Trẻ mới lớn thích thần tượng người khác docx

9 267 0
Trẻ mới lớn thích thần tượng người khác docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trẻ mới lớn thích thần tượng người khác Thời gian sống của các em đa phần là ở bên ngoài gia đình, chẳng đặng đừng lắm các em mới có mặt ở nhà để ăn hai bữa cơm, và để lăn ra ngủ sau một ngày đã thoả chí bình sinh, thoả sức ngang tàng, vùng vẫy tung hoành ở trường lớp, ở sân banh, ở công viên, và có khi ngay trên lòng lề đường phố nữa. Đối với các trẻ 14,15 tuổi, không gian và bầu khí trong gia đình dường như quá chật chội và ngột ngạt, quen thuộc đến nhàm chán, không còn gợi ra được những trò chơi hấp dẫn cho đám bạn đông đảo của các em. Mặt khác, tương quan của các em với mọi người xung quanh đã mở ra khá rộng, không chỉ dừng lại ở cha mẹ, anh chị trong gia đình. Do vậy, thời gian sống của các em đa phần là ở bên ngoài gia đình, chẳng đặng đừng lắm các em mới có mặt ở nhà để ăn hai bữa cơm, và để lăn ra ngủ sau một ngày đã thoả chí bình sinh, thoả sức ngang tàng, vùng vẫy tung hoành ở trường lớp, ở sân banh, ở công viên, và có khi ngay trên lòng lề đường phố nữa. Với các em nam: Thanh quản bắt đầu thay đổi làm cho vỡ tiếng, giọng đang trong trẻo như “thiên thần” bỗng trở nên ồ ồ trầm đục như đàn ông. Ở các ban tốp ca, các em thấy mình đâm ra “phá bè”, nếu có ai lỡ miệng gọi đùa là giọng “vịt đực” thì các em rất dễ nổi xung vì tự ái, lẳng lặng bỏ ra với một tổn thương sâu xa. Trong học tập, các em nam cũng gặp trở ngại về phát âm trong giờ sinh ngữ hay trong các buổi thuyết trình, luận nói. Các em có cảm giác bị các bạn gái “cười ruồi” chế nhạo ngầm, cứ thế mà ăn nói câu cú lại càng đâm ra lúng túng ngọng nghịu. Mặc cảm thất bại trong mọi sự luôn luôn đeo đuổi các em, làm các em đâm ra hay quạu cọ với mọi người và bực bội với chính mình, đưa tới việc thích “cúp cua” trốn học, lang thang phá phách ngoài phố, đua xe bạt mạng, lê-la ở các tiệm cà phê, rất dễ rơi vào tệ nạn nghiện ngập xì ke ma túy và trộm cắp. Ngược lại, về các môn thể dục thể thao và về mặt sinh hoạt các trò chơi thi đua hay đối kháng, các em thấy mình tự tin với sức vóc “trổ giò”, nhanh hơn, khoẻ hơn, “lì đòn” hơn. Nhưng dẫu sao, những cuộc tranh tài như thế này có vẻ không còn tạo hứng thú nhiều so với các trò chơi lớn mang tính phiêu lưu mạo hiểm và khai phá, tổ chức ngoài thiên nhiên rộng lớn, trải qua nhiều trạm thử thách gian nan, kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày ròng rã, tiến hành vào ban đêm lại càng hấp dẫn hồi hộp (trại bay, trèo núi băng rừng, thám hiểm hang động, đột nhập các ngôi nhà hoang, vượt sóng ra thăm đảo xa, leo đèo bằng xe đạp…). Phải nói đầu óc các em trong giai đoạn này chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các truyện phiêu lưu và trinh thám hình sự trong các loại sách báo phim ảnh, có lợi về mặt kích thích trí tưởng tượng và sự gan dạ nhưng cũng lại gây ra những hậu quả tai hại như: liều lĩnh dại dột theo kiểu “anh hùng rơm”, phung phí sức khỏe vào những cái vô bổ, nhất là khích động tính hiếu chiến mạnh động, dễ đưa tới phá phách, bạo lực. Với các em nữ: Vấn đề có khác đi, cũng hướng ngoại nhưng là cái hướng ngoại trong tâm tưởng. Kể ra thì các em gái ngại ra khỏi nhà, xa khung cảnh quen thuộc của gia đình, hơn nữa, dẫu sao các em cũng tương đối đã khá lớn để có những bổn phận và công việc riêng phải làm ở nhà sau khi đi học về. Thế nhưng, tâm hồn các em thì lại “bay” đi rất xa. Các em thích viết nhật ký, thích chép lại các bài thơ tình học trò và các bài hát nhẹ nhàng lãng mạn của tuổi mới lớn mà các em hết sức ưa chuộng. Đặc biệt, mỗi độ hè sang, vào dịp bãi trường, các em gái rất thích làm một tập lưu bút để xin các thầy cô mà các em yêu mến ghi vào vài giòng khen ngợi khuyên nhủ, và sau đó tiếp tục chuyền tay đến các bạn đồng trang