ĐỀ THI HỌC KÌ II NGỮ VĂN 7 1.Phần văn học – tiếng Việt (3đ) Câu 1.Thế nào là câu chủ động ? cho ví dụ (1đ) Câu 2.Chuyển đổi câu chủ động sau đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau: Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi. (1đ) Câu 3.Tục ngữ là gì ? Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ : “không thầy đố mày làm nên”.(1đ) II.Tự luận (7đ) Viết một bài văn Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “thất bại là mẹ thành công”. ĐÁP ÁN I.Phần văn học – tiếng Việt : Câu 1.Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)(0,5đ) Ví dụ: Mọi người yêu mến mẹ.(0,5đ) Câu 2.(1đ) Chuyển đổi câu chủ động thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau: Cách 1.Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi. (0,5đ) Cách 2.Ngôi nhà ấy đã bị phá đi. (0,5đ) Câu 3.Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định,có nhịp điệu hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. (0,5đ) -Giải thích câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” : đề cao vai trò của người thầy trong việc giáo dục thế hệ trẻ. (0,5đ) II.Tự luận (7đ) Học sinh trả lời đúng theo những yêu cầu sau: A.Mở bài: (1đ) Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung câu tục ngữ muốn thể hiện. B.Thân bài (4đ) Lần lượt trình bày nội dung cần giải thích: -Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “thất bại là mẹ thành công” +Thất bại là như thế nào ? +Thành công là như thế nào ? Thất bại là mẹ thành công: đó là một lời khuyên lời khích lệ cho những ai gặp thất bại trong học tập cũng như trong cuộc sống. -Liên hệ với các dị bản khác có ý nghĩa tương đương. (1đ) Ví dụ: Thua keo này ta bằy keo khác. C.Kết bài: Câu tục ngữ xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với hôm nay. *Hình thức: (1đ) -Trình bày sạch sẽ, văn có cảm xúc, đúng kiểu bài. -Ít sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. KIỂM TRA 1 TIẾT I.TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Đọc kĩ mẫu chuyện sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Hai ông sợ vợ tâm sự với nhau: Một ông thở dài: -Hôm qua, sau một trận cải vả tơi bời khói lửa buộc bà ấy phải quì,… -Bịa ! -Thật mà! -Thế cơ à ? Rồi sau nũa ? -Bà ấy quì xuống đất và bảo : -Thôi ! Bò ra khỏi gầm giương đi […] (truyện dân gian) 1.Đoạn văn trên có bao nhiêu câu đặc biệt ? (0,5đ) A.Ba câu B.Bốn câu C.Năm câu D.Sáu câu 2.Từ “hôm qua” là trạng ngữ chỉ : (0,5đ) A.Thời gian B.Nơi chốn C.Cách thức, phương tiện D.Nguyên nhân 3.Câu “Thế cơ à ?”, “Rồi sau nũa ?” là câu đặc biệt có tác dụng : (0,5đ) A.Hỏi đáp B.Bộc lộ cảm xúc C.Liệt kê, thông báo D.Cả A, B đều đúng. 4.Từ “Bịa” là : (0,5đ) A.Câu rút gọn B.Câu đặc biệt C.Từ đơn D.Từ ghép 5.Điền vào chỗ trống cho khái niệm sau đây : Trong khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số ………………… tạo thành………………… 6.Xác định thành phần bị lược bỏ trong câu sau: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” A.Lược bỏ chủ ngữ B.Lược bỏ vị ngữ C.Lược bỏ chủ ngữ và vị ngữ D.Lược bỏ nòng cốt câu 7.Hãy nối cột A và B cho thích hợp (1đ) A (câu đặc biệt) Tác dụng Trả lời a.Ôi ! Trăm hai mươi là bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế ? b.Cha ơi ! Cha ! Cha chạy đi đâu dữ vậy ? c.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. d.Khi thì ở chợ Cuối Chắm, ở đò Tràng Thưa, khi lại về phố Rổ, chợ Bì, chợ Bưởi 1.Bộc lộ cảm xúc 2.Liệt kê thông báo 3.Xác định thời gian nơi chốn 4.Gọi đáp a…… b…… c……. d……. II.Tự luận (6 điểm) Câu 1.Nêu tác dụng của câu đặc biệt ? (1đ) Câu 2.Xác định thành phần bị lược trong những câu dưới đây và khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ. (3đ) a.Thương người như thể thương thân b.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn c.Tấc đất, tấc vàng câu 3.Nêu đặc điểm của trạng ngữ, đặt hai câu trong đó có trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn (mỗi loại một câu) (2đ) ĐÁP ÁN I.Trắc nghiệm (4Điểm) 1.C (0,5đ) 2.A(0,5đ) 3.D(0,5đ) 4.B (0,5đ) 5.Điền từ: thành phần, câu rút gọn (0,5đ) 6.A (0,5đ) 7(1a, 2d, 3c, 4b) (1đ) II.Tự luận (6điểm) Câu 1.(1đ) Tác dụng của câu đặc biệt -Nêu lên thời gian nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn. -Liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng -Bộc lộ cảm xúc -Gọi đáp Câu 2.(3đ) Xác định thành phần bị lược bỏ, khôi phục lại thành phần đã bị mất. a.Thương người như thể thương thân (lược bỏ chủ ngữ) Khôi phục: chúng ta thương người như thể thương thân b.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ) Khôi phục:Bà tôi nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn c.Tấc đất, tấc vàng: (lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ) Khôi phục: Tôi nghĩ là một tấc đất là một tấc vàng Câu 3.(2đ) Đặc điểm của trạng ngữ -Về nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện,…diễn ra sự việc nói đến trong câu.(0,5đ) -Về vị trí: trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu. Giữa trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ có một khoảng nghỉ khi nói và một dấu phẩy khi viết.(0,5đ) *Đặt câu : -Hôm qua, tôi đi học lúc 7 giờ (trạng ngữ chỉ thời gian)(0,5đ) -Trong vươn hoa,có nhiều con ong đang hút mật (trạng ngữ chỉ nơi chốn)(0,5đ)