SKKN:” Hướng dẫn HS quan sát, tìm ý lập dàn bài chi tiết viết đoạn văn tả cảnh – lớp 5” PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG HẢI TRƯỜNG TH LONG ĐIỀN ĐÔNG A1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết. Môn tập làm văn ở tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn luyện kĩ năng nói và viết. Nhưng học sinh còn rất lúng túng chưa biết nói gì? Viết gì? Vì vậy dạy học cho học sinh biết quan sát ,tìm ý để hình thành một thói quen chuẩn bị làm tốt tập làm văn là yêu cầu quan trọng đối với học sinh Tiểu học Muốn quan sát tốt, học sinh cần nắm được cách quan sát và những yêu cầu khi quan sát. Nhưng cả giáo viên và học sinh đều chưa nhận thức hết tầm quan trọng của giờ hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý nên chất lượng dạy học còn hạn chế . Với mong muốn có một đóng góp nhỏ bé trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện, nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân, tôi chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý lập dàn bài chi tiết viết đoạn văn cho bài tả cảnh ở lớp 5” nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho phân môn này Đi vào nội dung, tôi xin trình bày biện pháp tiến hành trên cơ sở các biện pháp đặc trưng của phân môn tập làm văn của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo quy định.Qua phần trình bày tôi muốn đóng góp một vài phương pháp nhỏ của bản thân mà tôi đã áp dụng có hiệu quả chương trình dạy tập làm văn lớp 5, năm học 2008-2009. II. THỰC TRẠNG 1. Thực trạng dạy tiết lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh ở lớp 5 tại trường TH Long Điền Đông A1 Sau hai năm thực hiện chương trình SGK mới.Qua việc khảo sát 51 bài tập làm văn của học sinh khối 5 Trường tiểu học Long Điền Đông A1. Kết quả đạt được của năm học cụ thể khối năm như sau: Xếp loại Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Đầu năm 5 9,8 10 19,61 10 19,61 26 20,9 8 Cuối Học kì I 6 11,76 12 23,53 20 39,22 13 25,4 9 1 SKKN:” Hướng dẫn HS quan sát, tìm ý lập dàn bài chi tiết viết đoạn văn tả cảnh – lớp 5” Cuối năm 7 13,73 13 25,49 21 41,18 10 19,6 1 - Việc dạy tập làm văn ở tiểu học nói chung và việc dạy tả cảnh nói riêng ở lớp 5, bên cạnh những điểm tốt mang lại một số kết quả nhất định còn khá nhiều khuyết điểm .Khuyết điểm lớn nhất, dễ thấy nhất là bệnh công thức, máy móc, thiếu tính chân thực trong cách dạy, cách học. Về phía học sinh thì thường: - Miêu tả hời hợt, chung chung, không có sắc thái riêng của đối tượng được tả ,lời lẽ diễn đạt thiếu sinh động .Cách chọn lọc chi tiết thiếu thực tế. Nguyên nhân chủ yếu là các em không biết quan sát, không biết cách liên tưởng, khi quan sát không ghi chép được gì… Về phía giáo viên: + Chú trọng vào lí thuyết, chưa tìm được các biện pháp thực tế với đời sống bên ngoài, ít hướng dẫn học sinh quan sát, ít cung cấp vốn từ, việc đánh giá nhận xét mang tính chung chung , những gợi ý thiếu sinh động ,việc tìm hiểu còn sơ sài … Chính vì vậy, đầu năm học 2008-2009 sau khi dạy một tiết lập dàn ý đoạn văn tả cảnh (buổi sáng, chưa hoặc chiều) trong vườn cây (trong công viên, trên đường phố,trên cánh đồng , nương rẫy).Tôi kiểm tra bài làm của học sinh trong lớp 5A1 thu được kết quả như sau: + Số học sinh lập được dàn ý và viết đoạn văn hay theo dàn