LỜI NÓI ĐẦU: Tiếng Việt là môn học quan trọng trong chương trình giảng dạy bậc Tiểu học. Đây là môn học cung cấp cho học sinh những cơ sở ban đầu làm công cụ để khám phá các môn học khác. Bên cạnh đó, môn Tiếng Việt còn có nhiệm vụ rèn cho học sinh kỹ năng thực hành ngôn ngữ, tư duy văn học cho các em. Có thể nói Tiếng Việt là môn học chìa khoá giúp học sinh mở kho tàng kiến thức ở Tiểu học nói riêng và cả quá trình nhận thức nói chung. Là một phân môn của Tiếng Việt, Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp các kiến thức từ các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu Bài Tập làm văn là kết tinh nhiều mặt của năng lực sử dụng Tiếng Việt. Một trong những điểm đổi mới cơ bản nhất của chương trình tập làm văn lớp 2 là việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh không chỉ đơn thuần là hình thức yêu cầu các em trả lời miệng các câu hỏi về bài Tập đọc như trước đây. Trái lại, Tập làm văn 2 dạy các em thực hiện nghi thức lời nói gắn với tình guống giao tiếp hàng ngày. Bên cạnh đó, học Tập làm van là học sinh lớp 2 bắt đầu học kỹ năng tạo lập văn bản nói và viết, kỹ năng kể tả đơn giản về những sự vật gần gũi, gắn bó với đời sống các em. Chính điểm đổi mới này đã tạo điều kiện phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong việc rèn kỹ năng kể tả đơn giản về những sự vật gần gũi, gắn bó với đời sống các em. Chính điểm đỏi mới này đã tạo điều kiện phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong việc rèn kỹ năng nói và viết. Như vậy là chương trình dạy Tập làm văn lớp 2 hiện nay so với trước đây có nhiều đổi mới đòi hỏi mỗi giáo viên Tiểu học phải tư duy sáng tạo, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu về đổi mới nội dung dạy học, phương pháp dạy học để học sinh được tích cực lĩnh hội và phát triển. Dạy Tập làm văn vốn đã khó, việc luyện kỹ năng nói trong phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 2 giờ đây lại càng khó hơn. Đây là một vấn đề bức xúc, nan giải với số đông giáo viên Tiểu học hiện nay khi được phân công giảng dạy lớp 2. Nhiều người đã quan tâm tìm hướng đi, song lựa chọn giải pháp nào cho có hiệu quả nhất cũng khiến họ có nhiều băn khoăn trăn trở. Nhận thức được vấn đề này, bản thân tôi khi được phân công dạy lớp 2 tôi đã bắt tay nghiên cứu, quyết tâm đi tìm lời giải cho bài toán: Làm thế nào để luyện nói cho học sinh lớp 2 qua giờ Tập làm văn có hiệu quả. Qua nhiều năm học thực tế giảng , giờ đây với bài toán trên, tôi đã đưa ra được một số lời giải của riêng mình. Tôi xin đưa ra để các nhà quản lý, các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. 1 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Yêu cầu và nhiệm vụ của Tập làm văn lớp 2: - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nói, viết, nghe, đọc phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. Cụ thể là: - Học sinh năm được các nghi thức nói tối thiểu như chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy yêu cầu, khẳng định. phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn,,, . biết sử dụng chúng một số tình huống giao tiếo ở gia đìnhm, trong trường và nơi công cộng . - Nắm được một số kỹ năng phcụ vụ học tập và đời sống hàng ngày như: Khai bản tự thuật ngắn, viết những bức thư ngắn để nhắn tin, chia vui, chúc mừng, chia buồn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách, tra mục lục sách, đọc thời khoá biểu - Kể một sự việc đơn giản, tả sơ lược về người và vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc câu hỏi . - Nghe hiểu được ý kiến của bạn, có thể nêu ý kiến của bạn, có thể nêu ý kiến bổ sung, nhận xét . - Trau dồi thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh tốt đẹp qua nội dung bài dạy . 2- Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh: Trẻ em những lớp đầu cấp Tiểu học khi quan sát đối tượng thường bị thu hút bởi các chi tiết ngẫu nhieen, khả năng tổng hợp quan sát kém. Tri giác của các em còn đượm màu sắc cãmúc. Việc tri giác đối tượng chủ yếu căn cứ vào những dấu hiệu bề ngoài không bản chất, chưa chú ý đến những dấu hiệu chung để khái quát hoá. Bên cạnh đó khả năng tập trung chú ý của trẻ không bền vững, chóng chán. Sở dĩ còn hiện tượng trên là do vốn sống của các em còn ít ỏi, vốn ngôn ngữ còn hạn chế, khả năng tư duy trừu tượng chưa cao. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lứa tuổi học sinhX, đòi hỏi sự tư duy sáng tạo, nhạy bén của giáo viên trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học . II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Những thuận lợi - khó khăn cơ bản: a- Thuận lợi: Bộ sách Tiếng Việt chương trình Tiểu học 2000 đã biên soạn các bài Tập làm văn theo quan điểm giao tiếp. các bài tập chủ yếu ở dạng tình huống mà học sinh cần giải quyết. Các tình huống này là những vấn đề gần gũi với học sinh và đều là tình huống mở, tạo điều kiện cho giáo viên khơi gợi được sự sáng tạo của học sinh . Mỗi dạng bài tập đều có những câu mẫu giúp học sinh định hướng khi làm bài tập. b- Khó khăn: Học sinh lớp 2 do tôi làm chủ nhiệm trong những năm qua đa số đều là con em nông dân. Bố mẹ các em rất bận rộn, ít có thời gian quan tâm đến việc rèn cho con kỹ năng nói . Qua tiếp xúc, tôi thấy các em phần đa là nói rụt rè hoặc đáp lại lời người khác một cách trống không . 2 Giáo viên còn lúng túng trong quá trình tiếp cận chương trình và Sách giáo khoa mới. Hơn nữa thời gian giành cho một tiết học chỉ có từ 35- 40'. Đồ dùng dạy học phục vụ cho môn Tiếng Việt, nhất là phân môn Tập làm văn còn quá ít, thậm chí là chưa có nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình dạy - học . 2. Thực trạng của dạy - học tập làm văn về các bài tập kỹ năng nói hiện nay: Dạy Tập làm văn cho học sinh là dạy các em biết thực hành vận dụng một cách sáng tạo các kiến thức từ nhiều phân môn học khác nhau của môn Tiếng Việt . Bài tập Làm văn chính là sản phẩm tổng hợp có sáng tạo của học sinh và việc dạy Tập làm văn cho học sinh vì thế phải đạt được mục tiêu giúp học sinh có năng lực vận dụng sáng tạo mới là dạy có chất lượng. Tuy nhiên để dạy tập làm văn có chất lượng lại là một vấn đề khó với đa số giáo viên Tiểu học. Trong các giờ Tập làm văn, học sinh khó diễn đạt miệng một cách trôi chảy kể cả học sinh lớ 4, 5 . Trước