Trẻ “phát điên” vì áp lực thần đồng pptx

6 272 1
Trẻ “phát điên” vì áp lực thần đồng pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trẻ “phát điên” vì áp lực thần đồng Từ mong muốn rất chính đáng: con mình lớn lên sẽ thông minh, giỏi giang hơn người khác, nhiều cha mẹ đã vô tình làm hại con khi tìm đủ mọi cách để “luyện” cho con thành… thần đồng. Ngay cả với những trẻ có năng khiếu bẩm sinh, cũng cần có thời gian vui chơi, khám phá cuộc sống (hình chỉ mang tính minh hoạ). Ảnh: H.T Trẻ cần có thời gian vui chơi, khám phá cuộc sống. Phòng khám tâm lý của bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và bệnh viện Tâm thần TP.HCM, vẫn thường xuyên tiếp nhận điều trị cho nhiều trường hợp trẻ bị khủng hoảng tinh thần do áp lực ăn uống, học hành. Có trường hợp đã phát điên vì không kham nổi chương trình “huấn luyện” do cha mẹ đưa ra hàng ngày. “Mẹ ơi! Con không học nữa đâu…” Đó là tiếng “thét” nghẹn ngào của bé Khánh D. (7 tuổi, quận 3) ngay khi vừa được các bác sĩ của khoa tâm lý bệnh viện Nhi Đồng 2 dẫn vào trong làm các trắc nghiệm tâm lý. Người đưa bé D. đi khám là bà ngoại. Bà rơm rớm nước mắt kể, D. là một cậu bé hiếu động. Từ nhỏ đã tỏ ra có năng khiếu về tính toán. Mới học mẫu giáo nhưng D. đọc làu làu thứ tự các con số đến số 100 và tự giải được nhiều bài toán cộng trừ đơn giản. Nghĩ con có tố chất thần đồng, nên ngay từ khi D. vào lớp một, thay vì để con ôn tập đúng bài cô giảng trên lớp, cha mẹ em lại lập kế hoạch cho em nâng cao kiến thức toán ở nhà, “hết mẹ rồi đến cha nó suốt ngày đi lùng mua các loại sách bài tập nâng cao kiến thức toán rồi đem về cho nó giải ngày đêm. Ngày hè còn đi thuê gia sư về ôn luôn cho thằng nhỏ. Suốt ngày nó chỉ lui cui trong phòng để học rồi học”, người bà kể. Sau hơn một năm thực hiện chương trình “huấn luyện thần đồng” nghiêm ngặt đó, D. từ một cậu bé lanh lẹ đã trở nên lầm lì, sợ học, đặc biệt là môn toán. “Gần đây tôi thấy cháu cứ lơ ngơ, làm việc gì cũng chậm chạp. Miệng lúc nào cũng lẩm nhẩm đọc cái gì đó nên tôi lén cha mẹ nó đưa đi khám. Phải khám sớm chứ để lâu nữa, thằng nhỏ chắc khùng mất”, bà lo lắng. Trường hợp của bé Thanh H. (8 tuổi, quận 1) thì lại rơi vào bi kịch khác. Thấy con thích múa hát và hát khá giống bé Xuân Mai nên mẹ bé ôm ấp ước mơ rèn luyện cho con trở thành một ca sĩ thần đồng. Ngay từ khi học mẫu giáo, H. đã được cho đi luyện thanh ở một lớp dạy hát trên đường Lê Hồng Phong (quận 5) và lớp múa của nhà thiếu nhi TP.HCM. Đi kèm với đó là một chế độ dinh dưỡng y như…người mẫu. Mới chừng đó tuổi nhưng H. đã phải dùng kem dưỡng da ban đêm theo yêu cầu của mẹ. Mãi cho đến gần đây, thấy H. có biểu hiện không bình thường, hay giật mình khóc thét nửa đêm. Ăn uống hay nôn ói và nhất là hay quên lời bài hát. Nghe hàng xóm “phán” bé bị yếu thần kinh, sợ con bỏ dở lịch học nửa chừng nên mẹ H. đã đưa H. đến bệnh viện Tâm thần TP.HCM