ý đã lập là 4 bài . Đạt tỉ lệ 15,38%. + Số học sinh lập được dàn ý nhưng chưa viết được đoạn văn do chưa biết quan sát là 10 bài. Chiếm tỉ lệ 38,47% + Số học sinh chưa biết lập dàn ý và chưa biết lập đoạn văn là 12 bài.Chiếm tỉ lệ 46,15 %. Như vậy tỉ lệ học sinh chưa biết lập dàn ý và chưa viết đoạn văn là khá cao. 2. Nguyên nhân của những tồn tại: - Giờ học quy định (35phút/tiết) vì thế ở phần luyện tập thực hành và sửa sai còn hạn chế. - Sự hướng dẫn của SGK chưa cụ thể , dễ hiểu. - Giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo khi hướng dẫn học sinh làm bài tập . 2 SKKN:” Hướng dẫn HS quan sát, tìm ý lập dàn bài chi tiết viết đoạn văn tả cảnh – lớp 5” - Học sinh nhận xét về đề văn chưa đầy đủ, quan sát đối tượng định tả đại khái, lướt qua nên không tìm được ý, không biết ghi chép những gì mình quan sát được ,thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc, nghèo vốn từ. Một số em còn rụt rè, góp phần xây dựng bài chưa tích cực lắm . 3. Giải pháp - Từ những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giờ dạy, không gây hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì vậy, tôi đã sử dụng một số biện pháp giúp các em lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh. Bản thân tôi đã đạt được những yêu cầu sau: + Tiết dạy quan sát lập dàn ý, viết đoạn văn tả cảnh. + Tổ chức cho học sinh quan sát đối tượng mêu tả là một công việc thuộc nguyên tắc khi dạy học văn miêu tả . Quan sát giúp học sinh thu nhận trực tiếp các nhận xét ,ấn tượng, cảm xúc của mình.Khi quan sát học sinh huy động vốn sống, khả năng miêu tả được hình thành một cách tự nhiên. Ví dụ: Khi dạy bài luyện tập tả cảnh (Tiết 2- Tuần 1 – Trang 14-SGK Tiếng việt 5- Tập 1) + Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (Trưa, chiều) trong vườn cây (trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng , nương rẫy) Tôi tiến hành như sau: • Bước 1: Xác định yêu cầu của đề bài: Giáo viên cho học sinh đọc kĩ đề bài tìm được yêu cầu trọng tâm : “Tả cảnh một buổi trong ngày” • Bước 2: Phân tích đề tài lựa chọn để tả qua các câu hỏi gợi ý . - Bài văn thuộc thể loại gì? - Kiểu bài văn . - Đối tượng của bài (Gợi ý giúp các em chọn tối tượng phù hợp với hoàn cảnh nơi em sinh sống “ vì các em đa số ở nông thôn nên tôi gợi ý cho các em đối tượng mêu tả là trong vườn cây, trên cánh đồng” và một lý do nữa là học sinh lớp tôi chưa được đi công viên hay đi phố .Vì qua tìm hiểu tôi biết được điều đó thông qua từ các em. Nhưng không dừng ở đó, tôi khuyến khích các em có thể tự chọn một cảnh khác theo trí tưởng tượng hoặc các em được thấy trong tranh ảnh , tivi …Từ đó liên tưởng để lập dán ý của riêng mình). Bước 3: Hướng dẫn học sinh quan sát : - Do địa phương các em đã chuyển đổi mô hình sản xuất nên không còn những cánh đồng lúa ,nên tôi hướng cho các em quan sát một vườn cây ở khu vực gần trường. (Đưa các em đến quan sát trực tiếp). 