SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2009-2010 MÔN : HÓA HỌC LỚP 12 Thờ gian 60 phút, không kể thời gian phát đề Học sinh chọn và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời đúng trên phiếu trả lời trắc nghiệm I- Phần chung cho tất cả thí sinh (32 câu) : Câu 1: Thêm dung dịch NaOH loãng dư vào dung dịch chứa 0,3 mol Fe(NO 3 ) 3 . Lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắt thu được bằng A. 24,0 gam. B. 96,0 gam. C. 32,1 gam. D. 48,0 gam. Câu 2 : Trong các chất sau: Na 2 CO 3 , Na 3 PO 4 , Ca(OH) 2 , HCl, NaOH, có bao nhiêu chất có thể làm giem độ cứng toàn phần của nước ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 3 : Nhân định nào sau đây đúng ? A. Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp có cơ thể giặt rửa khác nhau. B. Chất giặt rửa tổng hợp và chất tẩy màu đều có thể dùng để giặt quần áo. C. Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều gây ô nhiễm môi trường vì không bị phân hủy theo thời gian. D. Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp có cấu tạo “đàu ưa nước” và “đuôi dài kị nước”. Câu 4 : Đun nóng hỗn hợp gồm 9 gam axit axetic với 4,6 gam ancol etylic có mặt xúc tác H 2 SO 4 đặc. Sau phản ứng thu được 6,16 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là A. 46,6 %. B. 45,29%. C. 70,00%. D. 52,20%. Câu 5 : Phương trình hóa học nào sau đây không đúng ? A. 2Cr + 6HCl → 2CrCl 3 + 3H 2 . B. 3Fe + 2O 2 o t → Fe 3 O 4 . C. Fe + S o t → FeS. D. 2Cr + 3Cl 2 o t → 2CrCl 3 . Câu 6 : Dẫn khí CO 2 vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thấy xuất hiện 19,7 gam kết tủa. Thể tích khí CO 2 (ở đktc) tham gia phản ứng là A. 2,24 lít. B. 1,12 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít. Câu 7 : Trong các chất sau : Fe, FeSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , FeO, những chất trong đó sắt vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là A. FeSO 4 và FeO. B. FeSO 4 , Fe. C. Fe và Fe 2 (SO 4 ) 3 . D. FeSO 4 và Fe 2 (SO 4 ). Câu 8 : Hòa tan hoàn toàn 1,35 gam kim loại X hóa trị III bằng dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thu được 1,68 lít H 2 (đktc). Kim loại X là A. Cr. B. Fe. C. Al. D. Mg. Câu 9 : Chất X có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 . Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C 2 H 3 O 2 Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH 3 COOCCH 3 . B. C 3 H 7 COOH. C. CH 3 COOC 2 H 3 . D. CH 3 COOC 2 H 5 . Câu 10 : Hợp chất sắt(III) không thể hiện tính oxi hóa khi cho A. Dung dịch FeCl 3 tác dụng với Zn. B. Dung dịch Fe(NO 3 ) 3 tác dụng với dung dịch NH 3 . C. Fe 2 O 3 tác dụng với Al ở nhiệt độ cao. D. Dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 tác dụng với Fe. Câu 11 : Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình đồng trùng hợp ? A. Poli(vinyl clorua). B. Polistiren. C. Cao su buna-S. D. Cao su thiên nhiên. Câu 12: Dẫn 4,48 lít khí CO 2 (ở đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xong thu được A. 0,3 mol NaHCO 3 . B. 0,1 mol NaHCO 3 và 0,2 mol Na 2 CO 3 . http://dangtuanlqd.violet.vn Trang 1/4 – Mã đề thi 209 Mã đề thi 209 C. 0,2 mol NaHCO 3 . D. 0,1 mol Na 2 CO 3 loãng, quan sát thấy. Câu 13: Cho một viên Zn vào một ống nghiệm chứa dung dịch H 2 SO 4 loãng, quan sát thấy khí H 2 thoát ra. Thêm vài giọt dung dịch CuSO 4 vào ống nghiệm đó thì tốc độ sinh khí H 2 sẽ A. Bằng không. B. Nhanh hơn. C. Chậm hơn. D. Không thay đổi. Câu 14: Bằng cách điện phân dung dịch muối, có thể điều chế được các kim loại : A. Ca, Fe. B. Al, Cu. C. Mg, Ba. D. Cu, Ag. Câu 15: Cho sơ đồ chuyển hóa sau : C 2 H 5 OH → X → Y → CH 3 COOCH 3 . X, Y lần lượt là A. CH 3 CHO, CH 3 CH 2 OH. B. C 2 H 4 , CH 3 CH 2 OH. C. CH 3 COOH, CH 3 CHO. D. CH 3 CHO, CH 3 COOH. Câu 16: Cho từ từ dung dịch a mol NaOH vào dung dịch