Bài tham luận ĐMPP

3 196 0
Bài tham luận ĐMPP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT ĐỨC HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TÂN ĐỨC Độc lập – Tự do –Hạnh phúc . Tân Đức , ngày 24 tháng 12 năm 2009 Bài tham luận : HỘI THẢO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CẤP THCS Vai trò của công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác soạn giảng. Đổi mới phương pháp giáo dục theo tôi nghĩ là không phải bỏ cái cũ ,cái truyền thống phấn trắng bảng đen ,để thay cái mới hoàn toàn ,mà đặc biệt ngày nay với CNTT ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong ngành khoa học kĩ thuật và giáo dục. Như vậy vai trò của CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học là một việc rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Để làm được điều nầy đòi hỏi người giáo viên phải có lòng say mê nghiên cứu, tìm tòi và chủ động học hỏi để đưa những thành tựu của CNTT vào bài giảng để bắt kịp trào lưu của thời đại , trào lưu CNTT mà đặc biệt là đáp ứng yêu cầu của Bộ GDĐT về đổi mới phương pháp dạy học - ứng dụng CNTT- nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với tôi, việc sử dụng CNTT vào bài giảng đòi hỏi người giáo viên phải có khả năng thiết kế bài giảng một cách khoa học .Mà muốn làm được điều nầy thì đương nhiên người giáo viên phải có lòng say mê, chịu khó ,tìm tòi và nghiên cứu tìm cho mình phương pháp mới, sáng tạo mới để thiết kế một bài giảng phù hợp sao cho sinh động, gây được hứng thú và phát huy tính tích cực của thầy và trò. Thay vì trước đây ta sử dụng phương pháp truyền thống – phấn trắng bảng đen – và mỗi tiết dạy đổi mới phương pháp ,giáo viên phải chuẩn bị nào là :Mô hình, tranh vẽ minh họa, rồi nào là bảng phụ…Ôi bao nhiêu thứ phải chuẩn bị. Thì nay với đà phát triển của CNTT đồng thời đưa CNTT vào bài giảng thì lượng kiến thức học sinh nhận được nhiều hơn ,mà đặc biệt là những hình ảnh ,tranh vẽ hao tốn và cồng kềnh trước kia thì nay đã được thiết kế đưa vào các slide . Không những thế, hình ảnh lại còn sống động hơn , rõ ràng và đẹp hơn .Kể cả những tư liệu mà trước kia ta chỉ kể cho học sinh nghe hay đọc cho học sinh biết , thì nay các tư liệu ấy người giáo viên có thể tìm kiếm trên mạng và đưa vào bài giảng . Tôi ví dụ : Khi dạy môn Hóa học có những thí nghiệm phức tạp, độc hại nguy hiểm đến người tiếp cận, thì qua tư liệu hoặc từ những hình ảnh tĩnh trong sách giáo khoa gióa viên GV : Nguyễn Thị Khỏi . Trang 1 thiết kế thành hình ảnh động, giúp học sinh dễ hiểu và dễ nhớ hơn mà không gây nguy hiểm . Ngay cả việc hướng dẫn học sinh cách viết và cân bằng phương trình hóa học qua hình ảnh động trên các slide cũng giúp học sinh viết cân bằng một cách dễ dàng. Hay khi dạy môn Lịch sử thì việc thiết kế giáo án điện tử sẽ giúp cho giáo viên đưa những tư liệu , sự kiện lịch sử ,hoặc các sơ đồ, lược đồ qua hiệu ứng động minh họa và tái hiện lại làm cho học sinh có cãm giác như đang chứng kiến sự thật . Hay với môn Sinh vật với quá trình vận chuyển ,trao đổi chất của cây, hay sự vận chuyển máu của vòng tuần hoàn lớn, nhỏ …Trước kia chỉ là những hình ảnh tĩnh ,minh họa hoặc dạy chay, thì ngày nay với sự bức phá của CNTT người giáo viên có thể chuyển từ hình ành tĩnh thành hình ảnh động. Tôi nghĩ rằng chắc chắn học sinh sẽ rất thích thú trong giờ học. Hay cả môn Mĩ thuật với các chi tiết vẽ ,tôi nghĩ với một tiết đứng lớp sẽ không đủ thời gian để mà giáo viên trình bày từng chi tiết được hết .Nếu có thì giáo viên cũng vẽ trước rồi trình bày chi học sinh qua hướng dẫn , nhưng với các hiệu ứng từ CNTT sẽ giúp giáo viên hướng dẫn học sinh một cách tỉ mĩ từng đường nét vẽ giúp các em nhận thấy và thực hành theo một cách dễ dàng. Hay môn Ngoại ngữ với CNTT người giáo viên có thể thiết kế bài giảng một cách sinh động và sáng tạo.Thay vì phải biết nghĩa của các từ ,câu thì người giáo viên phải vẽ rất nhiều tranh mang theo minh họa thì bây giờ chỉ với cái click chuột sẽ có hình ảnh minh họa và học sinh sẻ chủ động đoán được nghĩa của từ hay câu ấy hoặc trước dây giáo viên phải vất vã trong tiết dạy ,đọc đi đọc lại nhiều lần thì nay ứng dụng CNTT bài giảng thật nhẹ nhàng. Không những chỉ có môn hóa, sinh , sử , địa, anh văn, mĩ thuật mà cả toán, lí, giáo dục công dân âm nhạc Chúng ta cũng có thể dùng CNTT để thiết kế thành bài giảng sinh động trong mỗi tiết dạy giúp học sinh hứng thú và khắc sâu hơn ,dễ nhớ hơn. Như tôi đã nói ở trên, muốn làm được điều nầy thì đòi hỏi người thầy phải chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và phải mạnh dạn sử dụng CNTT vào bài giảng một cách sáng tạo và khoa học . Nói như thế không phải người giáo viên cứ đưa nhiều tư liệu , nhiều hình ảnh mới gọi là đổi mới phương pháp thì không khéo tiết học đó lại trở nên buổi trình chiếu như có quan điểm cho rằng thực hiện giáo án điện tử chỉ là “chiếu - chép”, thậm chí học sinh cũng không chép kịp và có khi cháy cả giáo án. GV : Nguyễn Thị Khỏi . Trang 2 Hay giáo viên lạm dụng hiệu ứng ,âm thanh, màu sắc, font chữ …Làm cho bài giảng quá cầu kì ,quá rườm rà , lạ mắt ,những hình động ngộ nghĩn gây đi sự chú ý của học sinh vào những hình ảnh đó mà không tiếp thu vào bài giảng… Nói một cách khác là người giáo viên phải biết sáng tạo và cân đối và phải biết lựa chọn tiết nào để đưa vào giảng dạy bằng giáo án điện tử , bài nào không và phải thiết kế sao cho phù hợp với nội dung, điều kiện và cả thời gian nữa… Tuy nhiên nói như thế thì không phải giáo án điện tử không có hạn chế của nó .Cụ thể giáo án điện tử đòi hