Lại nói về xung đột lợi ích (LĐCT) docx

9 777 3
Lại nói về xung đột lợi ích (LĐCT) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lại nói về xung đột lợi ích (LĐCT) - Quản trị là một nhân tố hết sức quan trọng đóng góp đáng kể vào thành tích (hay thất bại) của một tổ chức (cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội dân sự hay cả quốc gia) bên cạnh các yếu tố vốn, lao động và công nghệ. Trong quản trị việc tránh xung đột lợi ích hay biểu hiện của xung đột lợi ích là vô cùng quan trọng. Để xung đột lợi ích hay biểu hiện của xung đột lợi ích xảy ra, hoặc xử lý không tốt những xung đột lợi ích, có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng quản trị, làm xói mòn lòng tin, gây bức xúc xã hội và như thế cản trở sự phát triển của đất nước. Mấy năm trước tôi đã bàn sơ về mâu thuẫn lợi ích trong đó có nhắc tới vụ "điện kế" của điện lực TP.Hồ Chí Minh. Vụ án đó đang được xử và theo Ban Chỉ đạo chống tham nhũng Trung ương đấy là một vụ án "điểm". Vụ này liên quan đến các công ty của vợ, con, những người thân của những người có chức có quyền (quyết định hay ảnh hưởng đến quyết định mua sắm cho các tổ chức dưới quyền mình). Các công ty này cung cấp hàng hoá hay dịch vụ cho tổ chức hay cơ quan mà những người có chức có quyền đó lãnh đạo. Hiện tượng này là rất phổ biến ở Việt Nam, là một biểu hiện của "chủ nghĩa tư bản cánh hẩu", và nếu không giải quyết tốt sẽ huỷ hoại niềm tin nói chung, làm cho quốc nạn tham nhũng càng trầm trọng và cản trở lớn đến sự phát triển của đất nước. Phần sau bổ sung thêm về khía cạnh pháp lý của vấn đề xung đột lợi ích liên quan đến tình huống cụ thể này. Có xung đột (hay mâu thuẫn) lợi ích chưa có nghĩa là có sự phạm pháp. Tuy nhiên, một số tình huống xung đột lợi ích bị pháp luật nghiêm cấm và sự vi phạm chúng là hành vi phạm pháp. Hãy xem vài quy định cụ thể trong các luật hiện hành của Việt Nam. Cả Luật Cán bộ công chức và Luật Phòng chống tham nhũng không nêu tường minh khái niệm xung đột lợi ích hay mâu thuẫn lợi ích. Trong Luật Cán bộ, Công chức, điểm 3, Điều 18 về những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ chỉ ghi là cấm "lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi". Nhưng không nêu cụ thể nên rất khó phán xét. Luật Phòng chống tham nhũng 2005 cũng không chứa cụm từ xung đột lợi ích song có nêu cụ thể hơn những nội dung cơ bản liên quan đến xung đột lợi ích tại Điều 37 về "những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm". Ngoài các điểm khác khoản 2, 3, 4 và 5 của điều này nêu rõ: 2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. 3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. 4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp. 5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp cũng không chứa cụm từ xung đột hay mâu thuẫn lợi ích, tuy nội dung chính được nêu khá rõ ràng. Điều 118 của Luật Doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý phải công khai các lợi ích liên quan. Điều 119 và 120 của luật này quy định nghĩa vụ của những người quản lý cũng như các giao dịch thương mại nào họ không được quyền quyết định mà phải được cấp cao hơn (hội đồng quản trị hay đại hội cổ đông) quyết định nhằm tránh xung đột lợi ích. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, các cổ đông thực hiện quyền kiểm soát của mình và hiện tượng xung đột lợi ích được giải quyết giữa họ với nhau và họ có thể yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật can thiệp nếu có vi phạm nghiêm trọng. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, thiết nghĩ điểm 5 của Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng là khá rõ ràng. Đối với các cơ quan nhà nước, các điểm 2, 3 và 4 nêu trên cũng khá rõ, song vẫn chưa thật cụ thể đối với việc mua hàng hoá và dịch vụ của các công ty được quản lý (hay sở hữu) bởi vợ, con và người thân của các vị lãnh đạo cơ quan mua hàng hoá và dịch vụ. Những vụ vi phạm pháp luật rành rành phải được nghiêm trị, phân tích thấu đáo và công bố công khai để cho người dân và các nhà quản lý hiểu để có giám sát tốt hơn cũng như tránh những việc tương tự. Sửa đổi và chi tiết hoá các quy định pháp luật liên quan và thực thi nghiêm chúng là việc phải làm thường xuyên. Việc dung túng cho những kẻ vi phạm có tác hại ghê gớm đến lòng tin, việc sử dụng, "cất nhắc" những người có liên quan dẫu họ chưa vi phạm pháp luật cũng vậy. Mà lòng tin luôn luôn là rất quan trọng trong mỗi tổ chức và trong cả quốc gia. . tránh xung đột lợi ích hay biểu hiện của xung đột lợi ích là vô cùng quan trọng. Để xung đột lợi ích hay biểu hiện của xung đột lợi ích xảy ra, hoặc xử lý không tốt những xung đột lợi ích, . Lại nói về xung đột lợi ích (LĐCT) - Quản trị là một nhân tố hết sức quan trọng đóng góp đáng kể vào thành tích (hay thất bại) của một tổ chức (cơ quan. liên quan đến tình huống cụ thể này. Có xung đột (hay mâu thuẫn) lợi ích chưa có nghĩa là có sự phạm pháp. Tuy nhiên, một số tình huống xung đột lợi ích bị pháp luật nghiêm cấm và sự vi phạm

Ngày đăng: 05/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan