1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

GIEO TRỒNG HẠT GIỐNG TỐT potx

11 353 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 114,5 KB

Nội dung

Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak GIEO TRỒNG HẠT GIỐNG TỐT Kính thưa các bạn trẻ! Các bạn đang được sống trong một xã hội rất tốt, Mong các bạn có thể trở thành những người có ích trong xã hội. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải cố gắng trong cuộc sống. Người ta thường nói: “ Học mà không chơi đánh rơi tuổi trẻ, chơi mà không học mất cả tương lai”. Có những khi mà chúng ta chơi mà chúng ta đánh mất tương lai, sự nghiệp của chúng ta. Vì vậy: chúng ta cần có một sân chơi “sạch” và an toàn. Chúng ta còn trẻ chúng ta không nên học đòi, bắt chước. Chúng ta thấy những người trưởng thành, những người có địa vị trong xã hội nhiều khi việc chơi bời của người ta còn đánh mất cả sự nghiệp, cả tương lai thì huống gì chúng ta là tuổi vị thành niên, chúng ta chưa thực sự làm chủ bản thân chúng ta. Chúng ta không nên chủ quan với việc chơi của chúng ta. Có nhiều lúc chúng ta không cẩn thận chúng ta sẽ đánh mất tương lai, mà chúng ta là thế hệ tuổi trẻ thì tương lai của chúng ta còn ở phía trước, con rất nhiều điều chúng ta cần phải học. Trong cuộc sống xã hội hiện đại, sự phát triển về nhiều mặt: Kinh tế, văn hóa, xã hội,… thì trong đó sự du nhập văn hóa ngoại lai là điều chắc chắn không thể không có. Nhưng ở đây chúng ta là những độ tuổi trẻ, chúng ta phải xác định được trong việc tiếp nhận văn hóa. Tôi thấy hầu như các bạn trẻ bây giờ hay có xu hướng là bắt chước, bắt chước cách ăn mặc, Mà tôi hay nói với các bạn cùng trang lứa với tôi rằng nó hơi “dị nhân”. Cho tới cách tiêu xài hoang phí, chúng ta hay tỏ ra là người lớn, nhưng thực ra người lớn của chúng ta hay học từ phim chuyện , hay là những gì mà chúng ta thường thấy, nên nó hơi “lạ lạ”. Vì vậy có những cái mà cha mẹ thầy cô nhắc nhở thì chúng ta hay nói là phong kiến, cổ hủ, lạc hậu. Người lớn thường thấy như vậy là không tốt cho tương lai con em mình nên nhắc nhở nhưng không phải bạn trẻ nào cũng nghe và làm theo. Tự bào chủa cho mình bằng chữ “ Thời đại” . Để từ đó mối quan hệ Cha mẹ, thầy cô, bạn bè có những cái sai lệch đi. Giá trị đạo đức dường như giảm xuống vì chúng ta theo 2 chữ “thời đại”. Vì vậy, điều đó có nên hay không thì các bạn phải chú ý, nhiều khi những điều nhắc nhở của người lớn chúng ta cần nghe theo. Tôi đọc trên báo thấy Phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama như thế này: “Một đất nước không thể cường thịnh lâu dài, nếu chỉ thiên về sự giàu có”. Đây là câu mà tôi muốn các bạn để ý. Tại sao ngày nay nước Mỹ là một nước giàu có về quyền lực và kinh tế trên thế giới. Nhưng chỉ sau một thời kỳ kinh tế suy sụp, khủng hoảng kinh tế thì người ta có suy nghĩ khác đi. Người ta có tiền, người ta có khoa học kỹ thuật nhưng người ta cũng không thể bảo vệ 07/06/2014 1 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak được sự phát triển cường thịnh đó lâu dài. Trong đó chúng ta cần phải thầy rằng cần phải có: Văn hóa, đạo đức, những yếu tố để góp phần vào sự phát triển, chứ không phải là như chúng ta nghĩ giàu là bảo vệ được. Nếu trong sự giàu có đó mà thiếu văn hóa, thiếu đạo đức của con người thì ta thấy rằng sự giàu có đó nó rất mau phai tàn. Một câu danh ngôn như thế này: “Vũ lực có thể chinh phục được tất cả mọi thứ. Nhưng kết quả của nó lại chóng phai tàn”. Chúng ta nghĩ điều đó thì chúng ta nghĩ gì về Việt Nam? Chúng ta không có một nền kinh tế cường thịnh như nước Mỹ! chúng ta không mạnh như nước Mỹ. Nhưng chúng ta có thể tự hào với tất cả các nước trên thế giới về nền văn hóa của chúng ta, cái lễ nghĩa của chúng ta, cái đạo đức của chúng ta mà người ta không thể nào có được. Nếu chúng ta không ý thức được điều này: Mình đã không bằng người ta về kinh tế, mà bây giờ chúng ta tiếp tục bỏ đi cái được coi là đạo đức luân lý trong mối tương quan về gia đình và xã hội thì chúng ta không còn một cái gì để đáng tự hòa với thế giới nữa cả. Bây giờ ở các nước phương Tây, người ta rất ngưỡng mộ các nước châu Á như : Trung Quốc, Ấn độ, Viêt Nam về nền văn hóa, đạo đức. Chúng ta có sẵn có những thứ mà được người ta tôn trọng mà chúng ta không biết giữ gìn lại đánh mất mình để chạy theo thời trang này, thời thượng nọ, rồi chạy theo họ. Chúng ta là thế hệ trẻ chúng ta cần phải hiểu rõ điều này, cho nên học giả Nguyễn Lê. Ông đã qua đời rồi, nhưng trong các tác phẩm của ông,ông có viết một câu: “Sở dĩ tân học mà hay là tân học có nền văn học vững chắc. Nền tảng ấy là tinh hoa của vũ trụ”. Như vậy sự phát triển của bất kỳ nền văn hóa đạo đức nào trong sự tiếp nhận cái mới thì chúng ta sẵn sàng tiếp nhận, nhưng không phải là chúng ta tiếp nhận bừa bãi. Tiếp nhận văn hóa là phải tiếp nhận cái hay, cái tốt, tiếp nhận có chọn lọc chứ không phải là chúng ta tiếp nhận mà chúng ta đánh mất cái gốc, đánh mất nền văn hóa, đánh mất phẩm chất của một con người Việt Nam có sẵn từ ngàn xưa. Tôi có đọc được một câu danh ngôn là: “ Một đất nước bị đô hộ thì họ chỉ bị mất nước một nửa, Nhưng đánh mất văn hóa là đánh mất hoàn toàn”. Đây là điều mà các bạn trẻ của chúng ta nên để ý lại để chúng ta có những suy nghĩ và hành động cho đúng. Giới trẻ thời nay luôn so sánh và đua đòi có tính chất nào đó vượt quá tính chất của mình, vượt quá độ tuổi của mình. Tôi muốn nói cho các bạn về GIEO TRỒNG HẠT GIỐNG TỐT. Để hôm nay chúng ta làm gì để chúng ta có thể làm lợi ích cho người, cho đời và cho xã hội. Hay thậm chí là làm 07/06/2014 2 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak những việc mà không đánh mất mình tương mối tương quan giữa gia đình, cha mẹ,bạn bè và ngoài xã hội. Tôi muốn sử dụng hình ảnh rất gần gũi mà chúng ta biết: Chắc hẳn chúng ta đã người nông dân gieo trồng những hạt giống, khi muốn gieo trồng một hạt giống là người nông dân luôn có nguyện vọng là mình gieo trồng những hạt giống tốt trên mảnh đất tốt để mai này mình có thành quả tốt. Và vì vậy sự chọn giống này rất là kỹ càng, Họ phải chọn những giống tốt và so sánh những điều tốt về hạt giống để gieo trồng, và sự gieo trồng đó phải có sự chăm sóc cẩn thận, đầy đủ tâm huyết, ước mơ, hy sinh những cái gì đó để hạt giống đó đem lại một kết quả tốt đẹp, mà mang lại mùa màng tốt cho họ. Vì vậy trong quan niệm này, chúng ta cần phải hiểu: Rèn luyện con người cũng là nghệ thuật gieo trồng cho mình những hạt giống trong đó. Khi mà chúng ta quyết chí tu học, ở đây không phải là nghĩa của nhà tu, mà ở đây chúng ta cần phải học hỏi những gì là đạo đức để gieo trồng cho mình những hạt giống tốt. Chúng ta cần phải biết gieo cho mình những hạt giống gì? để được kết quả gì? Đó là điều mà chúng ta cần phải suy nghĩ. Chúng ta chọn cho mình một hạt giống tốt để gieo, thì chúng ta sẽ có một thành quả tốt. nếu như ban đầu chúng ta chọn giống không tốt, nhưng trong quá trình gieo trồng chúng ta có sự cải thiện tốt thì nó cũng tốt. Vì vậy khuynh hướng tu tập của chúng ta là một phương thức chọn cho mình một hạt giống để gieo trồng. Chúng ta cần phát hiện trong bản thân con người mình những hạt giống nào để phát triển nó lên. Đó là thiên hướng của con người. Và thiên hướng đó nếu là thiên hướng tốt thì tạo điều kiện phát triển. Nếu như chúng ta dựa và tiêu chuẩn đạo đức mà ta thấy là thiên hướng xấu thì chúng ta cẩn phải khắc phục nó để hạt giống lành phát triển. Đây là điều mà các bạn trẻ cần để ý. Khi nó đã trở thành một thiên hướng thì nó sẽ mang tính cách. Có một câu nói nổi tiếng như thế này: Gieo tư tưởng thì sẽ gặt hành động. Gieo một hành động thì gặt hái một thói quen Gieo một thói quen thì gặt hái tính cách Gieo tính cách thì chúng ta gặt định mệnh. Tôi xin lấy ví dụ như sau: Một người không biết hút thuốc. Nếu chúng ta muốn hút thuốc thì trước tiên chúng ta phải có ý niệm, khi có ý niệm rồi thì chúng ta bắt đầu một hành động là hút thuốc. Như vậy đúng là chúng ta gieo một tư tưởng để giặt hái môt hành động đó. Khi chúng ta đã hút thuốc rồi thì hút một lần chúng ta đâu có nghiện, thuốc rất khó hút đó nha! Nhưng tập dần thì nó trở thành thói quen, và thói quan mãi thì nó thành định mệnh. Khi đó chúng ta hay trả lời rằng: Tại ông trời bắt 07/06/2014 3 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak tôi vậy đó. Vì vậy có những khi sự đau khổ, bất hạnh xảy ra với chúng ta, chúng ta cứ đổ lỗi là tại trời. Nhưng không bao giờ chúng ta thừa nhận rằng đó chính là hành động ban đầu mà chúng ta tạo ra. Do ban đầu chúng ta đã có ý niệm từ ban đầu. Một em học sinh ham học thì ngay ban đầu họ đã có ý niệm là: Mai này tôi muốn trở thành một Bác sĩ hay là một kỹ sư, thì cái ước vọng này nó nằm trong lòng em học sinh đó. Khi ở trong lòng học sinh đó thì nó là ý tưởng, chúng ta quyết chí với việc này thì đó là hành động, và hành động này chúng ta thực hiện rất nhiệt tình thì sẽ tạo thành một thói quen ham học, và sau này khi em học sinh đó trở thành một bác sĩ hay kỹ sư thì nó đã nằm trong ước vọng của em học sinh đó từ ngày xưa. Và sau đó thì coi như là định mệnh của chúng ta. Một vị học giả nước ngoài ông có nói rằng: “ Chúng ta tạo cho chúng ta những điều hên xui, rồi chúng ta lại coi đó là định mệnh” Điều này cho chúng ta thấy cái gì? Tất cả những gì tạo ra cho bản thân của mình nó đều liên quan đến nguyện vọng ước mơ của mình. Có thể hạt giống này chúng ta nói rèn luyện trong cuộc sống hiện tại này, hay cái hạt giống này nó có sẵn trong mỗi chúng ta rồi. Cho nên các bạn trẻ cần phải nhìn vào thiên hướng của mình. Mình thích cái gì? Mình yêu mến cái gì? Cái nguyện vọng của mình là gì? Có người thích chơi, có người thích học, có người hiếu thảo, cái đó chưa nói đến cái gì là giáo dục mà nhiều khi nó là những hạt giống sắn có trong tâm chúng ta.Có một câu chuyện nhỏ như thế này. Để chúng ta có thể xác định được thiên hướng của chúng ta. Ngày xưa có vị thượng thư, ông cũng là người thầy dạy học thì trong đó có nhiều bậc học trò xuất sắc. Thì hôm đó ông đang dạy học và chuẩn bị đi về nhà thì trời lại mưa, buộc lòng ông phải nán lại. Khi mà nán lại thì ông ra một câu đối, câu đối như thế này: “Vũ vô thiết tỏa năng nui khắc” Tức là : “Mưa không phải là gông cùm cột chói gì hết, nhưng nó có khả năng níu giữ người khách”. Thì ông vừa ra câu đối xong thì trong đó có một học trò đáp lên rằng: “Sắc bất ba đòa dị nghịch nhân” Tức là: “Sắc đẹp không phải là sóng ba đào, mà nó có khả năng nhấn chìm con người”. Sau câu đối này thì vị thượng thư đó khen “hay”. Nhưng ông nói rằng: Người này sao này sẽ thành người tài, nhưng trên đỉnh cao của danh vọng sẽ đắm vào sắc dục và sẽ làm thất bại sự nghiệp của mình. Một vị học trò khác đối nên một câu như thế này: 07/06/2014 4 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak “Nguyệt hưu lo