1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề tài toán lớp 3

26 2,2K 48

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 272 KB

Nội dung

Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trong bậc học nền tảng tiểu học, toán học là một môn học chiếm vị trí vô cùng quan trọng và có rất nhiều ứng dụng trong đời sống thực tiễn. So với các bậc học khác thì ở bậc tiểu học việc giải toán chiếm phần lớn thời gian học toán của học sinh. Giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng và hiểu sâu hơn về các kiến thức số học đo lường, các yếu tố đại số, hình học. Mặt khác, qua giải toán các em tiếp tục các khái niệm, qui tắc, tính chất toán học và hình thành biểu tượng toán học một cách chắc chắn, bền vững. Thông qua nội dung thực tế muôn hình, muôn vẻ của các đề toán, học sinh sẽ tiếp nhận được những kiến thức phong phú về cuộc sống và có điền kiện để rèn luyện khả năng áp dụng kiến thức toán học vào cuộc sống, làm tốt điều mà Bác Hồ căn dặn “Học đi đôi với hành”. Đồng thời, giải toán còn là một cách rất tốt để rèn luyện đức tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận, chu đáo, …. Cho học sinh . Do đó, có thể nói biết giải toán thành thạo là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá trình độ toán học của mỗi học sinh; và biết hướng dẫn học sinh giải toán thành thạo theo đúng tinh thần “đổi mới phương pháp dạy học” được qui định tại công văn 896/BGDĐT-GDTH, ngày 13 tháng 02 năm 2006 của BGD- ĐT chính là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá khả năng dạy toán của giáo viên. Vậy với tư cách là một sinh viên - một giáo viên tiểu học tương lai, em chọn và nghiên cứu đề tài: “Nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn trong chương trình môn Toán ở Tiểu học”. 2.Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài để tìm hiểu sâu hơn về nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn trong chương trình môn toán ở Tiểu học để tìm ra phương pháp dạy học giúp học sinh làm tốt dạng bài giải toán có lời văn theo đúng tinh thần “Đổi mới phương pháp dạy học”. 3.Khách thể nghiên cứu: - 1 - Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng Học sinh lớp thực tập 3/6. 4. Giả thuyết khoa học: Trong quá trình day – học toán ở tiểu học thì việc giải được các bài toán ở học sinh là một yêu cầu cần phải đạt được mà người giáo viên cần phải quan tâm, bồi dưỡng, đặc biệt là dạng bài toán có lời văn. Vì vậy , nếu chúng ta dạy – học tốt dạng bài toán có lời văn thì sẽ thúc đẩy và phát triển năng lưc học toán ở học sinh. 5.Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề về dạy học giải toán có lời văn trong chương trình môn toán ở lớp 6.Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu về dạy học giải toán có lời văn trong chương trình môn toán ở lớp 3, không nghiên cứu các vấn đề khác. 7.Phương pháp nghiên cứu: 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu nhằm mục đích tìm hiểu, tham khảo, chọn lọc những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7.2.Phương pháp đàm thoại: Trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh lớp thực tập (3/6) để có thể hiểu biết cận kẻ các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình dạy – học giải toán. 7.3. Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp hoạt động dạy – học giải toán của giáo viên và học sinh để có thể thu thập những tài liệu quan trọng từ thực tế một cách toàn diện, chính xác đáng tin cậy. 8.Kế hoạch nghiên cứu: - Từ ngày 22/02/2010 – 29/02/2010 hoàn thành đề cương. - Từ ngày 01/03/2010 – 11/03/2010 thực hiện đề tài. - Từ ngày 15/03/2010 – 09/04/2010 hoàn thành đề tài. - 2 - Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng B.PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.Một số vấn đề chung về dạy toán có lời văn ở Tiểu học. 1.1. Mục tiêu chung của dạy học giải toán có lời văn ở Tiểu học: - Giúp học sinh có những kiến thức cơ bản, ban đầu về bài toán có lời văn. - Hình thành các kĩ năng thực hành giải các bài toán có nhiều ứng dụng trong thực tiển. - Góp phần bước đầu phát triển tư duy khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng, logic (nói và viết). - Biết phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú trong học tập toán. Bước đầu hình thành phương pháp tự học, làm việc có kế hoạch, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. 