1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề tài toán lớp 4

25 332 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 351,5 KB

Nội dung

Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………….…… Trang 1. Lý do chon đề tài……………………………………………………….2 2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………… 3 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, khách thể nghiên cứu:……4 4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………… 4 PHẦN NỘI DUNG…… …………………………… …….5 Chương 1: Cơ sở lí luận 1. Phương pháp dạy học theo nhóm tương tác ………………………… 5 1.1 Thế nào là dạy học theo nhóm tương tác .…………………………… 5 1.2 Các dạng hoạt động nhóm, phương tiện dạy học theo nhóm, đánh giá việc học tập của nhóm.………………………………………………………… 6 1.3 Quy trình và cách thức dạy học theo nhóm…………………………….7 1.4 Những ưu điểm của việc dạy học theo nhóm tương tác……………… 9 1.5 Những lưu ý đối với giáo viên khi áp dụng phương phát dạy học theo nhóm tương tác………………………………………………………………….10 Chương 2: Nội dung chương trình về phân số – các phép tính về phân số toán 4 (Chương trình tiểu học mới) 2.1 Hệ thống các tiết dạy về phân số-các phép tính về phân số trong chương trình toán lớp 4………………………………………………………………….11 2.2. Mục tiêu dạy học:……………………………………………… 11 2.3 Các đặc điểm của chương trình sgk:………………………………… 12 Chương 3: Phương pháp dạy học một số nội dung cụ thể ở lớp thực tập 3.1. Một số kế hoạch bài dạy………………………………………………15 3.2 Phân tích minh họa cho các luận điểm chung trên đã nêu trên hoặc liên hệ thực tến ở điểm thực tập…………………………………………………… 22 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chon đề tài: Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện sách giáo khoa toán tiểu học mới: phương pháp dạy học theo nhóm tương tác có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong dạy học toán ở tiểu học, nhất là trong tiến trình đổi mới chương trình, nội dung và phương phap dạy học hiện nay ở tiểu học. Nó tạo điều kiện trực tiếp cho người dạy và người học huy động các năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiến, nâng cao tính khách quan khoa học của kiến thức. Trên cơ sở hướng dẫn điều khiển của giáo viên, học sinh được trình bày, nêu ý kiến về nhận thức của mình thông qua việc thảo luận theo nhóm tương tác sẽ góp phần đắc lực cho việc hình thành và rèn luyên các kiến thức kĩ năng cơ bản, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho lao động sư phạm hiệu quả hơn. Xuất phát từ địng hướng về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học Trong định hướng đổi mới phương pháp dạy hiện nay, việc coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo độc lập của học sinh để giúp cho học sinh tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề của bài học. Áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm tương tác sẽ là yêu cầu đối với người dạy và người học, giúp cho tư duy và nhạn thức của người học phát triển theo chiều hướng lô gích là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn.Việc tổ chức dạy học theo nhóm tương tác, cho phép các cá nhân trong nhóm cùng thảo luận, nghiên cứu, chia sẻ những băn khoan, suy nghĩ, kinh nghiện của mình, cùng nhau xây dựng nhận thức mới về các nội dung môn học. Khi hoạt động trong nhóm mỗi cá nhân có thể hiểu rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy được điều minh cần phải học hỏi thêm về các nội dung môn toàn. Việc tiếp thu kiến thức trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động tự giáo viên. Từ xưa, bên cạnh câu: 2 “Không thầy đố mày làm nên” Cha ông ta đã có câu : “Học thầy không tày học bạn” Thoạt nhìn, tưởng như học tập hợp tác mâu thuẫn với cá thể, hạn chế mức độ tích cực của mỗi cá nhân. Thực ra trong học tập hợp tác, mục tiêu hoạt động là chung của toàn nhóm nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể, trong nhóm mỗi cá nhân đều phải nỗ lực không ỷ lại. Kết quả làm việc của từng nhóm được trình bày thảo luận trước lớp sẽ tạo một không khí thi đua giữa các nhóm, đóng góp tích cực vào kết quả chung của học bài. Xuất phát từ thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm tương tác môn toán ở tiểu học hiện nay. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc khai thác và sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm tương tác của nhiều giáo viên mà thực tế của bản thân cho thấy còn nhiều hạn chế, chưa thể hiện tính ưu việt của nó, do chưa đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để, chưa coi trọng hoạt động học tập của học sinh là trung tâm của quá trình dạy học cho nên việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm chưa phát huy hết tác dụng. Nhiều giáo viên tổ chức dạy học theo phương pháp theo nhóm chưa khoa học nên nhiều học sinh chưa thực sự làm việc, chỉ dựa vào thành quả hoạt động của bạn khác. Việc tổ chức của giáo viên còn nặng nề về hình thức nên nhiều nhóm học sinh làm việc sai mục đích dẫn đến chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, các thành viên trong nhóm, do tâm lí và ý kiến khác dẫn đến mất đoàn kết, trưởng nhóm không điều hành được công việc chung của nhóm mình. Nhiều học sinh còn bỡ ngỡ với hoạt động này chưa mạnh dạn còn nể nang, tự ái cá nhân, chưa có ý thức tôn trọng ý kiến của bạn cho nên kết quả chưa đạt được yêu cầu đề ra. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài hình thức tổ chức học tập theo nhóm trong dạy học môn toán. 3 2. Mục đích nghiên cứu: - Để tìm hiểu sâu hơn về hình thức tổ chức dạy học tập theo nhóm trong việc dạy học môn toán để dạ các phép tính về phân số ở lớp 4. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, khách thể nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu hình tức tổ chức học tập theo nhóm trong việc dạy học môn toán để dạy các phép tính về phân số ở lớp 4. 3.2 khách thể nghiên cứu: - Giáo viên: Nguyễn Thị Phi - Học sinh lớp thực tập 4/6 3.3 Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu về hình thức tổ chức học tập theo nhóm trong việc dạy học môn toán để dạy các phép tính về phân số ở lớp 4. 4. Phương pháp nghiên cứu : 4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 4.2. Phương pháp quan sát : Thông qua dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp. 4.3. Phương pháp điều tra : Tìm hiểu thực trạng việc khai thác và sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm tương tác các phép tính về phân số toán lớp 4. 4.4. Phương pháp khảo sát, thống kê: - Thông qua việc khảo sát, thông kê nắm được số lượng điểm cả lớp, nắm được mức độ hoàn thành bài toán của học sinh qua bài kiểm tra. 4.5. Kế hoạch nghiên cứu: - Ngày 12.03.2010 đến 20.03.2010: sửa đề cương - Ngày 11.04.2010 hoàn thành đề cương. 