chứa b mol AlCl 3 . Điều kiện để thu được lượng kết tủa lớn nhất sau phản ứng là A. 3a = b. B. 3 < a < 4b. C. a = 3b. D. a = 4b. Câu 17: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào các dung dịch AlCl 3 , BeCl 2 , FeCl 3 , CuCl 2 , MgCl 2 . Số kết tủa thu được là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 18: Dung dịch muối Fe(NO 3 ) 2 không tác dụng với chất nào dưới đây ? A. Zn. B. Sn. C. Dung dịch NH 3 . D. Dung dịch AgNO 3 . Câu 19: Hóa chất rẻ tiền được chọn để làm mềm nước cứng trong sinh hoạt là A. Dung dịch Ca(OH) 2 .B. Dung dịch Na 2 CO 3 , C. Dung dịch Na 3 PO 4 . D. Dung dịch NaOH. Câu 20: Glucozơ hòa tan được Cu(OH) 2 vì A. Glucozơ có nhóm –CHO. B. Glucozơ có nhiều nhóm –OH kề nhau. C. Glucozơ có tính axit yếu. D. Glucozơ có tính khử. Câu 21: H 2 NCH 2 COOH không tác dụng với chất nào trong số các chất sau ? A. HCl. B. NaOH. C. C 2 H 5 OH. D. NaCl. Câu 22: Nhúng một thanh đồng kim loại vào 200 ml dung dịch AgNO 3 0,1M. Sau khi AgNO 3 tác dụng hết, khối lượng thanh đồng tăng A. 8,8 gam. B. 36,8 gam. C. 4,4 gam. D. 1,52 gam. Câu 23: Cho 5,2 gam Cr tác dụng với HNO 3 loãng dư, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). V có giá trị là A. 2,24. B. 6.72. C.4,48. D. 3,36. Câu 24: (C 2 H 5 ) 2 CHNH 2 là amin bậc A. III. B. I. C. II. D. IV. Câu 25: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s 1 . Nhận xét nào sau đây không đúng ? A. Trong hợp chất, X chỉ có số oxi hóa là +1. B. X thuộc nhóm I A , chu kì 3. C. X chỉ phản ứng với nước khi đun nóng. D. X có tính khử mạnh nhất so với các nguyên tố cùng chu kì. Câu 26: Khi xà phòng hóa hoàn toàn 0m3 mol một chất béo bằng dung dịch KOH thu được 288 gam một muối kali duy nhất. Công thức của chất kéo đó là A. (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 . B. (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 . C. (C 17 H 31 COO) 3 C 3 H 5 . D. (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 . Câu 27: Nhận định nào sau đây đúng ? A. Cr 2 O 3 là một oxit lưỡng tính. B. CrO 3 là một oxit bazơ. C. CrO là một oxit lưỡng tính. D. CrO là một oxit axit. Câu 28: Tên thay thế của CH 3 CH 2 CH 2 NH 2 là A. propyl-1-amin. B. propan-1-amin. C. propyl amin. D. etanamin. Câu 29: Dùng quì tím có thể phân biệt cặp dung dịch nào trong số các cặp dung dịch sau ? A. NaCl, KNO 3 . B. K 2 CO 3 , Na 2 CO 3 . C. NaOH, Ca(OH) 2 . D. NaCl, Na 2 CO 3 . Câu 30: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: Fe(NO 3 ) 3 , Al(NO 3 ) 3 và Mg(NO 3 ) 2 là A. Dung dịch H 2 SO 4 . B. Quì tím. http://dangtuanlqd.violet.vn Trang 2/4 – Mã đề thi 209 C. Dung dịch NaOH dư. D. Dung dịch phenolphtalein. Câu 31: Cho nước brom dư vào dung dịch anilin, thu được 16,5 gam kết tủa 2,4,6-tribromanilin. Khối lượng anilin tham gia phản ứng là A. 2,79 gam. B. 8 gam. C. 4,65 gam. D. 3,6 gam. Câu 32: Trong các chất sau : fructozơ, fomalin, mantozơ, glixerol, C 2 H 5 OH, có bao nhiêu chất có thể phản ứng với Cu(OH) 2 ở điều kiện thích hợp ? A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. II- Phần riêng A- Theo chương trình Chuẩn (8 câu): Câu 33: Hai chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau ? A. Axit axetic và metyl fomat. B. Tinh bột và xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Saccarozơ. Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hỗn hợp hai este đồng phân ta thu được 6,72 lít CO 2 (đktc) và 5,4 gam H 2 O. Công thức cấu tạo của hai este là A. HCOOCH 3 và CH 3 COOH. B. CH 3 COOC 2 H 5 và C 2 H 5 COOCH 3 . C. CH 3 COOCH 3 và HCOOC 2 H 5 . D. CH 2 =CH-COOCH 3 và HCOO-CH 2 -CH=CH 2 . Câu 35: Số hợp chất lưỡng tính có trong dãy các chất : Al 2 O 3 , NaHCO 3 , NH 4 HCO 3 , Na 2 SO 4 , KNO 3 , Al(OH) 3 , KOH, MgO là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 36: Để phân biệt 4 dung dịch Al(NO 3 ) 3 , NaNO 3 , Na 2 CO 3 , NH 4 NO 3 bằng một thuốc thử, với một lượt thử, ta dùng dung dịch A. H 2 SO 4 . B. KOH. C. K 2 SO 4 . D. Ba(OH) 2 . Câu 37: Cho hỗn hợp Fe 3 O 4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xong, người ta thu được dung dịch X và chất rắn Y. Vậy trong dung dịch X có chứa : A. HCl, FeCl 2 , FeCl 3 . B. HCl, CuCl 2 , FeCl 2 . C. HCl, CuCl 2 , CuCl 3 . D. HCl, FeCl 3 , CuCl 2 . Câu 38: Dãy các chất được xếp theo thứ tự tăng dần tính bazơ từ trái sang phải là A. anilin, aoniac, metylamin, etylamin. B. etyllamin, metylamin, amoniac, anilin. C. anilin, etylamin, metylamin, amoniac. D. amoniac, anilin, metylamin, etylamin. Câu 39: Thực hiện phản ứng tạo đipeptit từ : glyxin và alanin. Số đipeptit tối đa thu được là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 40: Trong các nhóm kim loại sau, nhóm các kim loại đều tan trong nước ở nhiệt độ thường là A. Ba, Na, K, Ca. B. K, Al, Cu, Ag. C. K, Na, Ca, Zn. D. Na, K, Mg, Fe. B- Theo chương trình Nâng cao (8 câu): Câu 41: Nhận xét nào sau đây đúng ? A. Trong dung dịch, matozơ có thể mở vòng còn saccarozơ thì không. B. Saccarozơ và mantozơ đều có nhóm –OH hemiaxetal. C. Saccarozơ và mantozơ đều cho phản ứng tráng bạc với dung dịch Ag[(NH 3 ) 2 ]OH. D. Saccarozơ và mantozơ đều tạo ra hai phân tử glucozơ khi bị thủy phân. Câu 42: Khối lượng glucozơ cần dùng để điều chế 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là A. 22,6 gam. B. 1,44 gam. C. 14,4 gam. D. 2,25 gam. Câu 43: Hòa tan hoàn toàn 1,58 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Al, Mg bằng dung dịch HCl thu được 0,06 mol H 2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là A. 3,71 gam. B. 5,84 gam. C. 5,80 gam. D. 5,96 gam. Câu 44: Cho hỗn hợp gồm 3,2 gam Fe 2 O 3 và 0,64 gam Cu vào 60 ml dung dịch HCl 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn còn lại là A. 0,00 gam. B. 0,64 gam. C. 3,20 gam. D. 1,60 gam. http://dangtuanlqd.violet.vn Trang 3/4 – Mã đề thi 209 Câu 45: Cho dung dịch K 2 CO 3 du vào dung dịch chứa hỗn hợp cation: Na + , Ca 2+ , Mg 2+ , Ca 2+ , H + . Số cation có trong dung dịch sau phản ứng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 46: Cho 0,1 mol X có công thức H 2 NC x H y COOH phản ứng hết với HCl tạo 11,15 gam muối X là A. axit 2-amino-3-phenylpropanoic. B. axit 2-amino-3-metylbutanoic. C. axit aminoaxetic. D. axit 2-aminopropanoic. Câu 47: Nhận định nào sau đây không đúng ? A. Thủy phân đến cùng các protein đều thu được các α-amino axit. B. Trong dung dịch, các amino axit đều có cân bằng giữa dạng phân tử với dạng ion lưỡng cực. C. Các amin đều có tính bazơ do nguyên tử nitơ có một cặp electron chưa tham gia liên kết. D. Các amino axit đều có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polipeptit. Câu 48: Nhận định nào sau đây không đúng ? A. Nối thanh Zn với vỏ tàu thủy bằng thép thì vỏ tàu thủy sẽ được bảo vệ. B. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hóa. C. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt trắng thiếc bị xây xát đến lớp sắt bên trong, khi để trong không khí ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước. D. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học. http://dangtuanlqd.violet.vn Trang 4/4 – Mã đề thi 209 . axit 2-amino-3-phenylpropanoic. B. axit 2-amino-3-metylbutanoic. C. axit aminoaxetic. D. axit 2-aminopropanoic. Câu 47: Nhận định nào sau đây không đúng ? A. Thủy phân đến cùng các protein đều. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 200 9-2 010 MÔN : HÓA HỌC LỚP 12 Thờ gian 60 phút, không kể thời gian phát đề Học sinh chọn và tô kín một ô tròn. tính. D. CrO là một oxit axit. Câu 28: Tên thay thế của CH 3 CH 2 CH 2 NH 2 là A. propyl-1-amin. B. propan-1-amin. C. propyl amin. D. etanamin. Câu 29: Dùng quì tím có thể phân biệt cặp dung dịch