1.2. Một số vấn đề chung về dạy học giải toán có lời văn trong chương trình môn toán ở Tiểu học: Hoạt động cơ bản của người làm toán là giải toán. Thành thử dạy học giải toán rất quan trọng trong dạy học toán. Trong dạy học giải toán, các yêu cầu cơ bản được sắp xếp có chủ định trong từng lớp, toạ thành một hệ thống các yêu cầu từ thấp đến cao, từ lớp 1 đến lớp 5, trong sự kết hợp chặt chẽ với lí thuyết. Nhiều yêu cầu cơ bản của giải toán được trải ra ở nhiều lớp, nên việc nắm chắc yêu cầu ở từng lớp là rất quan trọng. Các bài toán ở Tiểu học được phân chia thành các bài toán đơn và các bài toán hợp: Bài toán được giải bằng một phép tính được gọi là bài toán đơn, bài toán cần ít nhất hai phép tính để giải được gọi là bài toán hợp. Đối với các bài toán đơn căn cứ vào ý nghĩa phép tính, mối quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính hoặc vận dụng công thức; ta có thể chia bài toán đơn thành 5 nhóm: Nhóm 1: Các bài toán đơn thể hiện ý nghĩa cụ thể của các phép tính số học. - 3 - Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng Nhóm 2: Các bài toán đơn thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần và kết quả phép tính. Nhóm 3: Các bài toán đơn phát triển thêm ý nghĩa mới của phép tính số học. Nhóm 4: Các bài toán đơn liên quan đến phân số và tỉ số. Nhóm 5: Các bài toán đơn áp dụng công thức. Các bài toán hợp được chia thành 2 nhóm: Nhóm 1: Gồm các bài toán mà cách giải không nêu thành mẫu, được gọi là các bài toán không điển hình: Giải các bài toán có đến hai bước tính với mối quan hệ trực tiếp và đơn giản; giải các bài toán có đến hai hoặc ba bước tính có sử dụng phân số. Nhóm 2: Gồm các bài toán mà quá trình giải có phương pháp giải riêng cho từng dạng bài toán, trong dạy học toán ở Tiểu học ta gọi là các bài toán điển hình: Bài toán liên quan đến rút đơn vị. Tìm hai số biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của chúng. Tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng. Tìm số trung bình cộng. Các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận. Các bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch. Các phương pháp giải toán có lời văn ở Tiểu học gồnm có : + Phưong pháp sơ đồ đoạn thẳng. + Phương pháp rút về đơn vị và tỉ số. + Phương pháp tỉ lệ. + Phương pháp thay thế. + Phương pháp thử chọn. 2.Mức độ yêu cầu về dạy toán có lời văn ở Lớp 3: - 4 - Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng Chương trình toán ở Tiểu học năm 2000 qui định mức độ yêu cầu giải toán ở Tiểu học đối với chương trình lớp 3 như sau: Học sinh biết giải các bài toán có đến hai bước tính, các bài toán qui định về đơn vị và các bài toán có nội dung hình học. 3.Định hướng đổi mới phương pháp dạy học: Để phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học thì người giáo viên cần phải xây dựng các mức độ dạy học ở từng giai đoạn cho phù hợp tư duy và kiến thức học sinh Tiểu học. Có 3 mức độ đối với việc tổ chức dạy học toán: + Mức độ 1: Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán. + Mức độ 2: Hoạt động làm quen với giải toán. + Mức độ 3: Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán. • Hoạt động chuẩn bị: Thông qua hoạt động với các nhóm đồ vật, tranh ảnh, hình vẽ, các bài toán đến các đại lượng và mối quan hệ giữa các đại lượng là một phần quan trọng trong giải toán ở Tiểu học. Vì vậy học sinh cần được rend luyện kĩ năng đo đại lượng, tính toán trên các số đo đại lượng; giáo viên phải giúp học sinh nắm vững các bài toán đơn để chuẩn bị tốt cho việc giải bài toán hợp. • Hoạt động