3 SKKN:” Hướng dẫn HS quan sát, tìm ý lập dàn bài chi tiết viết đoạn văn tả cảnh – lớp 5” - Gợi ý các em ghi chép: + Vị trí khu vườn . + Thời điểm vào mùa nào trong năm? + Thời gian :Vào lúc nào trong ngày. + Quá trình quan sát: nhìn, nghe, ngửi, cảm thấy gì? (học sinh sẽ dùng nhiều giác quan để quan sát). Bước 4: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý từ những điều quan sát ghi chép được bố cục qua hệ thống câu hỏi. - Mở bài: + Em tả gì? + Ở đâu ? + Vào thời gian nào ? + Lý do em chọn cảnh vật để tả là gì? - Thân bài : Tả những nét nổi bật của cảnh vật + Tả theo thời gian + Tả theo từng bộ phận - Kết bài: Nêu cảm nghĩ và nhận xét của em về cảnh vật . + Một số điều cần lưu ý trong bước này là: Giáo viên nhắc học sinh tả cảnh bao giờ cũng có con người ,con vật làm cho phong cảnh thêm sinh động. Ngoài vấn đề các em chọn đối tượng gần gũi để tả, giáo viên khuyến khích các em có thể tả cảnh khác mà các em được quan sát từ tranh ảnh , từ tivi hoặc bằng trí tưởng tượng (ví dụ: tả cảnh công viên, tả cảnh trên đường phố…nhất là học sinh khá giỏi, giúp các em mở rộng tư duy ). • Bước 5: Viết đoạn văn + Sau khi các em học sinh đã hoàn chỉnh phần dàn bài, giáo viên tiến hành nhận xét bằng cách cho các em lần lượt trình bày (hình thức viết ra giấy khổ to và nêu miệng ) Làm sau ít nhất ½ số học sinh trong lớp được trình bày và nhận xét cụ thể những mặt tích cực và hạn chế để các em có hướng khắc phục . Tránh đánh giá chung chung khen chê nhạt nhòa dẫn đến học sinh không biết mình viết đạt ở điểm nào , chưa đạt ở điểm nào. + Giáo viên cần có ít nhất 2 dàn bài mẫu (1 dàn bài dành cho đối tượng học sinh trung bình, yếu; 1 dàn bài dành cho đối tượng học sinh khá giỏi ), yêu cầu các em đọc để 4 SKKN:” Hướng dẫn HS quan sát, tìm ý lập dàn bài chi tiết viết đoạn văn tả cảnh – lớp 5” so sánh với dàn bài của mình. (Mục đích để học sinh tham khảo những ý hay để áp dụng vào bài viết của mình). Ví dụ 1: Dàn bài tả buổi sáng trong vườn cây. - Mở bài: Gần nhà em có khu vườn của Bác Bảy trồng nhiều loại cây ăn trái. Sáng nay chủ nhật em ra thăm khu vườn và trò chuyện với Bác Bảy. - Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh vật. + Khu vườn rộng khoảng 1 hecta (Theo lời của Bác Bảy) + Xung quanh được rào bằng dây thép quét sơn trắng nổi bật giữa màu xanh của cây lá. + Nhiều loại cây được trồng theo hàng lối, quả sai, cành lá xanh mượt óng lên dưới ánh nắng ban mai. + Chim chóc làm tổ trong vườn hót líu lo. + Vài người làm vườn đang tỉa lá, bắt sâu, vun gốc. - Kết bài : Em rất thích vào chơi khu vườn vào những buổi sáng như thế vì nơi đây có không khí trong lành, được Bác Bảy giải thích ích lợi từng loại cây… Ví dụ 2: Dàn bài tả buổi sáng ở công viên. - Mở bài : Giới thiệu bao quát : Sáng chủ nhật em được cha, mẹ cho đi chơi buổi sáng ở công viên, cảnh tượng nơi dây thật hấp dẫn. - Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh vật: + Ngay từ phía cổng vào đã tấp nập người. + Làng gió nhẹ mênh mang lùa trên tóc em. + Mặt hồ lăn tăn gợn sóng . + Những hạt sương đêm còn đọng trên cành cây, kẽ lá, long lanh như những con mắt tinh nghịch nhìn em. + Chim chóc nô đùa hót ríu rít trên tán cây cao. + Những chiếc thuyền đạp nước nằm im như bầy thiên nga đang nằm ngủ. + Các cụ già đi tập thể dục còn ngồi nán lại bên ghế đá trò chuyện. + Tiếng nhạc vang lên từ các khu vui chơi . + Tiếng trẻ em nô đùa chạy theo người lớn. 5 SKKN:” Hướng dẫn HS quan sát, tìm ý lập dàn bài chi tiết viết đoạn văn tả cảnh – lớp 5” - Kết bài: Em rất thích đi công viên vào buổi sáng vì ở đây không khí mát mẻ, trong lành … Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 1, em hãy viết đoạn văn tả cảnh vật vào buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (Trong công viên, trên cánh đồng, trên đường phố…) (SGK trang 22-TV5 – tập 1) Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng dàn ý các em đã lập, chuyển một phần của dàn ý lập thành đoạn văn. Em có thể miêu tả theo trình tự thời gian hoặc không gian, hoặc miêu tả cảnh vật theo một thời điểm. Sau khi áp dụng tiết dạy trên vào lớp 5A1 đầu năm học 2008-2009 tôi thu được kết quả như sau: + Số học sinh lập được dàn ý và viết đoạn văn hay theo dàn ý đã lập là 12 bài. Đạt tỉ lệ 53%. + Số học sinh lập được dàn ý nhưng chưa viết được đoạn văn do chưa biết quan sát là 8 bài. Chiếm tỉ lệ 30,7% + Số học sinh chưa biết lập dàn ý và chưa biết lập đoạn văn là 6 bài. Chiếm tỉ lệ 16,3 %. III. KẾT LUẬN 1. Tóm lược các giải pháp đã thực hiện. Để dạy một tiết quan sát lập dàn ý viết đoạn vă tả cảnh cho học sinh lớp 5 đạt hiệu quả theo tôi cần thực hiện các bước sau: - Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài - Bước 2: Phân tích, lựa chọn đối tượng để tả qua các câu hỏi gợi ý - Bước 3: Hướng dẫn học sinh quan sát : có thể quan sát đối tượng miêu tả có điều kiện, có thể quan sát qua tranh ảnh hoặc quan sát bằng trí tưởng tượng . - Bước 4: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý từ những điều quan sát ghi chép được theo bố cục qua hệ thống câu hỏi của giáo viên . - Bước 5: Viết đoạn văn. + Học sinh trình bày dàn ý + Giáo viên sửa chữa đưa ra dàn ý mẫu (hoặc chọn một dàn ý hay của học sinh làm mẫu) + Học sinh dựa vào dàn ý chọn viết 1 đoạn văn . 6 SKKN:” Hướng dẫn HS quan sát, tìm ý lập dàn bài chi tiết viết đoạn văn tả cảnh – lớp 5” + Học sinh trình bày đoạn viết + Hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung. 2. Phạm vi áp dụng: - Thấy cách dạy của mình đạt hiệu quả, tôi mở chuyên đề trong khối, và được khối thống nhất và áp dụng vào giảng dạy đối với thể loại văn tả cảnh nói riêng và các thể loại văn khác nói chung. Cuối năm học 2008-2009 kết quả học tập phân môn tập làm văn của học sinh khối 5 được nâng lên một cách rõ rệt như đã báo cáo trên. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được thì những hạn chế hiện nay đối với phân môn tập làm văn vẫn còn tồn tại như nhiều giáo viên vẫn chưa có tâm huyết dạy tốt phân môn này, việc sắp xếp trình tự trong SGK chưa được chặt chẽ ( Ví dụ: đang học văn tả cảnh các em lại chuyển sang một thể loại khác) càng gây ảnh hưởng đến tích lũy kiến thức vốn văn ở lứa tuổi các em, phần lớn các em đọc, nghe xong lại dễ quên những hình ảnh, những cảm xúc các câu các đoạn hay trong các bài văn, bài thơ, trong tiết luyện từ và câu, không biết đem sử dụng cho bài viết dẩn đến tình trạng bài văn lủng củng, thiếu ý tưởng thiếu sinh động. IV. KIẾN NGHỊ + Đối với ngành giáo dục. - Có thể điều chỉnh hệ thống các thể loại bài tập làm văn có sự logic ví dụ như:nên cho học sinh học xong thể loại văn mêu tả rồi hãy chuyển sang thể loại khác . Bởi vì chương trình SGK hiện nay sắp xếp đan xen như đang học thể loại văn miêu tả 1-2 tuần lại chuyển sang học thể loại khác) theo tôi như vậy các em hay bị phân tán nguồn vốn từ. - Đầu tư bộ tranh minh họa cho thể loại văn miêu tả (bởi vì có một số cảnh trong bài học sinh chưa có điều kiện nhìn thấy ) giúp cho giáo viên, học sinh