lứa. Nhìn chung, ở lứa tuổi giao thời và dậy thì cho cả hai phái, các em đều muốn mở ra thêm nhiều mối tương giao với mọi người, cho dù các liên hệ này cũng sẽ chóng qua đi, phai nhạt dần với thời gian, hoặc rất mong manh, khó lưu tồn đến khi các em trưởng thành, chỉ cần một xích mích nhỏ là đổ vỡ ngay, và sẽ còn là những kỷ niệm nhẹ nhàng man mác của một thời niên thiếu học trò. Cha mẹ, thầy cô giáo khi đối diện với các em phải hết sức năng động mà kiên nhẫn, quyết đoán mà dịu dàng, cương nghị mà bao dung, nhạy bén mà tế nhị. Ngoài ra, sở trường phải chuyên sâu mà sở đoản thì phải đa dạng, lãnh vực nào cũng biết tương đối vững, đủ để theo kịp và nhất là để đón đầu, Đối với các em nam, cần biết định hướng một cách khéo léo, vận dụng và chuyển hóa các “năng lượng thặng dư” cũng như những đặc nét tâm lý của các em vào việc “khai phá” đầy lý thú mà vẫn đồng thời “giúp ích” cho bản thân các em, cho mọi người chung quanh và cho cả cộng đồng xã hội. Cần phải hình thành dần dần nơi các em bản phác họa cho một mẫu người đàn ông đầy nam tính trong tương lai, lịch sự, quả cảm, thông minh, hữu ích cho xã hội và nhân loại , nhưng cũng sẽ là một người chồng, người cha cao thượng, đôn hậu, nhân ái, có một chút nữ tính và nhất là biết tôn trọng người phụ nữ chứ không chỉ “ga-lăng” hời hợt bên ngoài. Đối với các em nữ, tuổi dậy thì sẽ qua đi, để chuẩn bị chu đáo cho các em bước vào tuổi thiếu nữ, người lớn cần hết sức nâng niu cẩn trọng, giúp đỡ các em sớm trưởng thành để tự tin, sáng suốt, không bị rơi thu phục được lòng tín nhiệm của các em, hầu kịp thời giúp đỡ, dẫn dắt các em vượt qua những khủng hoảng có tính “nổi loạn”. vào cạm bẫy của xã hội đang ngày càng tục hóa, đầy cám dỗ về danh vọng, tiền bạc và sắc dục. Cái tích cực hơn nữa là khích lệ các em nữ vừa triển nở nhân cách và trí thức, hướng đến tha nhân và cuộc đời nhưng lại vừa ý thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình là nơi mà tương lai các em sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng của một phụ nữ Việt Nam, làm vợ, làm dâu, làm mẹ … Các cô giáo sẽ vừa là người chị, người bạn, lại vừa là một người mẹ của các em gái, tạo sự đồng cảm trong cùng giới phụ nữ, chia sẻ một cách tế nhị và chân thành những kinh nghiệm cụ thể đời thường của chính bản thân cho các em, nhất là về mặt sinh lý và tâm lý. Các thầy giáo phải biết giới hạn về phái tính của mình để kiềm chế, không ở quá xa một cách nghiêm khắc lạnh lùng, nhưng cũng không ở quá gần, dễ rơi vào các tình huống “cheo leo” hiểm nghèo trước các em gái. Tốt nhất, hãy để cho các em tin phục chứ đừng thân tình quá đến mức suồng sã. Cuối cùng, phải nói rằng hiện nay, trong một xã hội mở, đang không ngừng tăng trưởng về kinh tế và khoa học, người lớn nói chung không những thiếu quan tâm đối với các em trong tương lai sẽ là thế hệ kế thừa của mình, mà ngược lại, còn trực tiếp hoặc gián tiếp làm hỏng các em ngay trong gia đình, ở trường học, nơi đường phố và cả ngoài xã hội. Do vậy, gánh nặng trách nhiệm của những người lớn còn quan tâm thao thức đến việc giáo dục và huấn luyện nhân cách cho các em lại càng hết sức lớn lao và hệ trọng, nhất là trong giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên. . Trẻ mới lớn thích thần tượng người khác Thời gian sống của các em đa phần là ở bên ngoài gia đình, chẳng đặng đừng lắm các em mới có mặt ở nhà để ăn hai bữa. tương đối đã khá lớn để có những bổn phận và công việc riêng phải làm ở nhà sau khi đi học về. Thế nhưng, tâm hồn các em thì lại “bay” đi rất xa. Các em thích viết nhật ký, thích chép lại các. trò và các bài hát nhẹ nhàng lãng mạn của tuổi mới lớn mà các em hết sức ưa chuộng. Đặc biệt, mỗi độ hè sang, vào dịp bãi trường, các em gái rất thích làm một tập lưu bút để xin các thầy cô

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan