CÁC NHÓM THỰC VẬT TẢO I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: Kiến thức: Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo thể hiện tảo là thực vật bâc thấp Tập nhận biết một số tảo thường gặp. Hiểu rõ những lợi ích thực tế của tảo Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát Thái độ : Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật. II/Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu tảo xoắn để trong cố thuỷ tinh. Tranh tảo xoắn, rong mơ và một số tảo khác Chuẩn bị của học sinh : Tranh mẫu tảo III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào ? -Bài mới: 1.Mở bài: Trên mặt nước ao, hồ thường có váng màu lục hoặc màu vàng, váng đó do những cơ thể thực vật rất nhỏ bé là tảo tạo nên. Tảo còn gồm những cơ thể lớn hơn, sống ơ nước ngọt hoặc nước mặn. Vậy chúng có cấu tạo như thế nào, để nghiên cứu chúng, ta đi nghiên cứu bài hôm nay. +Hoạt động 1: Cấu tạo của tảo Mục tiêu : Thấy được tảo xoắn có cấu tạo đơn giàn là một sợi gồm nhiều tế bào HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ -GV yêu cầu HS quan sát một sợi tảo xoắn trên tranh phóng to Quan sát tranh → nhận xét về cấu tạo tảo xoắn mỗi sợi tảo xoắn có cấu tạo như thế nào ? → Quan sát tranh rong mơ. - Rong mơ có cấu tạo như thế nào ? - So sánh cấu tạo ngoài của rong mơ với cây bành ? → Tìm điểm giống nhau và khác nhau ? - Nêu đặc điểm của rong mơ ? Quan sát rong mơ (tảo nước mặn) → giới thiệu môi trường sống - Vì sao trong rong mơ có màu nâu ? → giới thiệu cách sinh sản. → Rút ra kết luận Các nhóm quan sát mẫu tảo xoắn bằng mắt, nhận dạng tảo xoắn ngoài tự nhiên. + Tổ chức cơ thể + Cấu tạo tế bào + Màu sắc của tảo - Tên gọi của tảo do chất nguyên sinh co dải xoắn chứa chất diệp lục - Cách sinh sản của tảo xoắn → sinh sản sinh dưỡng và tiếp hợp *Tiểu kết: Cơ thể tảo xoắn là một sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nhật. +Hoạt động 2: Một vài tảo khác thường gặp HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Sử dụng tranh giới thiệu một số tảo thường gặp khác -GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk tr.124 → rút ra nhận xét hình dạng của tảo? Qua hoạt động 1 và 2 có nhận xét gì về tảo nói chung? -HS quan sát tảo đơn bào, tảo đa bào. -HS nhận xét sự đa dạng của tảo về hình dạng, cấu tạo, màu sắc. → Nêu được: Tảo là thực vật bậc thấp, có một hay nhiều tế bào. *Tiểu kết:Dù đơn bào hay đa bào cơ thể tảo chưa có thân rễ lá thật sự, bên trong chưa phân hóa thành các loại mô điển hình. Chúng hợp thành nhóm thực vật bậc thấp. Hoạt động 3: Vai trò của tảo. Mục tiêu : Nắm được vai trò chung của tảo trong nước. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ -GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk. ? Tảo sống ở nước có lợi gì? ?Với đời sống con người tảo có lợi gì? ?Khi nào tảo có thể gây hại. HS trao đổi theo đôi bạn học tập, trao đổi thống nhất đáp an. → Nêu được vai trò của tảo trong tự nhiên và trong đời sống con người. *Tiểu kết: Vai trò của tảo: Góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho các động vật ở nước. Một số tảo cũng được dùng làm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc… Bên cạnh đó một số trường hợp tảo cũng gây hại. IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK Đánh dấu √ vào cho ý trả lời đúng trong câu sau: Tảo là thực vật bậc thấp vì: Cơ thể có cấu tạo đơn bào Sống ở nước Chưa có thân rễ lá thực sự. V/Dặn dò: Học bài theo nội dung bài ghi và SGK. Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 5 tr. 125 ở SGK. Đọc mục :Em có biết? Chuẩn bị trước bài Rêu – Cây rêu. Chuẩn bị một số vật mẫu rêu tường. . CÁC NHÓM THỰC VẬT TẢO I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: Kiến thức: Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo thể hiện tảo là thực vật bâc thấp Tập nhận biết một số tảo thường. mẫu tảo xoắn bằng mắt, nhận dạng tảo xoắn ngoài tự nhiên. + Tổ chức cơ thể + Cấu tạo tế bào + Màu sắc của tảo - Tên gọi của tảo do chất nguyên sinh co dải xoắn chứa chất diệp lục - Cách. hình thái như thế nào ? -Bài mới: 1.Mở bài: Trên mặt nước ao, hồ thường có váng màu lục hoặc màu vàng, váng đó do những cơ thể thực vật rất nhỏ bé là tảo tạo nên. Tảo còn gồm những cơ thể lớn