có tư liệu trực quan phong phú hơn trong dạy và học + Đối với giáo viên. - Cần chú trọng nghiên cứu đọc các tài liệu tham khảo về phân môn tập làm văn một cách sao sát, một cách thực tế, tránh dập khuôn như định hướng sách giáo viên. Tăng cường dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm với đồng nghiệp về cách dạy tiết quan sát, lập dàn ý, nhận xét lập được dàn bài chi tiết, có nhiều hình ảnh và cần cho các em quan sát một số cảnh thực tế, giúp các em có những nhận xét trung thực ( Ví dụ tả ngôi trường, tả vườn cây …) - Khi chấm, khi chữa cần phải ghi chép cụ thể những mặt đạt, mặt chưa đạt. Phân tích tỉ mỉ để các em rút kinh nghiệm có bài viết tốt hơn cho những tiết sau. - Cung cấp vốn từ ngữ giúp các em có nguồn văn sinh động. 7 SKKN:” Hướng dẫn HS quan sát, tìm ý lập dàn bài chi tiết viết đoạn văn tả cảnh – lớp 5” + Đối với học sinh: - Cần định hướng cho các em có ý thức, trách nhiệm đối với môn học. Học sinh phải tự giác làm việc, tự quan sát, tự ghi chép là chính. Muốn đạt được điều đó các em phải có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên ở cuối tiết trước như : Đọc đề bài của tiết tới, thực hiện những yêu cầu chuẩn bị như sau: quan sát,ghi chép làm tư liệu cho tiết học sau. Các em cần được khen thưởng khi có những câu văn, đoạn văn hay, sáng tạo. Những em chưa mạnh dạn trình bày trước lớp được thầy cô khuyến khích kịp thời .Biết dùng từ ngữ hình ảnh so sánh, nhân hóa, liên tưởng để viết bài văn đạt yêu cầu và một điều quan trọng là học sinh phải nắm được trọng tâm đề và đối tượng miêu tả. + Phía nhà trường. - Cần tăng cường mở chuyên đề cho phân môn tập làm văn để khắc phục những hạn chế mà giáo viên còn vướng mắc. - Đầu tư tranh ảnh làm tư liệu cho giáo viên và làm đồ dùng trực quan cho học sinh khi dạy phân môn Tập làm văn ( Nhất là thể loại văn miêu tả ) + Về phía gia đình – xã hội . - Giáo viên luôn có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình học sinh để giúp các em có đủ điều kiện học môn tập làm văn tốt hơn.Tạo điều kiện cho các em được đi chơi xa giúp các em có tầm hiểu biết thêm về cảnh đẹp của địa phương cũng như của nơi khác. Trên đây là kinh nghiệm bước đầu sau một thời gian nghiên cứu không nhiều về phương pháp và cách tổ chức cho học sinh lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh. Do còn hạn chế nhiều về năng lực và điều kiện khách quan nên một số biệt pháp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy tôi mong nhận được sự đóng góp quý báu của cấp trên và các đồng nghiệp để tôi có thể rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học một cách tốt hơn . Thân ái kính chào ! Người thực hiện Phạm Thị Thảy 8 . 26 20,9 8 Cuối Học kì I 6 11,76 12 23 ,53 20 39,22 13 25, 4 9 1 SKKN: ” Hướng dẫn HS quan sát, tìm ý lập dàn bài chi tiết viết đoạn văn tả cảnh – lớp 5 Cuối năm 7 13,73 13 25, 49 21 41,18 10 19,6 1 - Việc. sát 51 bài tập làm văn của học sinh khối 5 Trường tiểu học Long Điền Đông A1. Kết quả đạt được của năm học cụ thể khối năm như sau: Xếp loại Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Đầu năm 5 9,8. vui chơi . + Tiếng trẻ em nô đùa chạy theo người lớn. 5 SKKN: ” Hướng dẫn HS quan sát, tìm ý lập dàn bài chi tiết viết đoạn văn tả cảnh – lớp 5 - Kết bài: Em rất thích đi công viên vào buổi sáng