đây, giáo viên thường hay cho học sinh cầm giấy đọc bài viết đa chuẩn bị sẵn, học sinh ít chủ động trong việc nói, nghe - nhận xét . Lâu ngày phương pháp đó thành đường mòn khó cải tiến. Ở lớp 2, 3 hiện nay, do chương trình mới đưa vào nên ít nhiều khiến giáo viên còn lúng túng chưa xác định đúng trọng tâm, chưa coi trọng nên nói, thời gian của tiết học chủ yếu dành cho bài viết . Chính những điều này khiến kĩ năng nói của học sinh đã yếu lại càng yếu hơn . Bên cạnh đó, khi dạy các bài tập luyện nói, một số giáo viên thường có tâm lý ngại học sinh không nói được nên hay gợi ý bằng các câu hỏi vụnvặt khiến học sinh trả lời thụ động, không sáng tạo. III. CÁC BIẸN PHÁP CHỦ YẾU: 1- Xác định yêu cầu bài tập: a- Đối với giáo viên: Ngay từ bước soạn bài, người giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của tiếthọc. Đây là một việc rất quan trọng, góp phần đáng kể cho thành công của bài giảng. Để giúp học sinh rèn kỹ năng nói, việc xác định mục tiêu được cụ thẻ hoá qua việc xác định yêucầu của bài tập tình huống. Việc àm này chẳng những giúp giáo viên định hướng các khả năng, các phương án giải quyết mà còn giú giáo viên chuẩn bị tranh ảnh, đồ dùng dạy học cần thiết phcụ vụ cho các bài tập tình huống đó. Từ việc dự kiến trước, giáo viên có thể định hướng cho học sinh thực hành tốt các bài tập nhận thấy được những sai sót cần khắc phục, bổ sung các phương án khác nhau. Việc làm này khiến cho cách giải quyết tình huống trở nên phong phú. Ví dụ: Khi dạy bài: " Đáp lời chào, lời tự giới thiệu" (Tập làm văn 2 T- tuần 19) . Với bài tập 1: Theo em các bạn trong 2 tranh dưới đây đáp lại thế nào? Chị phụ trách sao: 1- Chào các em 2- Chị tên là Hương, chị được cử phụ trách sao của các em. Để giúp học sinh làm tốt bài tập này, tôi đã đọc và xác định rõ yêu cầu; Học sinh cần thể hiện được lời các nhân vật trong tranh với thái độ, cử chỉ phù hợp. Chị phụ trách sao: Giọng nhẹ nhàng, lịch sự, nét mặt tươi cười. Các em nhỏ: Đáp lại với thái độ lịch sự, lễ độ, vui vẻ. 3 Sau khi xác định rõ yêu cầu của bài, tôi đã chuẩn bị 2 bức tranh phóng to treo lên bảng. Tôi hướng dẫn học sinh nắm vững nội dung tình huống qua các câu hỏi: - Trong tranh có những ai? Họ đang làm gì? - Đọc thầm lời của chị phụ trách sao, suy nghĩ xem chị phụ trách sao nói với thái độ thế nào? Các em nhỏ sẽ đáp lại ra sao? Tiếp đó các em sẽ thảo luận nhóm 5 và sắm vai theo tình huống. Do xác định đúng yêu cầu, giáo viên đã chuẩn bị và có sự định hướng đúng nên đại đa số các nhóm học sinh lên thực hành đều có thái độ, cử chỉ phù hợp, lời đáp của các em cũng rất sáng tạo, giáo viên không mất thời gian sửa chữa uốn nắn nhiều. b/ Đối với học sinh: Nắm vững yêu cầu bài tập là điều cần thiết đối với học sinh. Đây là việclàm giúp học sinh đi đúng hướng để tìm lời giải cho bất kỳ một bài tập nào. Để giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập, khi thực hiện bất kỳ một bài tập nào, tôi thường nhắc các em đọc kỹ yêu cầu bài tập đó, gợi ý để học sinh nắm chắc được bài tập yêu cầu những gì? yêu cầu nào là cơ bản, yêu cầu nào trước, yêu cầu nào sau. VD: Khi dạy nội dung: Khen ngợi (tuần 16t) Với yêu cầu của bài tập 1: Từ mỗi câu cho trước đạt 1 câu mới để tỏ ý khen. (a) Chú Cường rất khoẻ. (b) Lớp mình hôm nay rất sạch. (c) Bạn Nam học rất giỏi. Trước tiên tôi gọi 2-3 em đọc yêu cầu và câu mẫu. Tiếp đó, tôi đưa câu mẫu cho cả lớp đọc thầm cả 2 câu " Đàn gà rất đẹp. Mẫu: Đàn gà mới đẹp làm sao! Rồi hỏi: - Con có những gì về 2 câu trên? (HS: cả 2 câu đều tỏ ý khen đàn gà đẹp). - Trong 2 câu này con thích câu nào hơn? Vì sao? Nhiều em giơ tay và nêu ý kiến: Con thích câu thứ 2 " Đàn gà mới đẹp làm sao! " Vì câu này hay hơn. - Theo con có thể còn câu nào khác cũng tỏ ý khen đàn ta rất đẹp? Nhờ xác định đúng yêu cầu của bài tập và sự dẫn dắt, gợi ý của giáo viên, học sinh lớp tôi đã nói được rát nhiều câu tỏ ý khen đàn gà: Đàn gà thật là đẹp! Đàn gà mới đáng yêu làm sao! Đàn gà đẹp tuyệt! Đồng thời từ những câu đã cho sẵn a, b, c các em cũng đã vận dụng nói được những câu mới rất sáng tạo với ngữ điệu phù hợp. * Tóm lại: Để góp phần rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 2, qua phân môn tập làm văn được tốt hơn thì thao tác cơ bản đầu tiên của người giáo viên Tiểu học là phải giúp học sinh có kỹ năng xác định yêu cầu của bài tập . Mỗi bài tập luyện nói trong chương trình Tập làm văn lớp 2 có những yêu cầu cụ thể khác nhau song tựu chung lại chúng đều nhằm mục đích rèn kỹ năng nói cho học sinh. Làm tốt khâu hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu bài tập chính là người giáo viên đã góp phần rèn luyện và phát triển thao tác tư duy cho trẻ, giúp cho quá trình luyện nói đúng hướng và có trọng tâm hơn. 2. Phát huy vốn sống của học sinh qua thực tế giao tiếp: 4 Như trên đã trình bày, việc rèn kỹ năng nói được gắn liền với thực tế cuộc sống. Từ khi chưa đi học, các em đã được tiếp xúc với những người trong gia đình bằng những câu chào hỏi đáp lại lời người khác Do vậy khi dạy các bài tập dạng tình huống giao tiếp, giáo viên cần khơi gợi ở trẻ cái " vốn" sẵn có trong các em để tránh gây sự nhàm chán. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn coi trọng việc phát huy vốn sống trong học sinh. Với bất kỳ bài tập nào, tôi luôn chú ý để học sinh nêu trước ý kiến của mình, những ý kiến đúng sẽ được cả lớp công nhận và tuyên dương. Ngược lại, những ý kiến sai, chưa đúng sẽ được cô và các bạn góp ý, sửa chữa. Làm như vậy không những phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh mà còn giúp các em bạo dạn, tự tin hơn, giờ học sôi nổi phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Ví dụ: Khi dạy nội dung: Đáp lời phủ định (tuần 24t) với BT2: Nói lời đáp của em trong các trường hợ sau: a- Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ! - Rất tiếc, cô không biết, vì cô không phải là người ở đây . b- Bố ơi, bố có mua được sách cho con không? - Bố chưa mua được đâu. c- Mẹ có đỡ mệt không ạ? - Mẹ chưa đỡ mấy . Đây là các tình huống vốn quen thuộc với các em. Có lẽ em nào cũng đã từng có lần gặp các tình huống như vậy. Tôi đã cho các em tự đọc thầm các tình huống và trao đổi với bạn vận dụng vốn sống của mình, tìm lời đáp và thực hành từng tình huống. Giờ học diễn ra nhẹ nhàng, lời đáp của các em thật phong phú, cử chỉ cũng rất phù hợp với từng tình huống . Lời đáp của các em trong từng tình huống như sau: Ở tình huống a: - Dạ, cháu xin lỗi đã làm phiền cô . - Thế ạ, cháu xin lỗi cô. - Không sao ạ, cháu chào cô . -Dạ, cháu sẽ hỏi thăm người khác vậy. Còn ở tình huống b: - Thế ạ, hôm nào rỗi bố mua cho con nhé. - Để hôm khác bố mua cho con cũng được ạ . - Dạ, không sao, con đợi được bố ạ. Với một số em có lời đáp, cử chỉ chưa phù hợp, sau khi được cô giáo và các bạn góp ý, các em cũng đã tiếp thu và sửa chữa được . * Tóm lại: Tuy chưa nhiều, chưa phong phú song ở học sinh lớp 2 cũng đã có một vốn sống, vốn ngôn ngữ nhất định .Theo năm tháng, qua quá trình học tập và giao tiếp, qua đời sống sinh hoạt vốn ngôn ngữ đó ngày càng được trau dồi và rèn luyện . Một trong những con đường thuận lợi nhất cho qua strình phát huy vố sống - vốn ngôn ngữ của học sinh chính là việc tạo cho các em tham gia vào các tình huống giao tiếp cũng như taọ cơ hội cho học sinh giao lưu học hỏi, nói cho nhau nghe. Khuyến khích học sinh, tạo điều kiện cho các em bộc lộ và phát huy vốn sống của mình chính là người giáo viên đã góp phần phát triển và từng bước nâng cao kỹ năng nghe, nói cho các em để đạt được mục tiêu rèn kỹ năng nói của tập làm văn . 5 3. Tích cực hoá hoạt động nhóm trong học sinh: Nhóm, tập thể có vai trò rất lớn trong việc hình thành nhân cách học sinh. Nhân dân ta có câu: "Không thầy đố màu làm nên" nhưng cũng có câu: " Học thầy không tày học bạn". Thông qua nhóm học sinh được trao đổi, bày tỏ ý kiến của riêng mình. Nếu ý kiến đúng sẽ được sự đồng tình của các bạn trong nhóm. Ngược lại, nếu ý kiến chưa đúng, chưa đủ sẽ được các bạn góp ý và bổ sung để sản xuất. Có thể nói tổ chức học theo nhóm là một phương pháp hay được giáo viên đưa vào nhiều tiết học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Nhất là trong chương trình Tiểu học 2000, phương pháp hoạt động nhóm cũng khẳng định rõ vai trò của nó trong việc tích cực hoá hoạt động nhận thực của học sinh . Nhận thức được vấn đề này, tôi đã cố gắng lựa chọn cách tổ chức sao cho hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao nhất, khắc phục được tình trạng học sinh lười suy nghĩ, ỷ lại . Phương châm chia nhóm của tôi là: Làm sao cho tất cả các học sinh trong nhóm đều được tham gia hoạt động để khám phá kiến thức theo yêu câù của giáo viên. Tuỳ theo nội dung từng bài tập, tôi lại có các cách chia nhóm khác nhau . Ví dụ: Khi dạy nội dung xin lỗi (tuần 4t) . Với BT1: Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau: a- Em lỡ bước, giẫm vào chân bạn . b- Em mải chơi, quên làm việc mẹ dặn, c- Em đùa nghịch, va phải một cụ già . Để giúp học sinh thực hành tốt các tình huống, tôi đã phân nhóm 2 . Trong đó: HS1: Nói lời xin lỗi HS2: Nói lời đáp Còn với BT1 bài: Đáp lời chào - lời tự giới thiệu (tuần 19t) tôi lại chia học sinh theo nhóm 5 (1 em vai chị phụ trách sao, 4 em khác vai các em nhỏ trong sao nhi đồng) . Với cách phân nhóm như vậy, các em đã tham gia thực hành tốt. Em nào cũng cố gắng thể hiện tình huống một cách tự nhiên. Giờ học nhờ đó sôi nổi, các em rất thích thú