cung bất xạ nhân.” Tức là: “Mặt trăng có vòng cung, nhưng mà không bắn ai hết”. Ông thầy tiếp tục khen “hay”. Mặc dù câu này không sắc xảo bằng câu kia, nhưng hay hơn câu trước. Nhưng đây là người hiền đức. Sau này sẽ lên danh lên phận và làm lợi ích cho mọi người, và sống một cuộc sống an nhàn. Người học trò thứ 3 tiếp tuc đối lại: “Phẫn bất uy quyền hị sửu nhân” Tức là: “Phẫn này không phải là uy quyền gì hết, nhưng nó có khả năng sai khiến tất cả mọi người” Ông thầy nói: “ cũng hay”. Nhưng có điều cậu này sau này giàu có, nhưng đồng tiền này tạo ra từ sự nhơ bẩn. Và như vậy từ giai thoại này chúng ta hiểu được điều gì? Mỗi một lời xuất phát ra từ một con người là nó xuất phát từ hạt giống của chúng ta. Cái đó nó thuộc về định mệnh, thuộc về bản chất, thuộc về tâm tính của chúng ta. Vì vậy một lời phát ngôn, một ý thức của chúng ta, một nụ cười, một tiếng nói của chúng ta đều biểu hiện cái tính của chúng ta. Một người làm cha, làm mẹ phải biết phát hiện được điều này, con mình có thiên hướng như thế nào? Có những người vì qua thương con, thấy được thiên hướng đó nó không có tốt nhưng vì thương con nên nhiều khi cười với những điều không tốt đó. Cuối cùng thì con mình lớn lên không được cái bản chất thánh thiện cho lắm, mà lỗi lớn nhất là của cha mẹ không dạy dỗ người con cho tốt. Để hiểu điều này cho chính xác thì chúng ta phải hiểu rõ nhân quả thì chúng ta sẽ sống với cuộc đời này tốt hơn, và giúp con người chúng ta sống thánh thiện hơn. NHÂN là hạt. QUẢ là trái. Là kết quả được hình thành. Luật Nhân quả mượn hình một cái hạt, một cái nhân mà chúng ta tạo được ra quả. Chúng ta cần hiểu rõ học thuyết này. Theo nghĩa bóng thì NHÂN là nhân tố để cấu thành nên QUẢ. Nhân này được gieo dưới 3 dạng khác nhau: Thân hành động, miệng nói ra, và ý nghĩ trong tâm. Và quả là kết quả từ 3 quá trình sinh nhân này. Tức là ta gieo cái gì để chúng ta được quả gì? Như vậy: Nếu như chúng ta gieo nhân tố tốt thì sẽ đưa đến kết quả tốt. Chúng ta gieo nhân tố xấu thì sẽ đưa đến kết quả xấu. Điều này cũng như là một người ham hoc, một người hiếu thảo, một người hiền ngoan,… Đó là nhân tố tốt đưa đến hiếu hạnh, đạo đức,thành công. Đây là tất cả kết quả tất yếu từ những hành động trên. Một người lười học, một 07/06/2014 5 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak người không hiếu thảo, một người thiếu đạo đức, một người thích ăn chơi sẽ đưa đến cuộc sống nghèo khổ, bệnh tật,bất hạnh và không được mọi người kính trọng. Đây là một cái nhân như vậy! Nhưng mà chúng ta để ý xem, Khi chúng ta tuổi trẻ, chúng ta thích đến những nơi tâm linh như: chùa, nhà thờ, những tại trẻ mồ côi… thì chúng ta không thích học thì nó cũng kéo theo chúng ta thanh người ham học, hiếu thảo, hiền hạnh. Hoặc tự nhiên chúng ta không thích đến những nơi đó nữa, môi trường có đạo đức thì khi đó chúng ta sẽ thích chơi. Trong tâm trí mình xuất hiện tính cách là mình phải độc lập, để rồi mình cảm thấy không thích thú với những lời hướng dẫn của cha mẹ nữa. Mà khi đó lại xuất hiện thiên hướng là mình tập làm người lớn. Đây là những cái khuynh hướng của tuổi trẻ mà chúng ta cần để ý. Vì vậy khi các bạn trẻ còn yêu thích môi trường này, thì tất nhiên trở thành con người hiền ngoan, dễ dãi, và có đạo đức. Tôi tin tưởng chắc chắn nó là như vậy. Vì vậy trên nguyên tắc là gieo nhân tốt sẽ gặt được quả tốt. Đây là quy luật tất yếu. Và vì vậy các bạn trẻ chúng ta cần phải xác định đâu là việc tốt để chúng ta làm! Học hành là nhân tố tốt, chúng ta nên làm, hiếu thảo là nhân tố tốt chúng ta nên làm. Các bạn trẻ bây giờ thường có suy nghĩ là hiếu thảo chúng ta trở thành người cổ lỗ sĩ quá. Hay cha mẹ mình dạy mình thì mình lại nghĩ là cha mẹ sống phong kiến quá. Chúng ta đừng có suy nghĩ như vậy!. Chúng ta đừng học đòi trên phim ảnh những điều như thế! Phim ảnh, tiểu thuyết, nó chỉ nằm trên phim ảnh tiểu thuyết thôi. Không bao giờ là cuộc đời thật được. Đừng ảo tưởng như vậy để sánh mình như vậy! Và cuối cùng mình đã tự đánh mất cuộc đời của mình với ý niệm hoang tưởng này. Chúng ta nên nhớ là như vậy. Cho nên ở đây các bạn khi còn trẻ thì các bạn hãy tích cực gieo trồng cho mình hạt giống tốt, làm trong khả năng và giới hạn của các bạn. Tôi nhớ câu chuyện như thế này: Thuốc Pelecilin là loại thuốc kháng sinh đầu tiên trên toàn thế giới. Thuốc này được phát minh đầu tiên ra bởi bác sĩ Alexander Fleming. Ông là người bác sĩ người Anh. Chúng ta đều biết để có được điều này thì nó có câu chuyện đặc biệt. Bác sĩ này là con của một gia đình rất là nghèo, khi còn nhỏ thì ông và cha sống trong vùng quê. Một hôm thì người cha đang cặm cụi vá lại những chố rách của căn nhà, thì tình cờ nghe được tiếng của một đứa trẻ nào đó đang cầu cứu. Ông dừng công việc lại và chạy theo hướng mà có tiếng kêu, thì ông đến đó gặp đứa nhở chừng 9 – 10 tuổi nó bị rớt xuống vũng bùn. Chúng ta biết rằng: Bùn thì càng ngày càng rút chứ không có lên được. Thì ông này đã làm mọi cách để cứu đứa trẻ này ra khỏi vũng bùn, và ông đã đưa đứa nhỏ đi tắm cho nó, để nó trở về nhà. Ngày hôm sau có một vị thuộc 07/06/2014 6 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak dòng họ quý tộc, rất là giàu có, ông đến ông mang theo rất nhiều vàng bạc và tiền. Trong đó có những phần quà rất lớn đến nhà ông. Khi này người quý tộc nói nói với ông này rằng: “Hôm nay tôi đến để tôi tạ ơn ông! Vì ngày hôm qua nhờ ông cứu mà đứa con tôi thoát chết. Cho nên hôm nay tôi đến mang vàng bạc đến để tôi tạ lễ với ông”. Ông này mới trả lời lại rằng: “ Việc này tôi không mong cái nghĩa là sẽ mong ai đó sẽ trả thù lao cho tôi, Vì tôi thấy đứa trẻ như vậy, tôi cần phải cứu đó là việc của tôi, chứ không phải tôi cứu nó để được số tiền này”. Ông nhà giàu kia cũng rất ái ngại với việc này, với việc mà ông này cứu con mình. Thì ngay lúc đó đứa nhỏ Alexander Fleming đi tới, người nhà giàu đó mới chỉ đứa nhỏ đó, và hỏi: “Nó là con ông đó hả?” Thì ông kia trả lời rằng: “vâng! Đó là con tôi”. Người nhà giàu nới nói: “ Tôi sẽ đưa con ông về nhà tôi, tôi sẽ nuôi nó ăn học đàng hoàng. Ông có đồng ý không?” thì lúc này ông cha của đứa nhỏ mới nói: “ Được! nếu như ông nuôi nó ăn học đành hoàng thì tôi vô cùng cảm ơn ông”. Thì việc này chấm dứt tại đó. Ông nhà giàu này mang đứa nhỏ về nhà nuôi, và đứa nhỏ này học cùng thời với đứa con nha giàu kia. 20 năm trôi qua, một người bác sĩ đầu tiên tại nước Anh mà phát minh ra loại thuốc Pelecimin chính là bác sĩ Alexander Fleming. Ông chế tạo ra loại thuốc này có một điều đặc biệt như thế này: Cùng thời ông học với đứa con nhà giàu thì sau đó trở thành vị thủ tướng đầu tiên của nước Anh. Đó là thủ tướng Stanley Baldwin. Sau khi Stanley Baldwin làm thủ tướng trong một thời gian và ông rất là nổi tiếng là người có tài, nhưng chỉ một thời gian ngắn ông bị mắc chứng bệnh sưng phổi. Sau khi mắc văn bệnh này rồi thì tất cả các bác sĩ đương thời tuyệt vọng và bó tay. Nhưng có 1 điều rất đặc biệt là chính bác sĩ Alexander Fleming đã sáng chế ra được, và cứu được thủ tướng đầu tiên của nước anh. Đó chính là Stanley Baldwin Đây là chúng ta thấy mối nhân quả của lòng tốt. Không ai mong ai trả ơn hết, Họ làm điều này không cần ai trả ơn. Họ làm với trái tim, họ làm với lòng lương thiện. Ông nhà nghèo này cứu đứa nhỏ, thì ông có biết là ông đang cứu đứa nhỏ của nhà triệu phú không? Không! Ông cứu với lương tâm cần phải cứu. Sau khi ông nhà giàu nuôi đứa con nhà nghèo có phải là để cầu mong sau may cậu bé này sẽ cứu con trai mình hay không? Không! Như vậy chúng ta thấy được rằng: Chuỗi NHÂN QUẢ này không ước mơ các bạn ạh! Cho nên chúng ta cứ làm, đừng ước mơ, chúng ta hãy làm tốt đi, thì tất cả những việc tốt của chúng ta sẽ đến. Ví dụ : Chúng ta không ước mơ, nhưng chúng ta cứ ham học đi, chúng ta cứ hiếu thảo đi, thì hạnh phúc sẽ đến. Cho nên chúng ta hãy gieo trồng những hạt giống tốt 07/06/2014 7 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak vào lòng, để nó biểu hiện ra thân, miệng, ý nghĩa được hiền thiện. Và giúp cho chúng ta có thành quả tốt. Khi chúng ta đọc truyện cổ tích thì ta thấy rằng sự giáo dục rất là cao siêu ở thời xưa. Những ông Tiên, ông Bụt muốn thử thách lòng người ta thì toàn hiện thân vào người mù, tàn tật, người nghèo. Các câu chuyện đó rất rất thâm thúy các bạn à. Khi đọc những câu chuyện đó ta thấy đó là sự giáo dục rất trầm mà hay vô cùng. Vì muốn hướng dẫn cho chúng ta cần kính trọng những người nghèo, những người tàn tật. Bởi vì chúng ta là tuổi trẻ chúng ta rất kiêu ngạo, chúng ta rất phóng khoáng, chúng ta thấy người nghèo thì khinh chê, thấy người tàn tật thì coi thường. Cái của người ta thì nó không dính với mình, Nhưng chính cái coi thường, khinh chê nó làm cho mình tổn phước đi. Vì tổn phước nên khi mình gieo cái nhân đó thì dứt khoát chúng ta sẽ rơi vào trong tình trạng bi đát tương tự. Cho nên sự giáo dục rất tốt là giúp cho giới trẻ nhận thức ra rằng những người như vậy là tiên, là bụt, là thần, là thánh. Vì thế trong lòng chúng ta tạo sự kính trọng để tránh đi cái kinh mạt người khác, để rồi ta không rơi vào trong nghèo khổ, xấu xí, tàn tật. Các bạn thấy sự sâu sắc trong các câu chuyện cổ tích đó chưa? Mọi người nên khuyến khích nhau đọc thật nhiều chuyện cổ tích, đọc như vậy để lòng chúng ta làm tăng nhân phẩm đạo đức của chúng ta lên một tầm cao mới. Để tránh đi những nhân tố xấu sau này. Ở đây là điều rất quan trọng. Chúng ta gieo nhân tố gì? Cái quả phải đến với chúng ta một cách tương đương. Chúng ta khinh thị người nghèo, chê người tàn tật. Thì một ngày nào đó ta phải chấp nhận trả một quả báo tương xứng với những gì ta đã làm. Nếu như chúng ta gặp họ chúng ta khởi lòng từ bi, yêu thương, giúp được thì tốt, không giúp được họ thì cũng không nên tỏ thái độ khinh thường như vậy. Chúng ta phải hiểu rằng: giàu có, xinh đẹp, khỏe mạnh. Tất cả những điều này không thể tồn tại mãi mãi trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy hay gieo một nhân tốt để nhận kết quả tốt, gieo một nhân xấu sẽ nhận quả xấu. Đó là quy luật không thể khác hơn được. Chắc chúng ta đã từng nghe câu chuyên “ Người đóng xe” Ngày xưa ông này có một đứa con nhỏ và ông cũng còn một người cha già. Thì người cha của ông cũng già quá không làm được gì. ông cũng muốn dành dụm tiền để nuôi con. Thì ông này mới thấy bố mình già quá rồi, mà cũng chẳng sống được bao lâu, thôi giờ mình đóng cho ông chiếc xe rồi đẩy ông ấy lên rừng. Thì khi ông đang đóng chiếc xe thì đứa nhỏ nó cứ chạy vào, chạy ra. Rồi sau đó nó hỏi: “ Cha! Cha làm gì thế cha?”. Ông không trả lời và nói đứa nhỏ đi chỗ khác chơi, nhưng nó không chịu. Cuối cùng thì ông cũng nói: “ Ông nội của con già rồi,không làm được gì ra tiền, không 07/06/2014 8 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak làm được lợi gì hết, mà cũng chẳng sống được bao lâu. Thì bây giờ cha đóng chiếc xe này đẩy ông nội lên rừng, còn tiền đó cha sẽ để dành tiền để nuôi con. Thằng nhỏ rất vô tư và nói lại: “ Cha ơi cha, chiếc xe đẹp lắm! Cha đẩy ông nội lên rừng rồi mang xe về cho con nha!”. Ông cha hỏi lại: “ Để làm gì mày?”. Đứa trẻ nhanh chóng trả lời: “ Thì để khi nào cha già con lấy xe đó đẩy cha lên rừng”. Người cha chợt tỉnh ra và rất ân hận và hành động của mình nên đã không đóng nữa và yêu thương người cha hết lòng cho đến khi người cha mình chết. Cho nên trong cuộc đời này chúng ta có thể che dấu mọi người, che dấu pháp luật, Che dấu tất cả, nhưng chúng ta không che dấu được với lương tâm, với nhân quả. Người ta thường nói nôm na rằng: “ Trồng dưa được dưa, trồng cà được cà”. Đây là câu nói nôm na, Nhưng để giúp bạn trẻ chúng ta hiểu thêm về nhân quả, chúng ta không chỉ đơn giản như thế. Nếu như nhân quả chỉ đơn giản như thế thì học thuyết nhân quả không thể tồn tại trong xã hội này mà tất cả ai cũng phải tin, cũng phải nghe theo đâu các bạn àh! Tục ngữ Việt Nam có câu “ Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở”. Nếu như chúng ta là thế hệ trẻ, chúng ta không có tuy duy tốt, chọn bạn mà chơi thì những tác động xấu của người bạn chúng ta sẽ làm giảm sức trưởng thành của chúng ta. Nếu những người ham học, những người hiếu thảo mà lại chơi với những người quậy phá, lười biếng thì bị những người lười biếng này sẽ lôi kéo chúng ta, Nó sẽ từ từ biến chất dần dần và chúng ta sẽ mất đi đức tính hiếu thảo và ham học đó. Cho nên tính cách của bạn vô cùng quan trọng. Cho nên Huy Sơn có dạy một câu như sau: “Thân cận thiện giả như bụ lộ trung hành”. Tức là: “Gần gũi bạn lành cũng giống người đi trong sương mốc vậy đó, Nó sẽ không ngấm ngay một lúc mà nó thấm từ từ”. Tất cả chúng ta đều cảm thấy rằng khi chúng ta học, chúng ta cũng cần chơi để giải trí. Nhưng chúng ta hãy chọn cái chơi, chọn bạn mà chơi mà không thích hợp một chút thì chúng ta sẽ thấy rằng: “ Sai một ly đi một dặm”. Từ nhân tố ban đầu, chúng ta chơi một chút cho vui thôi, nhưng không khéo chúng ta bị bạn bè lôi kéo từ từ, rồi chúng ta đánh mất lý tưởng ban đầu. Thậm chí là đánh mất bản chất của chúng ta luôn. Cho nên chúng ta là những người trẻ, chúng ta nên thấy bạn bè là nhân tố vô cùng quan trọng trong con đường tu học và lập nghiệp. Chúng ta hãy nên sáng suốt trong qua trình chọn bạn, chúng ta cần chọn những người bạn hiền, bạn thiện, bạn giỏi, bạn hiền ngoan để mà kết thân. Để giúp chúng ta có một tác động tạo ra những nhân duyên tốt đó, để khích lệ chúng ta nên người, còn không có những cái đó sẽ hạn chế sức trưởng thành của chúng ta. Tức là tạo ra những nghịch duyên trên con đường tạo ra việc tốt. Ví dụ: Vào một ngày 07/06/2014 9 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak nào đó chúng ta xin ba mẹ đi chơi, nhưng ba mẹ không đồng ý. Vì ba mẹ biết là hôm nay đi chơi không tốt, vì ta là người hiếu thảo nên khi ba mẹ nói thế thì cũng không đi nữa. Nhưng hôm đó lại có đứa bạn kích thế này, thế kia, rồi chúng ta cũng nghe theo họ, mặc dù trong lòng ta thì vẫn sợ cha mẹ. Rồi dần dần nó ngấm vào lòng chúng ta. Rồi ta có thể cãi lại những lời dạy của ba mẹ chúng mà mình không có hay. Một sự xúi dục rất là êm đềm nhưng hậu quả thì không lường. Để khiến chúng ta từ một con người luôn nghe theo những lời dạy của cha mẹ trở thành người bất hiếu, đi ăm cắp,… Ban đầu đi ăn cắp thì rất sợ, nhưng mà sau này nó trở thành thói quen và không còn cảm thấy sợ nữa. Chúng ta đã tự đánh mất đi con người hiền thiện của chúng ta ngày xưa. Cho nên bạn bè là một vấn đề vô cùng quan trọng, vì vậy chúng ta cần phải biết chọn bạn thế nào cho con người mình ngày càng trở lên tốt hơn, và nên người. Một danh nhân nước ngoài có nói như sau: “ Muốn biết anh ấy như thế nào thì hãy chỉ cho tôi biết người bạn của anh ta là ai?”. Câu này muốn nói cho chúng ta biết: Chỉ cần biết rằng người này chơi với ai thì có thể biết được người đó như thế nào? Vì vậy đây là một mối tương quan mà chúng ta cần để ý, không thì chúng ta bị bạn bè lôi kéo về một phương diện xấu thì rất là khổ cho chúng ta. Vì hiểu được nhân tố nào gieo đến kết quả đó. Cho nên bản thân của chúng ta tích cực gieo trồng hạt giống tốt. Tức là hãy chọn cho mình một hạt giống để gieo trồng. Trong duy thức học, trong duy biểu học có một câu như thế này: Có hạt giống sẵn có Có hạt giống gieo trồng Quân tập thời thơ ấu Cả thời gian thai nghén. Ở trong 4 câu này nó thể hiện cái gì? Những thiên hướng mà chúng ta đang làm, chúng ta chưa có sự tác động, mà chúng ta sẵn có, đó là: “ Những hạt giống sẵn có”. Ví dụ: Micheal Jackson là ông vua nhạc Pop từ nhỏ đã biểu hiện thiên hướng âm nhạc sẵn có. Bây giờ chúng ta không được hạt giống sẵn có đó, Chúng ta không thể trở thành một ông vua như Micheal Jackson. Nhưng mà mình luyện tập thì mình cũng có thể trở thành một người biết hát và biết 07/06/2014 10 [...]... hạt giống mà chúng ta gieo trồng để hạn chế những hạt giống xấu,phát triển hạt giống tốt Và trong cuộc đời này, Tất cả con người chúng ta không ai hoàn toàn thánh thiện,không ai hoàn toàn xấu xa cả Trong mỗi người chúng ta đều có hạt giống tốt và hạt giống xấu ở trong lòng Tự thân của một con người luôn có hai mặt: Mặt vừa tốt và mặt vừa xấu Nếu người khéo tu dưỡng bản thân, người khéo gieo trồng hạt. .. người khéo gieo trồng hạt giống tốt thì làm cho hạt giống tốt phát sinh và làm cho hạt giống xấu bị tiêu trừ Con người không khéo tu dưỡng bản thân, không khéo gieo trồng những hạt giống tốt thì nó lại làm cho nhân tố xấu ngày càng phát triển Vì vậy, đừng nói là người này xấu, người kia xấu Thực chất cái xấu nó nằm trong tâm tính của chúng ta, chúng ta luôn có 2 mặt xấu và tốt Như vậy các bạn trẻ nên...Hoàng Bình Nguyên Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com 0972.792.759 Eakar - Daklak nhảy nhạc Pop chứ Biết gieo trồng những hạt giống tốt sẵn có là giúp cho những nhân tố tốt đó phát triển mà nếu biết rằng mình có thiên hướng xấu, từ nhỏ mình đã tham, đã lười, đã đố kị với mọi người Nhưng nhờ mình có tuy duy, mình có sự rèn luyện, nên mình... phát triển Vì vậy, đừng nói là người này xấu, người kia xấu Thực chất cái xấu nó nằm trong tâm tính của chúng ta, chúng ta luôn có 2 mặt xấu và tốt Như vậy các bạn trẻ nên tích cực tạo duyên lành để hạt giống tốt phát triển Mà trong độ tuổi của các bạn trẻ là học hành, siêng năng, hiền ngoan và phải biết đạo đức thì sẽ giúp cho các bạn nên người hơn Tôi xin mượn câu này để kết thúc bài viết: “Chớ làm các . dân gieo trồng những hạt giống, khi muốn gieo trồng một hạt giống là người nông dân luôn có nguyện vọng là mình gieo trồng những hạt giống tốt trên mảnh đất tốt để mai này mình có thành quả tốt. . đều có hạt giống tốt và hạt giống xấu ở trong lòng. Tự thân của một con người luôn có hai mặt: Mặt vừa tốt và mặt vừa xấu. Nếu người khéo tu dưỡng bản thân, người khéo gieo trồng hạt giống tốt thì. ta. Vì hiểu được nhân tố nào gieo đến kết quả đó. Cho nên bản thân của chúng ta tích cực gieo trồng hạt giống tốt. Tức là hãy chọn cho mình một hạt giống để gieo trồng. Trong duy thức học, trong duy

Ngày đăng: 05/07/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w