4 1. Phương pháp dạy học theo nhóm tương tác : 1.1 Thế nào là dạy học theo nhóm tương tác : - Hoạt động dạy học theo nhóm tương tác là hoạt động trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động tương tác với nhau trong các nhóm nhằm đạt được mục tiêu trong học tập. - Tính tương tác là đặc điểm nổi trội: Nói chung, trong hoạt động nào cũng cần có hoạt động tương tác, như ở đây cần đặt ra quy trình để mọi thành viên trong nhóm để có hoạt động vào từng giai đoạn học tập của nhóm. Nhóm thích hợp là từ 2 đến 6 học sinh là vừa. 1.1.1. Ích lợi của việc dạy học theo nhóm : Hoạt động lao động tương tác theo nhóm, hoạt động giao tiếp và có tính tích hợp là đặc điểm nổi bật của công việc lao động trong tương lai. Giúp phát triển những năng lực của người lao động hiện đại. - Tăng cơ hội thảo luận, trao đổi, hợp tác để từ đó hiểu sâu sắc kiến thức hơn, nâng cao chất lượng học tập của từng học sinh. - Đem lại cơ hội cho học sinh được sử dụng các kiến thức và kĩ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện. - Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình. - Tăng cường sự đoàn kết trong công việc chung. - Tin tưởng vào ý thức tương trợ bạn, có điều kiện học hỏi lẫn nhau. - Tự khẳng định bản thân, mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá. - Tạo môi trường để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập, học sinh kém có điều kiện học tập các bạn trong nhóm, có điều kiện để tiến bộ trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ được giao. 5 - Tăng cường tính tích cực trong học tập, phát triển sự sáng tạo của học sinh, tạo cơ hội cho mọi học sinh được tham gia phát biểu, phân tích, phê phán, trình bày, tranh cãi, hoạt động . . . 1.2 Các dạng hoạt động nhóm, phương tiện dạy học theo nhóm, đánh giá việc học tập của nhóm: 1.2.1. Các dạng hoạt động nhóm : - Có nhiều dạng hoạt động nhóm, việc lựa chọn dạng hoạt động nhóm cho một bài cụ thể phụ thuộc vào mục tiêu nội dung bài : - Nhóm cùng nhiệm vụ: Các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ. Mục đích của dạng này là tạo ra sự thi đua giữa các nhóm, xem nhóm nào hoàn thành nhanh nhất và tốt nhất hay có thể chỉ là xem xét cách giải quyết khác nhau của các nhóm. - Nhóm khác nhiện vụ: Các nhóm được giao nhiện vụ khác nhau, nhưng những nhiện vụ đó có liên quan đến nhau. Các nhiện vụ có thể có mức độ khó giống nhau hay khác nhau nhằm đáp ứng trình độ khác nhau của mỗi nhóm. Thông thường nên giao nhiệm vụ ở ba mức: Khá cho nhóm khá giỏi; vừa phải cho nhóm học sinh trung bình, dễ cho học sinh yếu kém. - Nhóm “đường vòng”: Một chuỗi nhiệm vụ được giao cho mỗi nhóm theo trình tự khác nhau, do đó tại một thời điểm cụ thể, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ khác nhau, cuối cùng các nhóm đều hoàn thành tất cả các nhiệm vụ. - Giáo viên nên sử dụng các hoạt động có kết thúc mở để khai thác khả năng phân tích tổng hợp của học sinh. Nếu nhiệm vụ hoàn toàn đóng, bạn chỉ hoàn toàn nhận thông tin mang tính đúng, sai mà không phát triển được hoạt động ở khía cạnh khác nhau. 1.2.2. Phương tiện để tổ chức dạy học có hiệu quả: - Địa điểm làm việc: Cần đủ không gian làm việc cho mỗi nhóm. Đủ các trang thiết bị cần thiết cho từng nhóm. Như bàn làm việc, đồ dùng học tập để thực hiện nhiệm vụ được giao. 6 - Các vật liệu trình diễn như bảng, phấn màu các loại, giấy bút …. - Các dụng cụ để hoạt động phù hợp môn học và hoạt động nhóm. - Các mô hình, các dụng cụ thí nghiệm, các dụng cụ học môn toán như compa, thước kẻ, thước dây, cân, dụng cụ đo dung tích, diện tích, các tranh vẽ, phiếu học tập cho các nhóm. - Bàn ghế: Tiện cho việc bố chí các nhóm học tập. - Các phương tiện hiện đại như máy tính, phần mềm dạy học môn toán. 1.2.3. Đánh giá trong dạy học theo nhóm: - Đánh giá cho điểm cả nhóm: Điểm của mỗi cá nhân được nhận bằng điểm của nhóm. - Đánh giá từng cá nhân: Giáo viên theo dõi hoạt động của từng nhóm và đánh giá điểm của nhóm, cả nhóm căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ giao cho cá nhân mà đánh giá điểm của mỗi cá nhân trong nhóm. - Tự đánh giá: Mỗi nhóm tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiện vụ của nhóm mình và lượng hoá bằng điểm. - Mỗi cá nhân dựa vào viêc hoàn thành nhiệm vụ của mình để xác định điểm nhưng không vượt quá điểm của nhóm. 1.3 Quy trình và cách thức dạy học theo nhóm: 1.3.1. Quy trình dạy học theo nhóm: Bước 1: Tổ chức thành lập các nhóm. Danh sách các nhóm, nhóm trưởng. Bước 2: Đề ra nhiệm vụ: Giáo viên xác định nhiệm vụ của từng nhóm, cách tiến hành hoạt động của các nhóm. Bước 3: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. Bước 4: Các đại diện nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung, đánh giá. Bước 5: Hoạt động chung cả lớp ( nếu cần thiết ) giáo viên tổ chức chốt lại các kiến thức mới xuất hiện, đánh giá hoạt động học tâp của từng nhóm. 1.3.2. Kĩ thuật chia nhóm: a/ Tổ chức chia nhóm : 7 Tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ huy động số người tham gia mà xác định số người trong nhóm. - Thành phần trong nhóm: Nhóm theo từng trình độ năng lực, nhóm theo khu vực của gia đình, nhóm theo sở thích bạn bè, nhóm theo cấu trúc tổ chức của lớp( tổ ) nhóm theo chỗ ngồi, nhóm chọn ngẫu nhiên, nhóm hỗn hợp. b/ Kĩ thuật chọn nhóm: - Bằng những hoạt động khéo léo phù hợp cách chia nhóm để chọn nhóm chẳng hạn: - Chọn nhóm ngẫu nhiên bằng cách đếm. - Dự kiến số lượng nhóm ví dụ: 7 nhóm. Giáo viên cho học sinh đếm lần lượt không theo tiêu chí nào có thể theo dãy bàn ngồi lần lượt đếm từ 1 đến 7 rồi cứ như thế đến hết lớp, những học sinh nào số 1 vào nhóm 1… học sinh nào mang số 7 vào nhóm 7. - Lập nhóm hỗn hợp nhiều trình độ. - Lập danh sách học sinh từ giỏi đến yếu. Chọn một học sinh đầu danh sách, một học sinh cuối danh sách và hai học sinh ở giữa tạo thành nhóm 4. - Chọn hai cặp thành một nhóm. - Chia học sinh thanh các loai giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Chọn giỏi + kém và khá + trung bình tạo thành nhóm 4 người. - Cách chọn kiểu phân cấp quản lý ( bằng cách dựa vào nhóm trưởng ) Chọn lãnh đạo nhóm trước: Chọn một số học sinh làm nhóm trưởng. Họp lãnh đạo nhóm phổ biến chon nhóm hỗn hợp. Các lãnh đạo nhóm chọn thành viên vào nhóm. 1.3.3. Lập kế hoạch dạy học theo nhóm: - Để tổ chức một tiết dạy học theo nhóm, bạn cần xây dựng kế hoạch theo các bước sau: Bước 1: Xây dựng mục tiêu, nội dung, kế hoạch dạy học theo nhóm. - Dự kiến các tình huống và khả năng của học sinh. 8 - Xác định cụ thể rõ ràng các hoạt động ( nhiệm vụ, hình thức ). - Phân phối thời gian cho từng hoạt động. Bước 2: Hoạt động nhóm : - Chia nhóm, bầu các thành phần trong nhóm. - Nêu nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng và kiểm tra sự nắm vững nhiệm vụ hoạt động của các thành viên. - Học sinh hoạt động trong nhóm. - Giám sát sự hoạt động của nhóm và từng cá nhân. Bước 3: Tiếp nhận thông tin phản hồi: - Các nhóm trình bày kết quả hoạt động. - Các nhóm nhận xết và đánh giá. - Giáo viên tổng kết, chốt lại những điểm quan trọng. - Động viên, khen ngợi các nhóm và cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhắc nhở những cá nhân và nhóm chưa hoạt động tích cực. 1.4 Những ưu điểm của việc dạy học theo nhóm tương tác: - Tổ chức dạy học theo nhóm là một hình thức dạy học mới. Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ hướng dẫn sư phạm của giáo viên. - Hoạt động nhóm là một hoạt động tích cực, cụ thể là : - Đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng các kiến thức kĩ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện. Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình. - Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá ). - Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau phát huy vai trò trách 9 nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở hợp tác. Thông qua hoạt động này các em thấy được sự đoàn kết sẽ làm xong một việc trong một thời gian nhất định mà một mình không tự làm được, đem lại bầu không khí tin tưởng lẫn nhau. - Giúp các em nhút nhát, khả năng diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện. Khi dạy học theo nhóm giáo viên sẽ có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của học sinh trong học tập. 1.5 Những lưu ý đối với giáo viên khi áp dụng phương phát dạy học theo nhóm tương tác: - Để nhóm hoạt động đạt kết quả cần chú ý tâm lý, lực học của học sinh để chia nhóm, chọn nhóm. - Nhóm trưởng là học sinh có lực học tốt hơn, có năng lực quản lý, chỉ đạo, điều khiển hoạt động của nhóm. - Thư kí và báo cáo viên của nhóm tuân thủ ý kiến của nhóm, trung thực. - Mỗi thành viên trong nhóm đều hiểu biết công việc của nhóm và của bản thân mình. - Mỗi người biết rõ việc cần làm, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc chung. Tạo điều kiện cho các nhóm trong lớp là như nhau. - Thời gian đồng bộ, câu hỏi có kiến thức kiến thức không quá khó vượt ra tầm tay của các em. - Tôn trọng ý kiến của mỗi nhóm. - Nhất thiết giáo viên phải tổng kết trước lớp những gì các nhóm đã đạt được. - Động viên và khuyến khích các nhóm kịp thời. 10 [...]... dung của môn toán tạo thành môn Toán thống nhất trong nhà trường Tiểu học - Nội dung trọng tâm của toán lớp 4 trong từng học kì được trình bày trong SGV toán 4 trang 5-7 2.3.3 Toán 4 kế thừa và phát huy các kết quả của đổi mới PPDH toán và đổi mới cách đánh giá kết quả học tập toán ở các lớp 1, 2, 3 (SGV trang 6,7) 14 Chương 3: Phương pháp dạy học một số nội dung cụ thể ở lớp thực tập 3.1 Một số kế hoạch... trong khuôn khổ của đề tài này những điều làm được còn ít ỏi và không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong được sự góp ý, giúp đỡ, khích lệ của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và vận dụng vào thực tế giảng dạy sau này 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 ) Sách giáo khoa toán 4: Bộ giáo dục và đào tạo 2 ) Sách giáo viên toán 4: Bộ giáo dục và đào tạo 3 ) Chuyên đề giáo dục tiểu học... kĩ năng cơ bản của môn toán nhưng ở mức độ sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn Nhiều nội dung toán có thể coi là trừu tượng, khái quát đối với HS ở giai đoạn các lớp 1, 2, 3 thì đến các lớp 4, 5 lại trở nên cụ thể, trực quan và được dùng làm chổ dựa để học các nội dung mới Do đó tính trừu tượng, khái quát của nội dung môn toán ở các lớp 4, 5 được nâng lên một bậc ( so với các lớp 1, 2, 3 ) HS có thể... chương trình sgk: 2.3.1 Toán 4 mở đầu cho giai đoạn mới: - Quá trình dạy toán trong CTTH được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn các lớp 1, 2, 3 và giai đoạn lớp 4, 5 - Giai đoạn lớp 1, 2, 3 có thể coi là giai đoạn học tập cơ bản vì ở giai đoạn này học sinh được chuẩn bị những kiến thức, những kĩ năng cơ bản nhất là về đếm, đọc, viết, so sánh, sắp xếp thứ tự các số tự nhiên và 4 phép tính về số tự nhiên... 2.3.2 Toán 4 bổ sung, tổng kết quá trình dạy học số tự nhiên và chính thức dạy học phân số: - Trong chương trình toán ở tiểu học, số học là nội dung trọng tâm, là hạt nhân của toàn bộ quá trình dạy học toán từ lớp 1 đến lớp 5 Các nội dung về đo lường yếu tố thống kê, yếu tố hình học, dạy toán có lời văn được dạy xen kẻ với 13 nội dung số học để tạo sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các nội dung của môn toán tạo... 4 Học sinh lên bảng làm bài 1, cả lớp số - Giáo viên gọi 4 em lên làm bài 1, cho làm vào vở 17 cả lớp làm vào vở - Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, chữa bài Bài 2: Tính chất giao hoán - Giáo viên cho 1 học sinh nêu yêu cầu - 1 học sinh nêu yêu cầu bài 2 bài 2 - 2 học sinh lên bảng làm mẫu mỗi em - Giáo viên viết phép cộng: 1 ý 3 7 2 + 7 và 2 7 3 + 7 lên bảng cho học sinh tự làm - Giáo viên cùng cả lớp. .. chất giao hoán của phép cộng hai phân số số Bài 3: Bài toán - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc bài toán, tóm tắt - 1 học sinh đọc bài toán, tóm tắt - Giáo viên cho học sinh làm vào vở - Giáo viên và cả lớp nhận xét kết quả - 1 học sinh lên bảng giải Hoạt động 3 : củng cố , dặn dò 18 - Giáo viên gọi 4 – 5 em nhắc lại quy - Học sinh nhắc lại quy tắc 4 – 5em cho tắc phép cộng hai phân số cùng mẫu ví dụ: số,... vấn đề một cách hợp lí - Giai đoạn các lớp 4, 5 có thể coi là giai đoạn học tập sâu ( so với giai đoạn trước ) Ở các lớp 1, 2, 3 HS chủ yếu nhận biết khái niệm ban đầu, đơn giản qua các ví dụ cụ thể với sự hổ trợ của các vật thực hoặc mô hình, tranh ảnh…Do đó chủ yếu chỉ nhận biết “cái toàn thể”, “cái riêng lẻ”, chưa làm rõ các mối quan hệ, các tính chất của sự vật hiện tượng Giai đoạn các lớp 4, 5...Chương 2: Nội dung chương trình về phân số – các phép tính về phân số toán 4 (Chương trình tiểu học mới) 2.1 Hệ thống các tiết dạy về phân số-các phép tính về phân số trong chương trình toán lớp 4: 2.1.1 Phân số : Phân số, phân số và các phép chia số tự nhiên, phân số bằng nhau, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh... giải quyết các tình huống có vấn đề trong học tập và trong đời sống, chủ yếu thông qua giải và trình bày bài giải các bài toán có lời văn,…Đặc biệt ở giai đoạn này, HS được chuẩn bị về phương pháp dạy học toán dựa vào các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của HS Nhờ sự hỗ trợ của các đồ dùng dạy học toán đơn giản HS sẽ tự tập dượt phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, . học môn toán để dạy các phép tính về phân số ở lớp 4. 4. Phương pháp nghiên cứu : 4. 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 4. 2. Phương. của môn toán tạo thành môn Toán thống nhất trong nhà trường Tiểu học. - Nội dung trọng tâm của toán lớp 4 trong từng học kì được trình bày trong SGV toán 4 trang 5-7. 2.3.3. Toán 4 kế thừa. cả lớp, nắm được mức độ hoàn thành bài toán của học sinh qua bài kiểm tra. 4. 5. Kế hoạch nghiên cứu: - Ngày 12.03.2010 đến 20.03.2010: sửa đề cương - Ngày 11. 04. 2010 hoàn thành đề cương. 4

Ngày đăng: 05/07/2014, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w