SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM Trường THPT Nguyễn Thái Bình ĐỀ THIMÔN ĐỊA LÍ 12 Năm học 2008 - 2009 I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm) Câu I. (3 điểm) 1. Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần sông ngòi của nước ta. 2. Cho bảng số liệu: SỐ DÂN VIỆT NAM QUA CÁC NĂM Năm 1921 1960 1980 1985 1990 1999 2005 Dân số (triệu người) 15,6 30,2 53,7 59,8 66,2 76,3 83,1 a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sự phát triển của dân số nước ta. b) Rút ra nhận xét. Câu II. (2 điểm) Dựa vào trang 17 của Atlat Địa lí Việt Nam 1. Nhận xét về qui mô và sự phân bố của các nhà máy điện nước ta. 2. Kể tên các nhà máy có công suất trên 1.000 MW Câu III. (3 điểm) 1. Trình bày thực trạng và những định hướng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của Đồng bằng sông Hồng. 2. Tây Nguyên có những thuận lợi gì cho việc phát triển cây cà phê? II- PHẦN RIÊNG (2 điểm) Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần dành riêng cho CT đó (Câu IVa hoặc IVb) Câu IVa. Theo CT Chuẩn 1. Nêu các thế mạnh của thiên nhiên vùng đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta. 2. Hiện nay xu hướng chính trong việc phát triển chăn nuôi của nước ta là gì? Tại sao chăn nuôi nước ta đang phát triển mạnh? Câu IVb. Theo CT Nâng cao Trình bày vấn đề sử dụng hợp lí đất nông nghiệp ở trung du và miền núi nước ta. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Câu Đáp án Điểm I (3,0đ) 1. Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần sông ngòi: - Mạng lưới sông ngòi dày đặc + 2360 sông (trên 10 km) + Dọc bờ biển, TB 20 km gặp 1 cửa sông - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa + Tổng lượng nước lớn: 839 tỉ m 3 (năm) + Tổng lượng phù sa hàng năm: 200 triệu tấn - Chế độ nước theo mùa + Nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mưa + Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. + Chế độ mưa thất thường => chế độ dòng chảy cũng diễn biến thất thường. 2. Vẽ và nhận xét biểu đồ sự phát triển dân số: a) Yêu cầu vẽ BĐ đầy đủ các cột, chính xác, đẹp, chia đúng khoảng cách thời gian. Ghi đủ: đơn vị các trục, số của các cột, tên BĐ. b) Nhận xét: - Dân số nước ta tăng ngày càng nhanh. - Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn (dẫn chứng) 1,5đ 1,5đ II (2,0đ) 1. Nhận xét về qui mô và sự phân bố của các nhà máy điện nước ta: - Qui mô: Phần lớn các nhà máy có công suất dưới 1.000 MW. - Phân bố rộng khắp cả nước, nhưng có sự khác nhau về sự phân bố của các nhà máy thủy điện và nhiệt điện. + Thủy điện tập trung ở miền núi: TDMN Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, vùng núi DH Nam TB. + Nhiệt điện tập trung ở khu vực Đông bắc Bắc Bộ và Đông Nam Bộ. 2. Các nhà máy có công suất trên 1.000 MW: - Thủy điện: Hòa Bình. - Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mĩ. 1,5đ 0,5đ III (3,0đ) 1. Thực trạng và những định hướng trong chuyển dịch cơ cấu KT theo ngành của ĐBSH: - Thực trạng: cơ cấu KT theo ngành của ĐBSH đang chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH (dẫn chứng). Tuy nhiên sự chuyển dịch này còn chậm, làm hạn chế việc phát huy các thế mạnh của vùng. - Định hướng: + Xu hướng chung: tiếp tục giảm tỉ trọng KV I (N-L-NG), tăng tỉ trọng KV II (CN-XD) và KV III (DV). Đến năm 2010, tỉ trọng tương ứng các khu vực là: 20, 34 và 46% + Trong nội bộ từng ngành: . KV I: trong NN, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và TSản. Trong trồng trọt, giảm tỉ trọng cây LT và tăng tỉ trọng cây CN, cây Tphẩm và ăn quả. . KV II: hình thành các ngành CN trọng điểm mà vùng có lợi thế: chế biến LTTP, dệt may, da giày, VLXD, cơ khí, điện tử. . KV III: phát huy tiềm năng du lịch và các ngành DVụ khác như ngân hàng, tài chính, giáo dục – đào tạo… 2. Những thuận lợi trong việc phát triển cà phê ở Tây Nguyên: a) Về tự nhiên: - Địa hình: các CN xếp tầng, khá bằng phẳng - Đất đỏ ba dan diện tích lớn, màu mỡ, có tầng phong hóa sâu => Thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cà phê có qui mô lớn. - Khí hậu cận xđ, có sự phân hóa theo độ cao thích hợp trồng nhiều loại cà phê, mùa khô kéo dài T Lơị cho phơi sấy, bảo quản cà phê. b) Về ĐK KT – XH: - Người dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trồng cà phê. - Thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới rất lớn, SX cà phê đem lại hiệu quả KT cao, đứng thứ 2 TG - Chính sách quan tâm, khuyến khích của Nhà nước, CSVC – KT được đầu tư, nâng cấp… 1,5đ 1,5đ IVa (2,0đ) 1. Thế mạnh thiên nhiên của vùng đồng bằng: - Là cơ sở để phát triển một nền NN nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản mà nông sản chính là lúa gạo. - Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thủy sản, khoáng sản và lâm sản. - Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu CN và các TT thương mại. - Phát triển GT đường bộ, đường sông. 2. Xu hướng phát triển chăn nuôi và điều kiện thúc đẩy chăn nuôi phát triển mạnh: - Xu hướng: + Ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên SX hàng hóa. 1,0đ + Chăn nuôi trang trại theo hình thức CN. + Tăng tỉ trọng các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa). - Hiện nay chăn nuôi được đẩy mạnh là do: + Đảm bảo cơ sở thức ăn cho chăn nuôi từ hoa màu LThực, đồng cỏ, phụ phẩm ngành TSản và thức ăn CBiến CNghiệp + Phát triển các dịch vụ về giống, thú y… 1,0đ IVb (2,0đ) Vấn đề sử dụng hợp lí đất nông nghiệp ở TD và MN * Đặc điểm: - Nhìn chung đất ở TD và MN thích hợp cho trồng rừng và cây lâu năm. - Do đất dốc, dễ bị xói mòn, việc làm đất và thủy lợi gặp nhều khó khăn. - Còn hiện tượng du canh du cư, mở rộng nương rẫy để đảm bảo LT tại chỗ, nhất là vùng Bắc TB và TDMNBB * Hướng sử dụng hợp lí đất nông nghiệp: - Đẩy mạnh thâm canh ở những nơi có khả năng tưới tiêu để giải quyết LT tại chỗ. - Trao đổi SP hàng hóa với vùng khác lấy LTTP, để chuyển một phần nương rẫy thành vườn cây ăn quả, cây CN, hạn chế nạn du canh du cư, phá rừng bừa bãi. - Phát triển các vùng chuyên canh cây CN, chăn nuôi gia súc lớn với phát triển CNCB, chú ý cân đối với việc bảo vệ và phát triển rừng 2.0đ . Trường THPT Nguyễn Thái Bình ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ 12 Năm học 2008 - 2009 I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm) Câu I. (3 điểm) 1. Hãy nêu biểu hiện của thi n. cho CT đó (Câu IVa hoặc IVb) Câu IVa. Theo CT Chuẩn 1. Nêu các thế mạnh của thi n nhiên vùng đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta. 2. Hiện