nhờ giúp đỡ để H. có thể tiếp tục rèn luyện “giáo trình” thành… thần đồng. ồn: Images. Kỳ vọng quá thành ra hại con Bác sĩ Trịnh Tất Thắng, giám đốc bệnh viện Tâm thần TP.HCM cho biết khi trẻ không thích nhưng bị ép phải học hay phải làm việc nào đó, về lâu dài, sự phát triển tâm lý, tinh thần sẽ bị ảnh hưởng. Sự dồn ép, hối thúc khiến trẻ sợ, trở nên nhút nhát, thiếu tự tin. “Tai hại hơn, những biểu hiện này có thể ảnh hưởng đến trẻ khi đã trưởng thành, biến trẻ thành những người rụt rè, dễ cô lập hoặc trầm uất…”, ông Thắng nói. Cũng theo ông Thắng, không ít cha mẹ ảo tưởng con mình có tài năng thiên bẩm khi thấy trẻ bộc lộ một số năng khiếu đầu đời. Họ ra sức thúc ép trẻ luyện để phát huy mà không sắp xếp thời gian cho trẻ học tập, vui chơi một cách hợp lý. Điều này khiến trẻ mỏi mệt và sợ phải đối diện với chính năng khiếu của mình. Ở độ tuổi từ 5 đến 10, trẻ ham học hỏi và bộc lộ những sở thích riêng. Nếu trẻ tỏ ra say mê một lĩnh vực nào đó, cha mẹ nên tạo điều kiện cho con tìm hiểu môn học một cách thoải mái và khoa học nhất để trẻ không có cảm giác nặng nề, học vì bố mẹ. Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Quốc Thịnh, bệnh viện Nhi Đồng 2, cha mẹ mong đợi con học hành giỏi giang, thành tài là điều rất chính đáng nhưng nếu kỳ vọng một cách thái quá, trở thành những hành động ép con học, hay mắng mỏ khi con không đạt thành tích mong muốn… sẽ tác động tiêu cực đến trẻ. “Thường những trẻ đã có sự tự cố gắng cũng luôn muốn đạt kết quả tốt, làm vui lòng bố mẹ. Nếu bị bố mẹ gây sức ép thêm nữa, trẻ sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí quay ra chống đối”, ông Thịnh nói. Cũng theo ông Thịnh, có không ít trường hợp cha mẹ ngộ nhận dấu hiệu thần đồng ở trẻ với dấu hiệu của bệnh tự kỷ, nhiều em thuộc làu làu cả bảng nội quy mấy chục điều dài dằng dặc nhưng khi bác sĩ hỏi có hiểu gì không thì cũng lặp lại một cách rập khuôn: “Có hiểu gì không?”, “khoảng 10% số trẻ tự kỷ cũng hay có những dấu hiệu như sớm biết đọc, biết làm toán… Sự thông minh kỳ lạ này thường chỉ biểu hiện ở một khía cạnh, còn về tổng thể, trẻ vẫn bị rối loạn phát triển. Nếu không điều trị, những khả năng ấy cũng có thể mất đi, chỉ còn lại một đứa trẻ không có khả năng hoà nhập với cuộc sống”, ông Thịnh cảnh báo. . Trẻ “phát điên” vì áp lực thần đồng Từ mong muốn rất chính đáng: con mình lớn lên sẽ thông minh, giỏi giang. tâm lý của bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và bệnh viện Tâm thần TP.HCM, vẫn thường xuyên tiếp nhận điều trị cho nhiều trường hợp trẻ bị khủng hoảng tinh thần do áp lực ăn uống, học hành. Có. “luyện” cho con thành… thần đồng. Ngay cả với những trẻ có năng khiếu bẩm sinh, cũng cần có thời gian vui chơi, khám phá cuộc sống (hình chỉ mang tính minh hoạ). Ảnh: H.T Trẻ cần có thời gian

Ngày đăng: 06/07/2014, 07:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan