Trẻ phát bệnh vì áp lực từ bố mẹ Tại Văn phòng tham vấn tâm lý gia đình & trẻ em (Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam) các chuyên gia tư vấn đã phát hiện nhiều em học sinh rơi vào tình trạng cận kề với bệnh tâm lý do chịu áp lực quá lớn từ bố mẹ. Khi làm test tâm lý cho 10 em là con của giáo viên thì có đến 8 em bị rơi vào tình trạng này. Báo động về nhu cầu được yêu thương Em Quỳnh Như, 15 tuổi, ở Hà Nội vốn là một cô bé ngoan, thời gian gần đây bỗng có biểu hiện bất thường như doạ bố mẹ tự tử, giữa đêm cầm dao la hét và thường vẽ lên tường những bức tranh rất buồn. Thấy bất thường, bố mẹ đưa em đến Văn phòng tham vấn tâm lý gia đình & trẻ em. Sau khi làm test TT (test tâm lý hình ảnh) thì phát hiện thấy cháu có những biểu hiện của bệnh tâm lý. Cụ thể, nhu cầu tình cảm của cháu đã ở mức báo động. Các chỉ số về nhu cầu của cháu hiện chỉ hiện lên nhu cầu yêu thương và tôn trọng và ở dưới mức bình thường (mức 0). Một bé trai khác ở Hà Nội cũng được bố mẹ đưa đến đây khi thấy cháu có biểu hiện không nói năng gì trong một thời gian dài. Trước đó, bố mẹ cháu đã đưa đi khám bác sĩ tâm lý. Kết quả test TT cho thấy cháu chỉ có nhu cầu về yêu thương và tôn trọng, những nhu cầu này ở mức dưới bình thường. Theo chị Lâm Thuý, chuyên gia tư vấn của Văn phòng tham vấn tâm lý gia đình & trẻ em: Đây là những biểu hiện bất thường về tâm lý. Do môi trường, mà cụ thể ở đây là áp lực từ bố mẹ đã dẫn đến những biểu hiện như lo lắng, sợ hãi và mệt mỏi ở trẻ. Điều đáng lưu ý là trong quá trình làm test cho các em học sinh thì chuyên gia Lâm Thuý phát hiện ra rằng, có nhiều em là con của giáo viên rơi vào tình trạng tâm lý này. Trong 10 cháu là con của giáo viên thì có đến 8 cháu ở dưới mức bình thường. Trong đó có 3 cháu đã ở mức màu xanh - mức báo động về nhu cầu được yêu thương. Sau khi làm test, thấy chỉ số hình ảnh về nhu cầu tình cảm của các em thấp, các chuyên gia của Văn phòng tham vấn tâm lý gia đình & trẻ em đã hỏi các phụ huynh và được biết, họ thường mong muốn con mình theo những nguyên tắc và chuẩn mực mà họ đã đặt ra. Điều này vô tình đặt ra một áp lực quá lớn đối với trẻ khiến cho các em rơi vào tình trạng lo lắng, sợ hãi thậm chí có những biểu hiện của trầm cảm và stress. Bà Lê Thu Hiền – Giám đốc Trung tâm Tư vấn Người bạn Tri kỷ 1900585868: Sự áp đặt khiến cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn Đứng về góc độ tâm lý, khi ta thiếu cái gì thì ta cần cái đó. Mức độ thiếu càng lớn thì nhu cầu đó càng cao. Điều này cho thấy test về tâm lý hình ảnh đó là phù hợp với diễn tiến tâm lý. Thực ra việc kỳ vọng về con và đặt ra cho con mục tiêu để phấn đấu cũng là một cách yêu thương trẻ. Nhưng vì quá yêu thương con, quá lo lắng cho con, lại không hiểu con nên chính điều đó lại gây ra áp lực cho con. Nhiều người yêu con một cách thái quá cũng khiến trẻ cảm thấy bị mất tự do, dẫn đến trẻ bức xúc và cuối cùng dẫn đến stress. Việc kỳ vọng quá về con, đặt ra cho con mục tiêu phấn đấu vượt quá khả năng của chúng là một sự áp đặt. Sự áp đặt bao giờ cũng chỉ khiến cho sự việc thêm tồi tệ hơn mà thôi. Trung tâm chúng tôi cũng đã từng nhận được rất nhiều cuộc gọi của các em liên quan đến vấn đề này. Có nhiều em lực học chỉ thi đỗ Trung cấp thì bố mẹ lại bắt em phải thi đỗ Đại học. Có em thi Đại học lần thứ nhất không đỗ, bố mẹ em bắt ôn thi