khi tham gia đóng vai . Để hoạt động nhóm có hiệu quả, phát huy tính ttự giác tích cực của học sinh thì vai trò người định hướng, bao quát lớp của giáo viên rất quan trọng. bên cạnh đó, giáo viên cần quan tâm đến việc tuyên dương, khen ngợi kịp thời những nhóm hoặc cá nhân thực hành tốt. Đồng thời nhắc nhở khéo với những học sinh chưa tập trung hoạt động nhóm. Việc rèn cho học sinh kỹ năng nói còn được thể hiện trong quá trình nghe và nhận xét ý kiến của các bạn nhóm khác. Khi đã lắng nghe và nhận xét được các ý kiến của bạn tức là các em đã tập trung cao vào hoạt động nhận thức. Lời nhận xét đúng, đầy đủ là điều kiện đánh giá học sinh đó có tập trung vào bài hay không . Nhận thức được vấn đề này, trong quá trình giảng dạy tôi luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến nhận xét của học sinh, giúp các em tự tin hơn trong quá trình học tập . Từ những việc làm trên, tôi đã thu được một kết quả đáng khích lệ, cho đến nay đại đa số các em học sinh lớp 2 của tôi đều tích cực tham gia hoạt động nhóm. Dù vẫn còn những ý kiến chưa đúng, chưa đầy đủ song em nào cũng rất hào hứng 6 tham gia các hoạt động của nhóm. Có những em nhút nhát như em Hùng, Dũng, Thương, Hương nay cũng đã mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về nội dung tình huống thảo luận nhóm. Em nào cũng thích mình được thực hành trước lớp và nói năng rõ ràng, có cử chỉ, thái độ phù hợp với tình huống giao tiếp cụ thể. 4. Tổ chức thực hiện " sắm vai theo tình huống giao tiếp " Để thực hiện mục tiêu " hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, môn Tiếng Việt bậc Tiểu học lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản. Nhằm góp phần đưa môi trường ấy thành hiện thực thì bản thân giáo viên cần phải tìm tòi nghiên cứu và sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học. Đối vứi phân môn Tập làm văn lớp 2 các tình huống đưa ra trong các bài tập là các tình huống mở. Vì vậy tổ chức sẵm sai theo tình huống giao tiếp chính là một hình thức tổ chức dạy học phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1, 2, 3.Đây là hình thức đưa học sinh vào hoàn cảnh cóp vận động đòi hỏi học sinh phải có những phán đoán để đưa ra cách xử lý phù hợp nhất đối với mỗi tình huống . Nhận thấy được vấn đề đã, trong thực tế giảng dạy các giờ Tập làm văn để giúp học sinh luyện kỹ năng nói, tôi thường tổ chức cho các em " sắm vai"xử lý tình huống . Với hình thức này toio muốn các em được rèn luyện giác quan, tạo cơ hội để giao lưu với mọi người. Phát triển tư duy sáng tạo và năng lực phán đoán . Chẳng hạn khi dạy tiết Tập làm văn tuần 26. Đáp lời đồng ý (Sách Tiếng Việt 2 tập 2 trang 76S) . Bài tập 1: Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau . a- Em quên chiếc áo mưa trong lớp, quay lại trường để lấy bác bảo vệ sắp đi nghỉ, thấy em xin vào, bác mở cửa nói: Cháu vào đi! b- Mời cô ý tá ở gần nhà tới tiêm thuốc cho mẹ. Cô y tá nhận lời: " Cô sẽ sang ngay" c- Em mời bạn đến chơi nhà. Bạn nhận lời: "Ừ đợi tớ xin phép mẹ đã " . Với nội dung bài tập trên, nếu chọn hình thức hỏi đáp theo cặp hoặc gc hỏi - học sinh đáp thì tiết học sẽ diễn ra nhàm