Giúp trẻ vượt qua nỗi đau mất người Thân Khi người thân ra đi, bạn hãy giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của sự mất mát này. Là cha mẹ, chúng ta đều muốn tránh cho con mình những đau đớn, sợ hãi và buồn phiền, nhưng giấu trẻ sự thật về cái chết sẽ rất có hại. Nếu cha mẹ không tiện nói về cái chết của người thân và cố giấu cảm xúc của mình, trẻ nghĩ đây là vấn đề cấm kỵ và hiểu rằng không được thắc mắc. Điều quan trọng là bạn hãy khuyến khích trẻ biểu lộ nỗi đau và cho chúng thấy bạn cũng làm như vậy. Hãy nói sự thật và chú trọng vào nỗi sợ hãi sâu kín Nói lên sự thật: Nếu bạn cố gắng làm vơi nỗi đau và nói: “Con đừng buồn. Thôi đừng khóc " sẽ làm trẻ nghĩ rằng những xúc cảm của nó là không thích hợp, trẻ sẽ ngại biểu lộ. Và nếu trẻ cứ giữ nỗi đau trong lòng, nỗi đau ấy sẽ theo nó đến lúc trưởng thành, ảnh hưởng không tốt đến tình cảm của trẻ. Trẻ có thể sợ khi thấy bố mẹ của mình khóc. Nhưng nếu bạn cố gắng tỏ ra cứng rắn thì ngay cả trẻ thơ cũng nhận ra tình cảm thật của bạn. Tốt hơn hết hãy để trẻ thấy bạn khóc. Lúc đó bạn có thể nói với chúng rằng: “Mẹ khóc vì nhớ bà. Nhưng mẹ sẽ không sao đâu”. Nếu trẻ không có vẻ buồn, điều đó không có nghĩa trẻ thờ ơ trước những mất mát trong gia đình. Hoặc nếu nỗi buồn của trẻ bộc phát nhanh, mới buồn đó rồi tươi tỉnh trở lại, cũng không có nghĩa là trẻ giả vờ buồn cho mọi người thấy. Trẻ dưới 6 tuổi không thể hiểu được điều người lớn đau lòng nhận thấy, đó là đối với con người, cái chết là không thể tránh khỏi. Vì trẻ mong người đã khuất sẽ quay về, nên bạn cần thường xuyên giải thích cho trẻ hiểu chuyện đó không thể xảy ra. Tập trung vào những sợ hãi sâu kín: Trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 5 thường tin vào những điều khác thường, nên có thể cho rằng chính mình làm cho người thân chết. Như trường hợp đứa trẻ có người anh trai chết do xe đụng, bé cứ tự trách mình đã giận anh và đuổi anh đi. Bạn có thể ngừa trước những suy nghĩ sai lệch của trẻ bằng cách nói: “Đôi lúc trẻ em ở độ tuổi như con nghĩ rằng mình đã làm cho người thân chết, nhưng sự thật không phải vậy. Đó là một tai nạn, không ai có thể làm gì khác hơn”. Một trong những nỗi sợ lớn nhất của trẻ là bố mẹ chúng sẽ mất. Nỗi sợ này càng ám ảnh trẻ nhiều hơn khi có người trong gia đình đột ngột qua đời. Trẻ đơn giản nghĩ rằng: “Nếu bác Hai mất, cũng có lúc bố sẽ mất”. Trẻ có thể hỏi thẳng bố mình về việc này, hoặc giả như trẻ không hỏi, bạn vẫn phải giải thích cho trẻ hiểu. Bạn có thể nói: “Khi ông bà qua đời, trẻ em thường nghĩ rằng bố mẹ cũng sẽ qua đời. Bố muốn nói cho con biết rằng bố dự định sống đến lúc thật già, lúc đó các con đã lớn lắm rồi”. Nếu trẻ đặt vấn đề có sự liên hệ giữa cái chết của ông và sức khỏe của bạn, như trong trường hợp ông hút thuốc nhiều và