TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZƠ A.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Hs biết được: Những tính chất hoá học chung của bazơ và viết được PTHH tương ứng cho mỗi tính chất. 2. Kĩ năng Hs vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hóa học của bazơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống sản xuất. Hs vận dụng được những tính chất của bazơ để làm các bài tập định tính và định lượng. B.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. Hoá chất: Dung dịch Ca(OH) 2 , dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch H 2 SO 4 loãng,dung dịch CuSO 4 , CaCO 3 (hoặc Na 2 CO 3 ), phenolphtalein, quì tím. Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh. C.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: Hoạt động 1: 1.TÁC DỤNG CỦA DUNG DỊCH BAZƠ VỚI CHẤT CHỈ THỊ MÀU(8') Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Gv: Hướng dẫn Hs làm thí nghiệm - Nhỏ một giọt dung dịch NaOH lên mẫu giấy quì tím quan sát Nhỏ 1 giọt phenolphtalein (không màu) vào ống nghiệm có sẳn 1 2 ml dung dịch NaOH. Quan sát sự thay đổi màu sắc. Gv: Gọi đại diện các nhóm Hs nêu nhận xét. Gv: Dựa vào tính chất này ta có thể phân biệt được bazơ với dung dịch của loại hợp chất khác. Gv: Yêu cầu Hs làm bài tập 1 ( trong phiếu học tập) Bài tập 1: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong các dung dịch không màu sau: H 2 SO 4 , Ba(OH) 2 , HCl. Em hãy trình bày cách phân biệt các Hs: Làm thí nghiệm theo nhóm. Hs: Nhận xét: Các dung dịch bazơ (kiềm) đổi màu chất chỉ thị: - Quì tím thành màu xanh. - Phenolphtalein không màu thành màu đỏ. Hs: Trình bày cách phân biệt: - Đánh số thứ tự các lọ hoá chất và lấy mẫu thử. Bước 1: Lấy ở mỗi lọ 1 giọt dung dịch và nhỏ vào mẫu giấy quì tím - Nếu quì tím chuyển sang màu xanh là dung dịch Ba(OH) 2 - Nếu quì tím chuyển sang màu đỏ là dung dịch H 2 SO 4 , HCl. Bước 2: Lấy dung dịch Ba(OH) 2 vừa phân biệt được, nhỏ vào hai ống nghiệm chứa 2 dung dịch chưa phân lọ dung dich trên mà chỉ cần dùng quì tím. Gv: Gợi ý Hs làm bài tập(nếu thấy cần thiết). Gọi một Hs trình bày cách phân biệt( có thể dùng hoá chất đã phân biệt được để làm thuốc thử cho bước tiếp theo) biệt được: - Nếu thấy có kết tủa là dung dịch H 2 SO 4 H 2 SO 4 + Ba(OH) 2 BaSO 4 + 2H 2 O - Nếu không có kết tủa là dung dịch HCl. Hoạt động 2: 2.TÁC DỤNG CỦA DUNG DỊCH BAZƠ VỚI OXIT AXIT(3') Gv: có thể gợi ý cho Hs nhớ lại tính chất này (ở bài oxit) và yêu cầu Hs chọn chất để viết phương trình phản ứng minh hoạ Hs: Nêu tính chất: Dung dịch Bazơ (kiềm) tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước Phương trình: Ca(OH) 2 + SO 2 CaSO 3 + H 2 O 6KOH + P 2 O 5 2K 3 PO 4 + 3H 2 O (dd) (r) (dd) (l) Hoạt động 3: 3. TÁC DỤNG VỚI AXIT (9') Gv: Yêu cầu Hs nhắc lại tính chất hoá học của axit từ đó liên hệ đến tính chất tác dụng với bazơ. Gv: Phản ứng giữa axit với bazơ gọi là phản ứng gì? Gv: Yêu cầu Hs chọn chất để viết. phương trình phản ứng( trong đó một phản ứng đối với bazơ tan, một phản ứng hoá học của bazơ không tan) Chuyển ý: HS: Nêu tính chất của axit và nhận xét. Bazơ tan và không tan đều tác dụng vớ i axit tạo thành muối và nước. HS: P/ư giữa bazơ với axit gọi là phản ứ ng trung hoà. Hs: Chọn chất và viết phương trình phản ứ ng. Fe(OH) 3 + 3HCl FeCl 3 + 3H 2 O (r) (dd) (dd) (l) Ba(OH) 2 + 2HNO 3 Ba(NO 3 ) 2 + 2H 2 O Hoạt động 4: 4. BAZƠ KHÔNG TAN BỊ NHIỆT PHÂN HUỶ(8') Gv: Hướng dẫn Hs làm thí nghiệm. -Trước tiên: Tạo ra Cu(OH) 2 bằng cách đo dung dịch CuSO 4 tác dụng với dung dịch NaOH. Dùng kẹp gỗ, kẹp vào ống nghiệm rồi đun óng nghiệm có chứa Cu(OH) 2 Hs: Hs làm thí nghiệm theo nhóm Hs: Nêu hiện tượng. - Chất rắn ban đầu có màu xanh lam. - Sau khi đun: Chất rắn có màu đen và có hơi nước tạo thành. Hs : Nêu nhận xét trên ngọn lửa đèn cồn.Nhận xét hiện tượng (màu sắc của chất rắn trước và sau khi đun nóng). Gv: Gọi 1 Hs nêu nhận xét. Gv: Gọi một Hs viết phương tình phản ứng. Gv:Giới thiệu tính chất của bazơ với dung dịch muối(sẽ học ở bài 9) Kết kuận: Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit và nước. Hs: Viết phương trình phản ứng. Cu(OH) 2 0 t CuO + H 2 O (r) (r) (l) (màu xanh) (màu đen) Hoạt động 5: LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ (16') Gv: Gọi một Hs nêu lại tính chất của bazơ( trong đó đặc biệt lưu ý: Những tính chất nào của bazơ tan, những tính chất nào của bazơ không tan.So sánh tính chất của bazơ tan và không tan) Gv: Yêu cầu Hs làm bài luyện tập (trong phiếu học tập). Bài tập: Cho các chất sau: Cu(OH) 2 , MgO, Fe(OH) 3 , NaOH, Ba(OH) 2 Hs: Nêu các tính chất của bazơ: * Bazơ tan (kiềm): có 4 tính chất - Tác dụng với chất chỉ thị màu - Tác dung với oxit axit - Tác dụng với axit a)Gọi tên, phân loại các chất trên a) Trong các chất trên, chất nào tác dụng được với: - Dung dịch H 2 SO 4 loãng - Khí CO 2 Chất nào bị nhiệt phân huỷ? Viết các phương trình phản ứng xảy ra? Gv: Có thể hướng dẫn Hs làm phần a bằng cách kẻ bảng. - Tác dụng với dung dịch muối * Bazơ không tan có 2 tính chất: - Tác dụng với axit - Bị nhiệt phân huỷ Hs: Làm bài tập vào vở a) Công thứ c Tên gọi Phân loại Cu(OH) 2 MgO Fe(OH) 3 KOH BaOH) 2 Đồng (II) hiđroxit Magiê oxit Sắt (III) hiđroxit Kali hiđroxit Bari hiđroxit Bazơ (không tan) Oxit bazơ Bazơ (không tan) Bazơ (tan) Bazơ (tan) Hoạt động 6 BÀI TẬP VỀ NHÀ 1,2,3,4,5 (sgk 25) (1') Bài tập làm thêm: Để trung hoà 50 gam dd H 2 SO 4 19,6% cần vừa đủ 25 gam dd NaOH C%. a) Tính nồng độ phần trăm của dd NaOH đã dùng b) Tính nồng độ phần trăm của d d thu được sau phản ứng. D.RÚT KINH NGHIỆM . TẬP - CỦNG CỐ (16') Gv: Gọi một Hs nêu lại tính chất của bazơ( trong đó đặc biệt lưu ý: Những tính chất nào của bazơ tan, những tính chất nào của bazơ không tan.So sánh tính chất của bazơ. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZƠ A.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Hs biết được: Những tính chất hoá học chung của bazơ và viết được PTHH tương ứng cho mỗi tính chất. 2. Kĩ năng. AXIT (9& apos;) Gv: Yêu cầu Hs nhắc lại tính chất hoá học của axit từ đó liên hệ đến tính chất tác dụng với bazơ. Gv: Phản ứng giữa axit với bazơ gọi là phản ứng gì? Gv: Yêu cầu Hs chọn chất