1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giáo án Hoá 8 - NGUYÊN TỬ pps

4 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 160,54 KB

Nội dung

N N G G U U Y Y Ê Ê N N T T Ử Ử I/ Mục tiêu bài học: HS nắm được: 1) Kiến thức: - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm. Electron ký hiệu (e, - ) - Hạt nhân tạo bởi proton (p, + ) và nơtron (n). Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử - Trong nguyên tử, số e bằng số p. Electron luôn chuyển động và xếp thành từng lớp. Nhờ electron mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau 2) Kỹ năng: rèn luyện tính quan sát và tư duy cho học sinh 3) Thái độ: Cơ sở hình thành thế giới quan khoa học và tạo cho HS hứng thú học bộ môn II/ Đồ dùng dạy học: - Sơ đồ nguyên tử neon, hydro, oxi, natri - Yêu cầu học sinh xem lại “Sơ lược về cấu tạo nguyên tử” Vật lý 7 III/ Nội dung: 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: - Cho VD về vật thể tự nhiên và cho biết vật thể tự nhiên đó gồm có các chất nào? - Cho VD về vật thể nhân tạo và vật thể nhân tạo đó được làm ra từ các vật liệu nào? 3) Nội dung bài mới: Qua VD vừa nêu, các em đã biết có các chất mới có vật thể. Còn các chất được tạo ra từ đâu? Để tìm hiểu vấn đề, hôm nay chúng ta học bài “Nguyên tử” Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi Hoạt động 1: Nguyên tử GV: Chất được tạo ra từ nguyên tử (quả cầu cực kỳ nhỏ bé, D ≈ 10 -8 cm) HS: Đọc SGK phần đọc thêm trang 16 “Nếu xếp hàng … dài được thế” GV: Từ những vấn đề vừa nêu, em có nh.xét gì về nguyên tử? I/ Nguyên tử là gì? 1/ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện HS: trao đổi và phát biểu GV: Dùng tranh vẽ sơ đồ nguyên tử neon  vật lí 7 đã học sơ lược cấu tạo nguyên tử. Nguyên tử có cấu tạo thế nào? mang điện tích gì? HS: quan sát tranh và phát biểu Hoạt động 2: Hạt nhân nguyên tử GV: Hạt nhân ngtử được tạo nên từ những hạt chủ yếu nào? GV gt các loại hạt trg ngtử: Electron (e, -), Proton (p, +), Nơtron không mang điện - Quan hệ giữa số lượng proton và electron ntn để ngtử luôn trung hoà về điện? - Nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong nhân? - Khối lượng các hạt ra sao? - Có thể coi khối lượng hạt nhân là khối lượng ngtử hay không? HS: trao đổi và phát biểu, làm BT 2 trang 15 SGK 2/ Nguyên tử gồm: - Hạt nhân mang điện tích dương - Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm II/ Hạt nhân nguyên tử: 1/ Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron 2/ Trong mỗi nguyên tử số proton (p, +) bằng số electron (e, -) Hoạt động 3: Lớp electron HS: đọc phần 3 trang 14 “Trong ngtử …nhất định” GV: Trong hoá học phải quan tâm đến sự sắp xếp số electron này. Dùng sơ đồ cấu tạo ngtử H, O, Na  gt hạt nhân, các lớp electron. Dùng bảng sơ đồ Mg, K (để trống các loại hạt) kết hợp sơ đồ cấu tạo ngtử? HS: quan sát, nhận xét và điền vào bảng GV: Nhờ đâu mà các ngtử liên kết được với nhau? HS: trả lời ( những e lớp ngoài cùng) III/ Lớp electron: Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp 4) Củng cố: BT 1, 5 trang 15, 16 SGK 5) Dặn dò: - Làm các BT vào vở - Đọc trước bài “Nguyên tố hoá học” . nay chúng ta học bài Nguyên tử Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi Hoạt động 1: Nguyên tử GV: Chất được tạo ra từ nguyên tử (quả cầu cực kỳ nhỏ bé, D ≈ 10 -8 cm) HS: Đọc SGK phần. em có nh.xét gì về nguyên tử? I/ Nguyên tử là gì? 1/ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện HS: trao đổi và phát biểu GV: Dùng tranh vẽ sơ đồ nguyên tử neon  vật lí. (p, + ) và nơtron (n). Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử - Trong nguyên tử, số e bằng số p. Electron

Ngày đăng: 05/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w