chán, đơn điệu không phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh. Để giúp học sinh có một không khí vui, nhẹ nhàng mà lại rèn cho các em khả năng diễn đạt, sau khi giúp học sinh nắm vững yêu cầu, đọc thầm các tình huống tôi tiến hành cho các em thảo luận và sắm vai theo tình huống . Kết quả là nhiều cặp học sinh lên sắm vai rất tự nhiên mà các em lại đưa ra được nhiều cách ứng xử khác nhau với thái độ, cử chỉ tự nhiên, giờ học diễn ra sôi nổi . Ở tình huống a: Em Minh Trang đáp; Cháu cảm ơn bác ạ! Em Lan Hương lại đáp: Cháu xin lỗi đã làm phiền bác ạ! Như vậy ở cùng một tình huống, với hình thức tổ chức " Sắmvai theo tình huống giáo tiếp" giáo viên đã thu được các phương án xử lý tình huống khác nhau từ phía học sinh . Tổ chức thực hành " sắm vai theo tình huống giao tiếp là phương pháp dạy học Tập làm văn nói có nhiều ưu điể. Nó chẳng những góp phần rèn cho học sinh sự mạnh dạn, tự tin - những đức tính cần có cho quá trình tích cực tự giác học tập - mà nó còn góp phần quan trọng trong việc phát huy sự sáng tạo của học sinh . Tổ 7 chức thực hành " Sắm vai theo tình huống giao tiếp " một cách tích cực chủ động sẽ có được " những giờ dạy nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn mà hiệu quả lại cao" . Đó chính là mong muốn, là nhu cầu và ước vọng chính đáng của mọi giáo viên tiểu học hiện nay . 5. Một số hình thức luyện nói khác: 5.1- Uốn nắn kỹ năng trả lời câu hỏi: Bên cạnh những biện pháp rèn kỹ năng nói trong giờ Tập làm văn kể trênB, để học sinh của mình có kỹ năng nói tốt hơn, rõ ràng mạch lạc hơn, tôi thường quan tâm uốn nắn, rẽn dũa cách TLCH cho các em. Cụ thể: - Trong mọi giờ học, khi đặt câu hỏi, bao giờ tôi cũng chắt lọc, sử dụng câu hỏi dễ hiểu nhất với học sinh. Yêu cầu của tôi đặt ra đối với học sinh được gọi là TLCH là: Thông thường trả lời bao giờ cũng gồm câu đỉ 2 biện pháp chính,. Muốn vậy học sinh phải nhắc lại một phần câu hỏi trước khi trả lời . Chẳng hạn: Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương . Trả lời Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì Sơn Tinh mang lễ vật đến trước. Để rèn học sinh, nếu lần thứ nhất các em chứa trả lời đủ theo yêu cầu trên, tôi yêu cầu các em dừng ngay để trả lời lại với yêu cầu. Con trả lời lại cho cô, con hãy nhắc lại vế sau câu hỏi của cô ròi hãy trả lời. Cứ như vậy, lâu dần thành thói quen, kỹ năng TLCH của học sinh lớp tôi phụ trách đã thuần thục hơn, đảm bảo yêu cầu của cô giáo. Việc này dĩ nhiên góp phần không nhỏ vào việc rèn kỹ năng nói cho học sinh. 5.2- Quan sát mẫu thực hành theo mẫu: Một lớp học ngẫu nhiên thường đủ cả 3 đối tượng: Giỏi, khá, TB, Yếu. Để việc rèn nói cho học sinh có hiệu quả, tôi thường chú ý mức độ rèn theo từng đối tượng. Chẳng hạn: * Với học sinh yếu: Yêu cầu các em thực hành nói lại theo câu mẫu (Sau khi nghe cô hoặc các bạn làm mẫu) nhưng phải tập nói dần khi nào đúng ngữ điệu mới thôi . Ví dụ: Cháu xin lỗi đã làm phiền bác ạ! * Với học sinh khá- giỏi; Khi các em đã nắm được câu mẫu. Tôi yêu cầu các em nâng mức độ thực hành cao hơn bằng cách thể hiện lại hành vi trong câu mẫu bằng chính ngôn ngữ của mình . Ví