chết vì ung thư phổi, và bạn cũng hút thuốc, lúc đó bạn hãy đề cập đến sự việc một cách lạc quan bao nhiêu có thể nhưng tuyệt đối đừng nói dối trẻ (“Bố biết con lo lắng chuyện bố hút thuốc. Đúng là bố cần phải suy nghĩ nghiêm túc về chuyện này”). Báo tin buồn và giải đáp thắc mắc: Đừng nói với trẻ chết là ngủ và không bao giờ thức dậy. Nói như thế sẽ làm con bạn gặp vấn đề trong giấc ngủ. Thay vì thế, hãy nói: “Cơ thể của bác Hai đã ngưng hoạt động và sẽ không hoạt động lại nữa.” Những chuyên gia tâm lý ở các nước đang phát triển cho rằng chúng ta nên tránh đề cập quá nhiều đến thiên đàng vì như vậy ta sẽ đưa trẻ đến hai thái cực: trẻ cố tình hư để không lên thiêng đàng hoặc trẻ sẽ trở nên rất ngoan để được lên thiên đàng. Chúng ta chỉ nên giải thích rằng “Khi con người chết, thân xác họ sẽ được chôn cất. Nhưng linh hồn, phần thiêng liêng làm cho họ đặc biệt hơn các loài khác sẽ lên thiên đàng. Nó cũng sống mãi trong tâm trí chúng ta.” Hỏi xem cháu có muốn đi dự lễ tang hay không. Nếu bạn không cho con dự lễ tang vì lo rằng những gì nhìn thấy làm nó đau lòng, trẻ sẽ cảm thấy bị bỏ rơi trong lúc nó cũng đang đau buồn. Nếu bạn nghĩ con bạn đủ lớn để dự tiệc cưới, nó cũng có thể dự lễ tang. Trường hợp trẻ không muốn đi, đừng ép buộc nó. Các nhà tâm lý cho rằng bé dưới sáu tuổi không nên có mặt đêm cuối của đám tang vì một số trẻ có thể bị xác chết ám ảnh. (Nếu bạn định cho con dự lễ tang, hãy xem quan tài có để mở không). Nhắc đến người quá cố để giúp con bạn có ý thức về sự kết thúc. Nhớ những giây phút đặc biệt họ đã bên nhau – những lúc nó và bà cùng nấu ăn trong bếp hoặc bà kể chuyện cổ tích cho nó nghe. Khuyến khích đứa lớn viết thư cho người thân rồi đọc lớn. Trẻ có thể viết thư xin lỗi (“Cháu xin lỗi đã không viết thư cám ơn khi bà gửi quà cho cháu”), hay tỏ lòng tha thứ (“Con không giận chuyện bà đón cháu trễ). Dù trẻ biểu lộ cảm xúc của chúng bằng nhiều cách nhưng bạn có thể nhận ra rằng con bạn biết kiềm chế nỗi đau vượt quá mong đợi của bạn. Giải thích cho trẻ: Việc nhận tin mất người thân sẽ dễ hơn cho trẻ nếu bạn đã từng nói chuyện với chúng về sự chết. Hãy tìm những ví dụ trong tự nhiên, như những chiếc lá xanh chuyển sang nâu và lìa cành. Đa số trẻ đều thích xem xác con rệp hay một con thú nào đó. Lúc này, bạn hãy giải thích rõ hơn: “Khi một vật chết, nó sẽ không còn cử động, không còn cảm giác đói, khát, nóng, lạnh, cũng không thể đi, nói chuyện, thở hay ăn được nữa.” Khi một nhân vật trong truyện hoặc trong phim chết, đó là cơ hội tốt để bạn hỏi con mình “Con nghĩ chết là gì?”