làm quen với giải toán: Trong việc dạy giải toán ở Tiểu học, giáo viên phải giải quyết hai vấn đề then chốt sau: Làm cho học sinh nắm được các bước cần thiết của quá trình giải toán và rèn luyện kĩ năng thực hiện các đó một cách thành thạo gồm có 4 bước: + Bước 1: Tìm hiểu kĩ đề bài. Để hiểu nội dung đề bài, học sinh cần hiểu cách diễn đạt bằng lời văn của đề bài, nắm được ý nghĩa và nội dung của đề bài thông qua việc tóm tắt của bài toán bằng sơ đồ hoặc hình vẽ. - 5 - Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng Do đó, một trong những việc làm giúp học sinh hiểu đầu bài là yêu cầu học sinh nhắc lại theo cách diễn tả của mình dựa vào tóm tắt của bài toán. Điều này giúp học sinh nhớ được đề bài để tập trung suy nghĩ về bài toán. Giúp học sinh xác định được mỗi bài toán gồm 3 yếu tố: dữ kiện bài toán (là những cái đã cho, đã biết), những ẩn số ( là những cái chưa biết và cần tìm) những điều kiện (là quan hệ giữa dữ kiện và ẩn số hoặc giữa cái đã cho và cái đã tìm). Trong dạy toán, để học sinh có thể tập trung vào các yếu tố cơ bản của bài toán, giáo viên cần phải dạy học sinh tóm tắt đề bài dưới dạng ngắn gọn, bằng dạng sơ đồ lời, hình vẽ, sơ đồ đoạn thẳng. + Bước 2: Lập kế hoạch giải. Lập kế hoạch giải chính là đi tìm hướng giải cho bài toán, thường dùng phương pháp phân tích và tổng hợp. Phân tích thường được tiến hành dưới 2 dạng: - Phân tích để sàn lọc: Nhằm loại bỏ các yếu tố thừa các tình tiết không cơ bản trong bài toán. Ví dụ: Trong bài toán: Có bao nhiêu số có 2 chữ số? Học sinh phải nắm được có 10 chữ số được dùng để viết số và chữ số hàng chục phải khác 0 biết tóm tắt ngắn gọn bài toán. - Phân tích thông qua tổng hợp: Là đem các dữ kiện và điều kiện của bài toán đối chiếu với yêu cầu của vài toán để hướng sự suy nghĩ và mục tiêu cần đạt, là mối liên hệ giữa cái cần tìm với các dữ kiện. Đây là khâu chủ yếu của quá trình giải toán, giáo viên phải từng bước giúp học sinh sử dụng thao tác này thông qua luyện tập. + Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải. - 6 - Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng Hoạt động này bao gồm việc thực hiện các phép tính đã nêu trong kế hoạch giải bài toán và trình bày bài giải. Theo chương trình Tiểu học mới, ngay từ lớp một học sinh đã biết cách trình bày lời giải của bài toán. Ví dụ: Quyển sách của Lan gồm 64 trang, Lan đã đọc được 24 trang. Hỏi Lan còn phải đọc được bao nhiêu trang nữa thì hết quyển sách.(Bài 3-Toán1-trang 158). Lời giải bài toán được yêu cầu trình bày như sau: + Số trang sách Lan còn phải đọc là: 64 - 24 = 40 (trang) Đáp số: 40 trang. Đối với lời giải bài toán, học sinh có thể có nhiều cách trả lời khác nhau. Ví dụ trong bài toán trên học sinh có thể có các câu trả lời khác. Vì thế câu trả lời trong bài toán là câu trả lời mở. Vậy cùng một phép tính giáo viên có thể khuyến khích học sinh trả lời nhiều cách khác nhau. + Bước 4: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải. Đây không phải là bước bắt buột đối với quá trình giải toán nhưng là bước không thể thiếu trong dạy học giải toán bước này có mục đích: Kiểm tra ,rà soát lại công việc giải bài toán. Tìm cách giải khác và so sánh cách giải. Suy nghĩ khai thác đề bài toán. Đối với học sinh tiểu học, mục đích cơ bản là rèn cho học sinh thói quen kiểm tra rà soát lại công việc giải. Đối với học sinh khá giỏi cần rèn luyện thói quen tìm cách giải khác cho một bài toán và so sánh cách giải. Hình thành và rèn kĩ năng giải toán - 7 - Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng Đối với các bài toán đơn có lời văn cần giúp học sinh hiẻu đúng các từ khoá như: “thêm”, “bớt”, “nhiều hơn”, “ít hơn”, “so sánh hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị”,… để từ đó học sinh nhận thức được ý nghĩa toán học của các từ và chọn đúng phép tính thích hợp. Để hoàn thành năng lực khái quát hoá và kĩ năng giải toán, rèn luyện năng lực sáng toạ trong học tập cần tiến hành các hoạt động sau: Giải các bài toán nâng dần mức độ phức tạp trong mối quan hệ giữa các số đã cho và các số phải tìm hoặc điều kiện bài toán. Giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau. Tiếp xúc với các bài toán thiếu hoặc thừa dữ kiện. Giải các bài toán trong đó phải xét với nhiều khả năng xảy ra để chọn một khả năng, thoả mãn điều kiện của đề bài. Lập và biến đổi bài toán theo các hình thức: Đặt câu hỏi cho bài toán, lập bài toán tương tự như bài đã giải, lập bài toán ngược với bài đã giải, lập bài toán theo tóm tắt hoặc sơ đồ minh hoạ. - 8 - Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng CHƯƠNG 2: NỘI DUNG DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN Ở LỚP 3. 2.1 Hệ thống các tiết dạy học về giải toán có lời văn trong chương trình môn toán lớp 3: Gồm có các bài sau: Ôn tập về giải toán (trang 12). Tìm một trong các phần bằng nhau của một số (trang 26). Luyện tập (trang 26,27). Gấp một số lên nhiều lần (trang 33). Giảm đi một số lần (trang 37). Luyện tập (trang 38). Bài toán giải bằng hai phép tính. Bài toán giải bằng hai phép tính (tiếp theo) (trang 51). Luyện tập (trang 52). So sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Luyện tập (trang 58). So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Chu vi hình chữ nhật. Chu vi hình vuông. Luyện tập (trang 89). Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Luyện tập (trang 129) Luyện tập (tiếp theo) (trang 129). Luyện tập chung. (trang 165). Bài toán liên quan đến rút về đơn vị tiếp theo (trang 166). Luyện tập (trang 167). Luyện tập chung (trang 168). Ôn tập về giải toán (trang 176). - 9 - Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng Ôn tập về giải toán tiếp theo (trang 176). Và một số bài vận dụng các kiến thức nhằm củng cố kĩ năng giải toán cho học sinh. 2.2. Mục tiêu dạy học giải toán có lời văn ở lớp 3 nhằm giúp học sinh: Bước vận dụng các kiến thức kĩ năng của môn toán để giải bài toán có lời văn (có không quá hai bước tính) trong đó có một số dạng bài toán như: tìm một trong các phần bằng nhau của một số, gấp một số lên nhiều lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, so sánh số bé phần một phần mấy số lớn, bài toán liên quan đến rút về đơn vị, bài toán có nội dung về hình học. Giúp học sinh phát triển các năng lực, tư duy (so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hoá), phát triển trí tưởng tượng không gian, tập nhận xét các số liệu thu thập được; diễn đạt rõ đúng các thông tin, cẩn thận, tự tin, hứng thú trong học tập. 2.3. Các đặc điểm cơ bản của chương trình giáo khoa của dạy học giải toán có lời văn ở lớp 3: 2.3.1. Bài toán có lời văn ở lớp 3 bao gồm: So sánh hai số hơn kém nhau một đơn vị. Bài toán giải bằng hai phép tính. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Tìm một trong hai phần bằng nhau của một số. Gấp một số lên nhiều lần. Giảm đi một số lần. So sánh số lớn gấp mấy lần số bé. So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Bài toán có nội dung hình học 2.3.2. Các đặc điểm nội dung cơ bản: - 10 - [...].. .Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng Tốn 3 thuộc giai đoạn các lớp 1, 2, 3 nên nội dung tốn 3 có đầy đủ các đặc điểm tốn 1 và tốn 2 Do đó, kế thừa được các kết quả đổi mới của giải tốn lớp 1 và 2 Mặt khác, tốn 3 thuộc lớp cuối của giai đoạn đầu nên phải bổ sung và hồn thiện các kiến thức kĩ năng cơ bản... số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêm mười nghìn -Số 30 000 -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở -Nhận xét bạn -Lớp đồng thanh -3 HS lên bảg làm bài,cả lớp làm vào vở -Nhận xét bạn -Dãy b là các số tròn nghìn, dãy c là các số tròn trăm, dãy d là các số tự nhiên liên tiếp Bài 2: - 13 - Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng -BT u cầu chúng ta làm gì? -Trên đoạn... số liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu? -u cầu một HS lên bảng làm bài, Cả lớp làm vào vở -Cho HS nhận xét -GV nhận xét -u cầu cả lớp đọc các số trên tia số Bài 3: -BT u cầu chúng ta là gì? -Mời 1 HS nhắclại cách tìm số liền trước và số liền sau của một số -u cầu 1 HS lên bảng làm bài, cả lớplàm vào vở Số liền trước 12 533 43 904 62 36 9 -u cầu chúng ta viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch -Gồm có 7 vạch... giải của bài tốn hợp - 11 - Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ Ở LỚP THỰC TẬP 3. 