dụ: M: Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải nhất . Câu sáng tạo: - Em chúc mừng chị. Chúc chị học giỏi hơn nữa. - Em chúc chị sang năm đạt giải cao hơn . - Chị ơi chị giỏi quá! Mong chị năm tới sẽ đạt thành tích caohơn. IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC: Sau gần 2 năm vừa nghiên cứu vừa áp dụng các biện pháp trên, đến nay (giữa học kỳ II năm học 2009- 2010 ) tôi tiến hành kiểm tra chất luyện nói tập làm văn của lớp mình. Kết quả như sau: Thời gian đầu năm SS Giỏi Khá TB Yếu 31 2 6 18 5 8 Giữa kỳ II 31 8 10 12 1 Cách đánh giá C: - Giỏi: Các em nói được đến mức độ lưu loát, có cử chỉ, nét mặt giọng nói phù hợp với tình huống giao tiếp . - Khá: Các em nói lưu loát biết thể hiện cử chỉ, nét mặt, giọng nói chưa diễn cảm . - TB: Các em biết nói được đúng theo tình huống nhưng chưa biết thể hiện cử chỉ, nét mặt . - Yếu: Những em nói còn ấp úng hoặc chưa đủ ý . Như vậy, nhờ áp dụng các biện pháp trên mà tỷ lệ học sinh yếu giảm, học sinh khá giỏi tăng hơn sovới đầu năm. Cho đến nay 96.8% các em lớp tôi đã bạo dạn hơn, nhiều em thực hành các tình huống rất sáng tạo. Đặc biệt là các em đã biết vận dụng các nghi thức lời nói qua các bài tập vào thực tế giao tiếp hàng ngày. Kết quả trên chưa phải là cao song nó đã thể hiện sự tiến bộ về kỹ nang nói của học sinh lớp tôi phụ trách trong quá trình thử nghiệm áp dụng đề tài. Điều đó khiến tôi yên tâm, tin tưởng ở các biện pháp rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 2 của mình V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Để việc" rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 2 qua phân môn Tập làm văn" đạt được thành công, theo tôi người giáo viên dạy lớp 2 cần: 1- Trước hết cần giúp học sinh có kỹ năng xác định yêu cầu bài tập . Trên cơ sở nắm vững yêu cầu bài tập, học sinh mới tự thiết lập các mức độ trình bày đoạn văn, bài văn, câuvăn nói của mình . 2- Cần khơi gợi, phát huy vốn sống của học sinh qua thực tế giao tiếp . 3- Tăng cường vai trò của nhóm, tích cực hoá hoạt động nhóm trong học sinh . 4- Uốn nắn cho học sinh kỹ năng trả lời câu hỏi ở mọi lúc, mọi nơi . 5- Coi trọng hoạt động thực hành trong dạy Tập làm văn cũng như trong các môn học khác. Trên đây là những việc làm nghiên túc của tôi để giúp học sinh rèn kỹ năng nói trong phân môn Tập làm văn. Dù đã rất cố gắng song vẫn còn những hạn chế mà tôi không tự nhìn thấy được. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn chỉnh và phong phú hơn. Eawer, ngày 11 tháng 4 năm 2010 Người viêt Nguyễn Thị Xuyến 9 10 . học 20 0 9- 20 10 ) tôi tiến hành kiểm tra chất luyện nói tập làm văn của lớp mình. Kết quả như sau: Thời gian đầu năm SS Giỏi Khá TB Yếu 31 2 6 18 5 8 Giữa kỳ II 31 8 10 12 1 Cách đánh giá C: -. sao! Rồi hỏi: - Con có những gì về 2 câu trên? (HS: cả 2 câu đều tỏ ý khen đàn gà đẹp). - Trong 2 câu này con thích câu nào hơn? Vì sao? Nhiều em giơ tay và nêu ý kiến: Con thích câu thứ 2 ". tự giới thiệu" (Tập làm văn 2 T- tuần 19) . Với bài tập 1: Theo em các bạn trong 2 tranh dưới đây đáp lại thế nào? Chị phụ trách sao: 1- Chào các em 2- Chị tên là Hương, chị được cử phụ