. Sách giúp trẻ lĩnh hội vấn đề dễ hơn phim vì chúng ít minh họa. Tuy nhiên, với nhiều trẻ những hiểu biết ban đầu về sự chết lại từ video như Cái chết của cha Simba trong phim Vua Sư Tử. Kinh nghiệm đầu tiên của trẻ về cái chết thường là khi con vật cưng không còn. Bạn nên tận dụng cơ hội này để đề cập trường hợp người thân qua đời cũng giống như vậy. Nhiều bậc phụ huynh vội vã mua ngay cho con một con vật khác để nuôi vì sợ chúng đau buồn nhưng thật ra bạn đừng đề nghị trẻ mua con vật mới ngay; thú vật có thể là người bạn thân của trẻ, và việc ngỏ lời mua cho nó con khác là xem thường sự quan trọng trong mối tình đặc biệt giữa chúng. Hãy đợi đến khi con bạn nói sẵn sàng. Những phản ứng ngạc nhiên ở mỗi lứa tuổi: Từ 3 đến 5 tuổi: Các bé mẫu giáo nghĩ rằng chết có hai mặt. Trẻ nhắc lại các sự kiện một cách đơn sơ và bình thản: ”Ông nội chết rồi. Ông không đi đứng được nữa và khi người ta chết, họ không thể sống lại.” Trẻ ở tuổi này lo lắng cái chết sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của nó như thế nào một cách rất tự nhiên. Chẳng hạn khi bạn nói với trẻ Bà vừa mất, câu trả lời đầu tiên của nó có thể về một điều khác như: “Hôm nay con qua nhà bạn Hà chơi được không?” Từ 6 đến 7 tuổi: Trẻ ở tuổi này có khả năng hiểu rõ tính vĩnh cữu của cái chết. Chúng có thể muốn xem mãi những bức hình và hay nói về người đã khuất, về những gì trước kia họ thường làm với nhau. Cách cư xử này có thể kéo dài cả năm, một số cha mẹ nhận thấy con họ có vẻ bị ám ảnh bởi nỗi lo nào đó. Từ 8 đến 11 tuổi: Dù nó ra vẻ mình là trung tâm, nhưng nó chỉ muốn biết những gì sẽ vẫn như cũ trong cuộc sống của nó. Trẻ ở độ tuổi này cũng rất quan tâm đến việc biết thêm chi tiết những thông tin tại sao người đó chết, vì điều này giúp chúng cảm thấy tự chủ hơn. Từ 11 đến 13 tuổi: Sự bộc phát của tính xấc láo. “Bà tao chết chẳng có gì to tát cả. Dù sao lâu rồi tao cũng chẳng gặp bà.” Có thể bạn thoáng nghe con mình nói với bạn nó như vậy. Thái độ bàng quan ấy chỉ là sự biện hộ máy móc. Nếu nó chấp nhận những cảm xúc thật của mình dù không nhiều, có thể nó sẽ trút hết nỗi lòng mình ra và sẽ mất bình tĩnh. Cảm giác khủng khiếp đó làm gia tăng nỗi sợ và làm trẻ trở nên yếu đuối hơn trong mắt bạn đồng trang lứa. Vì vậy, hãy tạo cho trẻ cơ hội bày tỏ những xúc cảm thật của nó. (ví dụ như "Con muốn nói chuyện về Bà phải không? Bây giờ chỉ có hai mẹ con mình, hãy nói cho mẹ biết"). . Giúp trẻ vượt qua nỗi đau mất người Thân Khi người thân ra đi, bạn hãy giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của sự mất mát này. Là cha mẹ, chúng ta đều muốn tránh cho con mình những đau đớn,. nhất của trẻ là bố mẹ chúng sẽ mất. Nỗi sợ này càng ám ảnh trẻ nhiều hơn khi có người trong gia đình đột ngột qua đời. Trẻ đơn giản nghĩ rằng: “Nếu bác Hai mất, cũng có lúc bố sẽ mất . Trẻ có. vơi nỗi đau và nói: “Con đừng buồn. Thôi đừng khóc " sẽ làm trẻ nghĩ rằng những xúc cảm của nó là không thích hợp, trẻ sẽ ngại biểu lộ. Và nếu trẻ cứ giữ nỗi đau trong lòng, nỗi đau ấy