TUẦN 25- TIẾT 50 HỆ SINH THÁI I. Mục tiêu: Hs có khả năng: - Nêu được thế nào là hệ sinh thái - Phân biệt được các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn - Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp trong việc nâng cao năng suất cây trồng - Rèn luyện khả năng quan sát phân tích để thu nhận kiến thức II. Phương tiện dạy học: - Tranh phóng to hình 50.1- 2 III. Tiến trình day học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài giảng: Gv – Hs Bảng Mở bài; Gv treo tranh phóng to cho hs quan sát và yêu cầu các hs trả lời câu hỏi trong SGK Gv gợi ý: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã. Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định Hs quan sát tranh và cử đại diện nhóm trả lời câu hỏi. Bài 50 . Hệ sinh thái I. Thế nào là một hệ sinh thái KL: - Thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có quan hệ trong hệ sinh thái rừng là: đất, lá rụng, đá, mùn hữu cơ, cây cỏ, cây gỗ, cây leo, hươu, hổ, chuột, rắn, bọ ngựa, muỗi - Lá và cành cây mục là thức ăn của các sinh vật phân giải: vi khuẩn, giun đất, nấm - Ý nghĩa của cây rừng đối với động vật rừng là cây rừng cung cấp thức ăn, nơi ở và điều hoà khí hậu cho động vật sinh sống Gv giải thích thêm: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau: - Động vật có ảnh hưởng tới thực vật là: động vật ăn thực vật , góp phần thụ phấn phát tán - Các thành phần vô sinh: đất, nước, thảm mục - Sinh vật sản xuất là thực vật - Sinh vật tiêu thụ gồm: động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt - Sinh vật phân giải như vi khuẩn nấm Chuyển tiếp: Gv đặt vấn đề: Thế nào là chuỗi thức ăn? Lưới thức ăn là gì? a. Chuỗi thức ăn: Gv gợi ý: Mỗi loài vật trong chuỗi thức ăn là một mắt xích có liên quan tới sinh vật đứng trước và đứng sau mắt xích thực vật phân bón cho thức ăn - Nếu rừng bị cháy thì động vật mất nơi ở, mất nguồn thức ăn, nguồn nước , khí hâu khô cạn, nhiều loài sinh vật sẽ chết II. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn Đáp án: * Cây cỏ chuột rắn Sâu bọ ngựa rắn Cây cỏ sâu bọ ngựa * Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là một mắt xích, nó vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ Đáp án: * Cây gỗsâu ăn lábọ ngựa Lưới thức ăn: Gv gợi ý: Trong tự nhiên một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà tham gia nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi có mắt xích chung tạo thành chuỗi thức ăn Gv cho hs thảo luận và cử đại diện lên bảng trình bày Gv xác thực lại đáp án. Cây gỗsâu ăn láchuột Cây gỗsâu ăn lácầy Cây cỏ sâu ăn lábọ ngựa Cây cỏ sâu ăn láchuột Cây cỏ sâu ăn lá cầy * Các thành phần trong hệ sinh thái - Sinh vật sản xuất: cây gỗ, cây cỏ - Sinh vật tiêu thụ cấp 1: sâu ăn lá , chuột, hươu - Sinh vật tiêu thụ cấp 2: Bọ ngựa , cầy ,rắn - Sinh vật tiêu thụ cấp 3: rắn, đại bàng hổ - Sinh vật phân giải: vi sinh vật, nấm, địa y, giun đất Củng cố: Đánh dấu + vào câu trả lời đúng 1. Thế nào là một hệ sinh thái a. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã b. Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định c. Hệ sinh thái bao gồm toàn bộ các quần thể và điều kiện sống của các quần thể d. Cả a và b * 2. Các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái là gì? a. Các thành phần vô sinh(đất, nước, thảm mục) b. Sinh vật sản xuất(thực vật) c. Sinh vật tiêu thụ(động vật ăn thực vật động vật ăn thịt) d. Sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm) e. Tất cả các ý trên * BTVN: Trả lời tất cả các câu hỏi trong SGK . TUẦN 2 5- TIẾT 50 HỆ SINH THÁI I. Mục tiêu: Hs có khả năng: - Nêu được thế nào là hệ sinh thái - Phân biệt được các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn - Giải thích được. Củng cố: Đánh dấu + vào câu trả lời đúng 1. Thế nào là một hệ sinh thái a. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã b. Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn. thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định Hs quan sát tranh và cử đại diện nhóm trả lời câu hỏi. Bài 50 . Hệ sinh thái I. Thế nào là một hệ sinh thái KL: - Thành phần vô sinh và