1 Một số kế hoạch bài dạy: Giáo án 1: Bài dạy: Số 100 000-Luyện tập I.Mục tiêu: -Biết số 100 000 -Biết cách đọc, viết và thứ tự các số có năm chữ số -Biết số liền sau của số 99 999 là số 100 000 -Cho HS làm BT1, 2, 3( dòng 1, 2, 3) , BT4 II.Đồ dùng dạy học:... cả lớp làm vào vở -Nhận xét bạn -Cả lớp đọc -u cầu chúng ta tìm số liền trước và số liền sau của một số có 5 chữ số -Muốn tìm số liển trước của một số ta lấy số đó trừ đi một đơn vị Muốn tìm số liền sau của một số ta lấy số đó cộng thêm một đơn vị -HS thực hiện theo u cầu Số đã cho 12 534 43 905 62 37 0 -Cho HS nhân xét -GV nhận xét -Mời 1-2 HS khá giỏi nêu miệng 2 dòng cuối Số liền sau 12 535 43 906... học đầy đủ hơn cho các em để các em học tập tốt hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập tốn lớp 3 2.Giáo trình phương pháp dạy học tốn ở Tiểu học – tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học – Nhà xuất bản giáo dục, Nhà xuất bản Đại học sư phạm 3. Giải bài tốn ở Tiểu học như thế nào – Phạm Đình Thực – Nhà xuất bản giáo dục - 25 - Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng - 26... lời - HS thực hiện theo u cầu - HS trả lời - HS đọc bài - HS trả lời - 1 HS lên bảng - 18 - Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng là bước rút về đơn vị? - Nhận xét, cho HS đọc lại bài của mình và hỏi: ai có câu lời giải khác? - Kiểm tra kết quả lớp - Cho HS đọc bài Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài - GV chia lớp thành 4 nhóm thi xếp nhanh - GV phát giấy và hình cho mỗi nhóm - Cho các nhóm xếp hình... có 3 học sinh làm được điểm 3 Số học sinh còn lại làm được từ 5 – 9 điểm Từ những thống kê điểm thi của học sinh lớp thực tập, em nhận thấy tỉ lệ học sinh giỏi đạt rất cao số còn lại là học sinh khá riêng chỉ có 2- 3 em là học hơi yếu Đây chính là một kết quả rất tốt vì trong q trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay góp phần nâng cao chất lượng học tốn ở Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt - 22 - Đề tài. .. biệt là ở lớp 3, em nhận thấy rằng: Nhờ - 23 - Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng việc đổi mới chưong trình, sách giáo khoa cũng như phương pháp dạy học mới – dạy cách học cho người học và lấy người học làm trung tâm đã thu được rất nhiều kết quả khả quan Nhưng bên cạnh đó em còn nhận thấy rằng một số học sinh còn lúng túng trong việc giải tốn có lời văn vì các em chưa đọc kĩ đề bài, chưa... và qua q trình nghiên cứu về đề tài: “Nội dung và phương pháp dạy học giải tốn có lời văn trong chương trình mơn tốn ở lớp 3 theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, tơi đã thu được rất nhiều kết quả khả quan trong dạy và học Tôi thấy trường cũng có trang bò đồ dùng học tập cho các em nhưng vẫn chưa đầy đủ lắm Còn bàn ghế chưa đúng chuẩn lắm đối học sinh - 24 - Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: . liền sau 12 533 12 534 12 535 43 904 43 905 43 906 62 36 9 62 37 0 62 37 1 Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng đá? +Bài toán yêu cầu gì? -Mời 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào. lớn. Bài toán có nội dung hình học 2 .3. 2. Các đặc điểm nội dung cơ bản: - 10 - Đề tài nghiên cứu khoa học SVTH: Trần Quốc Tồng Toán 3 thuộc giai đoạn các lớp 1, 2, 3 nên nội dung toán 3 có đầy. tập. 2 .3. Các đặc điểm cơ bản của chương trình giáo khoa của dạy học giải toán có lời văn ở lớp 3: 2 .3. 1. Bài toán có lời văn ở lớp 3 bao gồm: So sánh hai số hơn kém nhau một đơn vị. Bài toán

Ngày đăng: 05/07/2014, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w