lại và đặt ra mục tiêu là em phải thi đỗ Đại học. Em bảo em chỉ thi đỗ Trung cấp thôi, thì bố mẹ em tuyên bố: nếu thi Trung cấp họ sẽ từ con. Trong sự chán nản tột cùng em đã gọi điện đến Trung tâm và bảo rằng, chỉ muốn chết đi cho xong… Yêu con thôi chưa đủ Chị Khánh Ly, chuyên gia tư vấn của Văn phòng tham vấn tâm lý gia đình trẻ em cho biết: Con người gồm có 6 nhu cầu: nhu cầu yêu thương, nhu cầu được gắn bó, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu thành công, nhu cầu học hỏi và nhu cầu hành động. Trong test về nhu cầu tình cảm có 5 mức: mức độ bình thường là 0 (biểu hiện màu đen); mức độ tích cực là +1 và rất tích cực là +2 (hai mức độ này có biểu hiện màu đỏ). Mức độ tiêu cực là – 1 và trì trệ là - 2 (hai mức độ này có biểu hiện màu xanh). Những người chỉ có nhu cầu về yêu thương và tôn trọng và nhu cầu đó ở mức báo động thì người đó đang gặp về vấn đề tâm lý. Điều này không chỉ xảy ra đối với trẻ mà người lớn cũng có thể mắc phải. Những biểu hiện âm trong test về nhu cầu tình cảm cho thấy các em bị thiếu trầm trọng về nhu cầu này. Điều này không có nghĩa là bố mẹ các cháu không yêu thương các cháu mà vấn đề là các cháu không cảm nhận được tình yêu thương và tôn trọng đó của bố mẹ. Đôi lúc chỉ yêu con không thôi cũng chưa đủ mà còn phải học cách yêu thương để làm sao trẻ cảm nhận được tình yêu vô bờ bến mà bố mẹ dành cho chúng. Trước hiện tượng tâm lý này, hiện Văn phòng tham vấn tâm lý gia đình và trẻ em đang nghiên cứu để xem những biểu hiện của các em có đúng thực sự là bệnh tâm lý không, để từ đó có biện pháp hỗ trợ gia đình trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc con cái. TS Tâm lý Nguyễn Kim Quý – Nguyên giảng viên Khoa tâm lý giáo dục (Trường Đại học Sư phạm I): Ép quá hóa sinh bệnh! Thiếu nhu cầu yêu thương và tôn trọng không phải là biểu hiện của bệnh tâm lý mà đó là cơ sở dẫn đến rối nhiễu tâm lý. Khi nhu cầu được yêu thương và được tôn trọng bị thiếu hụt, nếu không được bù đắp, không được đáp ứng thì sẽ dẫn đến khủng hoảng và rối nhiễu. Tôi là người tham gia t ư vấn trực tiếp các em và nhận thấy rằng, kỳ vọng của bố mẹ đã vô tình tạo nên một áp lực quá lớn đối với trẻ. Nhiều em khả năng chỉ đến B nhưng bố mẹ lại mong các em là A. Khi khả năng của trẻ không thể thực hiện nổi, nhưng chống lại thì các em cũng không làm được vì thế mới dẫn đến không giải tỏa được tâm lý và sinh ra những rối nhiễu tâm lý ở các em. Ép quá thì bị quá tải, rồi sinh ra bệnh, đây hoàn toàn là phản ứng dây chuyền như mọi sự vật hiện tượng khác mà thôi. Tuy nhiên, ở Việt Nam ngư ời ta chỉ quan tâm đến sức khỏe về thể chất chứ chưa mấy quan tâm đến sức khỏe tâm thần. Trong khi đó sức khỏe tâm thần là vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, là cái gốc của mọi vấn đề. . Trẻ phát bệnh vì áp lực từ bố mẹ Tại Văn phòng tham vấn tâm lý gia đình & trẻ em (Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam) các chuyên gia tư vấn đã phát hiện nhiều em. gia đình & trẻ em: Đây là những biểu hiện bất thường về tâm lý. Do môi trường, mà cụ thể ở đây là áp lực từ bố mẹ đã dẫn đến những biểu hiện như lo lắng, sợ hãi và mệt mỏi ở trẻ. Điều đáng. gia tư vấn đã phát hiện nhiều em học sinh rơi vào tình trạng cận kề với bệnh tâm lý do chịu áp lực quá lớn từ bố mẹ. Khi làm test tâm lý cho 10 em là con của giáo viên thì có đến 8 em bị