọi trực thăng đến chiếu đèn pha xuống và bắn bừa bãi xung quanh trận địa. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. Các chiến sỹ đặc công tiến đánh “giáp lá cà” bằng lưỡi lê, dao găm và cả tay không với địch. Sau gần 3 giờ chiến đấu ta đã làm chủ cứ điểm đồi Cư M’gar. Trên 200 tên địch (trong đó có tên tiểu đoàn trưởng) bị tiêu diệt, phá huỷ 53 lô cốt, hầm ngầm, 2 kho lương thực, đạn dược của địch, tịch thu toàn bộ vũ khí, quân trang. Chiến thắng ở đồi Cư M’gar đã làm cho quân địch vô cùng hoảng sợ trước sức tấn công dũng mãnh, mưu trí và hiệu quả của lực lượng vũ trang ta. Vùng Quảng Nhiêu, Phú Học lại được giải phóng. Đồng bào các dân tộc hết sức vui mừng, phấn khởi trước thành quả mà cách mạng vừa đem lại và hứa sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa những công việc do cách mạng giao phó. THÀNH TỰU SAU 25 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN CƯ M’GAR. Tình hình kinh tế - xã hội những năm đầu thành lập vô cùng khó khăn và thử thách; kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển; nạn đói, dịch bệnh thường xuyên xảy. Trình độ dân trí thấp, những hủ tục, mê tín dị đoan còn nặng nề; bọn phản động FULRO móc nối, lôi kéo thanh niên ra rừng, liên tục chống phá chính quyền và phong trào cách mạng làm cho tình hình lại càng phức tạp hơn về an ninh chính trị; trong khi đó hệ thống chính trị còn non trẻ, đội ngũ cán bộ còn thiếu. Được sự chỉ đaọ trực tiếp của Tỉnh ủy, sự hỗ trợ giúp đỡ của Trung ương, của HĐND, của UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; cùng với sự đoàn kết thống nhất của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thách thức, vượt khó vươn lên, tích cực đổi mới cách nghĩ, cách làm trên tất cả các lĩnh vực đã đem lại hiệu quả to lớn sau 25 năm xây dựng và phát triển. - Trên lĩnh vực kinh tế: Năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11, 19%; trong đó: nông, lâm nghiệp tăng 6,48%; Công nghiệp – xây dựng 17,96%; thương mại – dịch vụ 22,61%. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả theo hướng vững chắc, có nhiều chủ trương, biện pháp để tổ chức phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, bền vững. Tổng diện tích gieo trồng năm 1984 là: 9115 ha, nay đã lên hơn 70.368 ha tăng gấp 8 lần. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực 13.216 ha, đạt 108,4% KH; tổng sản lượng 80.352,7 tấn, đạt 104,3% KH (tăng 2.468 tấn so với năm 2008). Cà phê 34.081 ha, sản lượng 70.000 tấn, cao su 7.975 ha (tăng 74 ha so với năm 2008), sản lượng 10.174 tấn, tiêu 680 ha, sản lượng 1785 tấn, điều 5.772 ha, sản lượng 4478 tấn. Công tác trồng, bảo vệ chăm sóc rừng, phòng chống cháy rừng, truy quét lâm tặc và chống nạn phá rừng làm rẫy được tiến hành mạnh mẽ hàng năm, tiếp tục trồng mới theo phương thức trồng cây phân tán, rừng vành đai, rừng phòng hộ để nâng cao độ che phủ, cải tạo sinh thái và sinh lợi từ rừng cho người dân. Triển khai trồng được 50.000 cây phân tán trên vườn hộ, nương rẫy đồng bào và tại các nơi công cộng, trục đường; trồng 6,7 ha cây lâm nghiệp tại khu vực hồ Buôn Joong. Công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nông dân được chú trọng nhằm mục đích nâng cao trình độ, năng suất và hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Công tác thủy lợi được đầu tư đáng kể và đã đầu tư hàng ngàn triệu đồng cho các dự án kiên cố hóa kênh mương, đặc biệt là công trình do Trung ương đầu tư xây dựng hồ Buôn Joong có quy mô mặt nước gần 300 ha, với sức chứa 17 triệu m3, với tổng vốn đầu tư 54 tỷ đồng, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, giải quyết cơ bản về tình trạng thiếu nước trong mùa khô cho các loại cây trồng. Một nét mới trong phát triển kinh tế của huyện là nhiều mô hình kinh tế trang trại hình thành, đến nay có trên 200 trang trại thuộc các lĩnh vực sản xuất nông – lâm nghiệp như: cà phê, cao su tiểu điền, chăn nuôi điều quan trọng là có một số hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế trang trại đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập. Công tác quản lý, sử dụng đất và việc triển khai thực hiện quyết định 132, 134 của Thủ Tướng Chính Phủ đã được xúc tiến mạnh mẽ nhằm giải quyết đất ở và đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc tại chỗ; đến nay giải quyết đất sản xuất cho 90 hộ với diện tích 27,37 ha; đã giải quyết hoàn thành về hỗ trợ nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt; như vậy đến nay Huyện cơ bản đã hoàn thành chương trình 134 với tổng số hộ được hỗ trợ là 805 hộ. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp: ban đầu toàn huyện chỉ có 1 xưởng chế biến gỗ, 1 xưởng sản xuất nước chấm, 1 nhà máy xay xát lúa, 1 lò đường kết tinh, việc phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hai hướng vừa mở rộng năng lực sản xuất vừa kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư. Tập trung phát triển ở những ngành nghề như: chế biến nông sản, cơ khí, sản xuất các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành thương mại - dịch vụ có những bước chuyển biến đáng kể, ngày càng tiếp cận và thích ứng kịp thời với cơ chế thị trường. Tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng cao; lĩnh vực giao thông vận tải có bước tăng trưởng khá; bưu chính - viễn thông tiếp tục được mở rộng và phát triển vượt bậc, toàn huyện có 04 chi nhánh viễn thông như: VNPT, EVN. Viettel và Mobifone với 54 trạm BTS. Hệ thống chợ nông thôn được mở rộng (đã có 9 chợ). Các hoạt động thương mại – dịch vụ cơ bản đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của người dân. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, huyện đã huy động và tranh thủ các nguồn vốn, bố trí vốn hợp lý có trọng tâm, trọng điểm và lồng ghép các chương trình, dự án như: 135, 168 để xây dựng trung tâm cụm xã, hệ thống lưới điện, kiên cố hóa, cao tầng hóa trường học với tổng nguồn vốn xây dựng hàng trăm tỷ đồng. Đến nay đã có 100% xã, thị trấn đã kéo điện về đến trung tâm và trên 80% dân số sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất. Tổng thu ngân sách hàng năm tăng khá cao, đến ngày 20/12/2009 là: 126.955 triệu đồng, đạt 102,8% KH tỉnh, tăng 12,08% so với năm 2008). Trong đó: Thu thuế, phí, lệ phí ước cả năm đạt 112.372 triệu đồng (tăng 14,48% so với năm 2008); thu bằng biện pháp tài chính: 14.583 triệu đồng, đạt 130,2% KH tỉnh; 121,5% KH huyện. Về Tổng chi ngân sách (bao gồm ngân sách huyện và ngân sách cấp xã) ước thực hiện 259.116 triệu đồng, đạt 119,31 % KH tỉnh; 117,75% KH huyện. Trong đó chi đầu tư phát triển ước cả năm là 63.847 triệu đồng; chi thường xuyên ước cả năm 196.110 triệu đồng; chi từ nguồn thu để lại quản lý qua NSNN ước cả năm là 626 triệu đồng. Nhìn toàn cảnh bức tranh kinh tế của huyện qua 25 năm đã có sự phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong những năm gần đây đạt mức 11,29%, trong đó nông – lâm nghiệp tăng 6,48%, công nghiệp - xây dựng tăng 17,96%, thương mại - dịch vụ tăng 22,61%, GDP bình quân đầu người vào năm 2009 đạt 950 USD người/năm. - Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội : Tập trung chăm lo phát triển giáo dục - đào tạo tạo sự chuyển biến tích cực cả về quy mô và chất lượng. Số học sinh các cấp học đều tăng, quy mô trường lớp ngày càng phát, toàn huyện có 85 trường học từ mầm non đến trung học phổ thông tăng gấp 3 lần so với năm 1984. Đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập THCS, có 12 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn theo quy định; công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, thành lập được 16 Hội khuyến học đi vào hoạt động có hiệu quả. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, mạng lưới y tế cơ sở thường xuyên được củng cố, các chương trình y tế quốc gia được triển khai thực hiện đạt kết quả cao, các xã, thị trấn đều có trạm y tế kiên cố, bệnh viện đa khoa huyện được đầu tư trang bị các phương tiện kỹ thuật cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; 100% số xã, thị trấn có bác sĩ; 100% thôn, buôn, tổ dân phố có nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng, có 13/17 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh được chú trọng phát triển, nhất là cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được phát triển sâu rộng. Tính đến nay, toàn huyện có 09 xã đăng ký ra mắt xây dựng xã văn hóa; 57 thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa; 76 cơ quan, đơn vị văn hóa (trong đó 48 đơn vị trường học và 28 là cơ quan, đơn vị). Huyện đang triển khai hoàn tất Đề án xây dựng “huyện văn hóa Cư M’gar” giai đoạn 2010 – 2014; các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan cơ bản được xóa bỏ. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác tuyên truyền được đầu tư, nâng cấp nhằm thông tin tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến nhân dân. Đầu tư nâng cấp đài truyền thanh của huyện và đã xây dựng được trạm truyền thanh FM ở các xã, thị trấn Công tác chính sách xã hội: Trong 25 năm qua đã thực hiện tốt việc phụng dưỡng chăm sóc đối với các bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây dựng các công trình gắn liền với lịch sử anh hùng của huyện nhà như: nhà bia tưởng niệm, nhà truyền thống, nghĩa trang liệt sĩ trị giá hàng tỷ đồng. Công tác xoá đói giảm nghèo được quan tâm và triển khai đồng bộ, đã xoá được 1277 hộ nghèo, hiện hộ nghèo còn 11,37%. Công tác xoá nhà dột nát, tạm bợ đạt kết quả tích cực, đã bàn giao 26 căn nhà theo đề án xoá nhà dột nát, tạm bợ. Tiến hành rà soát, lập danh sách các hộ nghèo thuộc diện hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167 của thủ tướng Chính phủ với tổng số là 771 hộ; trong đó có 523 hộ đồng bào DTTS. Trong năm 2009 đã hộ trợ cho 212 hộ làm nhà; đến nay đã có 111 nhà làm xong, trong đó kinh phí Trung ương 7 triệu, Tỉnh 3 triệu, huyện 3 triệu và quỹ vì người nghèo 01 triệu cho 01 hộ. Huyện đã chỉ đạo cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tổ chức tốt Cuộc vận động “mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, đến nay đã có 1.823 tổ chức cá nhân nhận giúp đỡ cho 3.352 địa chỉ nhân đạo, với các hình thức như hỗ trợ tiền, nuôi ăn học, giúp đồ dùng học tập, làm nhà Công tác chính sách dân tộc, tôn giáo được tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện theo đúng chính sách của Đảng và nhà nước, xây dựng hệ thống lưới điện và kéo điện sinh hoạt cho đồng bào theo chương trình 168 của Chính phủ với nguồn kinh phí hàng tỷ đồng, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nội buôn, thủy lợi, bến nước, khôi phục các lễ hội truyền thống tạo ra một diện mạo mới cho các buôn đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sách tôn giáo được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. - Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được ổn định, nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố không thuận lợi dễ xảy ra điểm nóng do các thế lực thù địch đã và đang tìm mọi cách chống phá Cách mạng Việt Nam. Đồng thời do sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và có lúc buông lỏng trong việc trấn áp các loại tội phạm xã hội nên có lúc diễn ra phức tạp. Các lực lượng vũ trang của Huyện đã thường xuyên triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu đảm bảo Quốc phòng - an ninh và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tổ chức tốt công tác đấu tranh phòng chống họat động gián điệp, đảm bảo an ninh – quốc phòng. Đấu tranh ngăn chặn kịp thời âm mưu diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ, vượt biên và các hoạt động lợi dụng tôn giáo hoạt động trái pháp luật. Đồng thời tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế, tội phạm hình sự. Công tác tuyển quân hàng năm đều đạt 100% kế hoạch. Đảm bảo công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh với số lượng đạt 1,5% so với dân số toàn Huyện. Thực hiện tốt công tác huấn luyện DQTV theo kế hoạch. Công tác chính trị, công tác huấn luyện trong lực lượng vũ trang luôn luôn được tăng cường theo qui định của pháp luật. Luôn chủ động bám địa bàn, duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, tổ chức tuần tra, truy quét nắm tình hình nhằm bảo đảm ổn định tình hình trên địa bàn toàn huyện. Công tác xây dựng hệ thống chính trị và xây dựng Đảng luôn được kiện toàn và củng cố nhằm xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Số lượng TCCS Đảng và đảng viên tăng cả về chất lượng và số lượng; nếu ngày đầu mới thành lập Đảng bộ chỉ có 26 TCCS Đảng với 420 đảng viên (năm 1985) thì đến năm 2009 toàn Đảng bộ có 60 TCCS Đảng với 2.804 đảng viên. Tập trung kiện toàn củng cố bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở phát huy được vai trò quản lý và điều hành trên các lĩnh vực. Công tác cải cách hành chính đã đem lại những kết quả bước đầu trong việc giải quyết các thủ tục hành chính trong nhân dân, thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính góp phần mở rộng dân chủ trong đời sống xã hội. Quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai sâu rộng, quyền làm chủ của nhân dân, của cán bộ, công chức, người lao động được phát huy. Trong công tác cán bộ huyện đã quy hoạch, sắp xếp, tinh giảm tổ chức bộ máy của các cơ quan của hệ thống chính trị, gắn với đào tạo, luân chuyển, bố trí, đúng cán bộ, đáp ứng được nguồn nhân lực và đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ phát triển mới. Trong 25 năm qua, huyện đã chủ động gửi đi đào tạo trên 2000 lượt cán bộ từ huyện đến xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trên 10.000 lượt cán bộ cho cơ sở. Tập trung đẩy mạnh các hoạt động của Dân vận, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, mọi hoạt động đều hướng về cơ sở nhằm làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc được triển khai đồng bộ góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn, tạo ra sự đồng thuận thúc đẩy mọi mặt của đời sống xã hội trên địa bàn huyện phát triển. HỒ CHÍ MINH VÀ HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành), sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân. Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc, (1862 – 1929) quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Là người ham học và thông minh, lại được nhà Nho Hoàng Xuân Đường hết lòng chăm sóc, dạy dỗ, ông thi đỗ Phó bảng và sống bằng nghề dạy học. Đối với các con, ông Sắc giáo dục ý thức lao động và học tập để hiểu đạo lý làm người. Khi còn trẻ, như nhiều người có chí đương thời, ông dùi mài kinh sử, quyết chí đi thi. Nhưng càng học, càng hiểu đời, ông nhận thấy: “Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn”. Do đó, sau khi đỗ Phó bảng, được trao một chức quan nhỏ, nhưng vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối lại bọn quan trên và thực dân Pháp. Vì vậy, sau một thời gian làm quan, ông bị chúng cách chức và thải hồi. Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời. Nguyến Tất Thành chịu ảnh hưởng sâu sắc của người cha – cũng là người thầy học đầu tiên – về tinh thần hiếu học, lòng thương người, tính cương trực, cuộc sống giản dị, gần gũi với nhân dân và tinh thần yêu nước. Thương dân, yêu nước, song cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, cũng như nhiều nhân sĩ [...]... được cha cho đi học Trường tiểu học Pháp – Việt tỉnh Thừa Thi n, lớp dự bị (cours préparatoire, tháng 9-1906); lớp sơ đẳng (cours Moyen, tháng 9-1907) Ở Huế, lần này xảy ra một sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc đời của Nguyễn Tất Thành Tháng 4-1908, anh tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thi n, khởi đầu cho cuộc tranh đấu su t đời Người vì quyền lợi của nhân dân lao động Trong thời... Thành theo cha vào Bình Định được cha gửi học tiếp chương trình lớp lớp nhất ( cours supérieur; tương đương với lớp Năm bậc tiểu học ngày nay) tại Trường tiểu học Pháp – Việt Quy Nhơn; Cuối năm 1910, Người xin vào làm trợ giáo được giao dạy một số môn, đồng thời phụ trách các hoạt động ngoại khoá của Trường Dục Thanh (Phan Thi t) Ở đây, lần đầu tiên Người được tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ của các... khai sáng Pháp như Rútxô (Rousseau), Vônte (Voltair), Môngtétxkiơ (Montesquieu) Sự tiếp cận với những tư tưởng mới đó càng thôi thúc anh tìm đường đi ra nước ngoài Tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thi t vào Sài Gòn Ở Sài Gòn một thời gian ngắn, Người thường đi vào các xóm thợ nghèo, làm quen với những thanh niên cùng lứa tuổi Ở đâu Người cũng thấy nhân dân lao động bị đọa đày, khổ nhục Nguyễn Tất... phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thi t cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”! Từ bản Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó... nghĩa Mác – Lênin bắt đầu thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, cách mạng Việt Nam từ đây có một phương hướng mới BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ CƯ M’GAR Tin mới hơn Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu “Thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch HCM và lịch sử Đảng bộ huyện Cư Mar (15/03/2010) Tình hình TTATXH trên địa bàn huyện tháng 02/2010 (12/03/2010) Xã Quảng Hiệp cháy 1.5ha rừng trồng sinh thái... Hiệu quả từ trình 135 giai đoạn II (2006- 2009) ở xã Ea Kuêh (27/01/2010) Hoạt động của trung tâm giáo dục cộng đồng xã EaKpam trong năm 2009 (25/01/2010) Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã Cư Su (25/01/2010) Hội Phụ nữ xã Ea KPam bàn giao 1 căn nhà “Mái ấm tình thương” cho Hội viên nghèo (22/01/2010) Tuyến đường thôn 6, xã Ea M’nang đi xã Quảng Hiệp liên tục xảy ra các vụ cướp (22/01/2010) . chủ đề “Học tập và làm theo Di chúc thi ng liêng của Bác Hồ”. Một đợt thi đua ngắn ngày (từ 15 – 09 đến 15 – 12 – 1969) đã được huyện phát động. Qua 3 tháng thi đua lập công đền ơn Bác Hồ, quân. đúng yêu cầu lịch sử, giải quyết kịp thời những nhiệm vụ bức thi t của cách mạng miền BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TIN MỚI ĐĂNG Phong trào thi đua khen thưởng ở huyện Cư M’gar trong 5 năm qua Xã Quảng. ÀI LIỆU THAM KHẢO CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ “THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN CƯ M’GAR. (Đây không phải là đáp án của cuộc thi) VÀI NÉT VỀ HUYỆN CƯM’GAR. Huyện

Ngày đăng: 06/07/2014, 00:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan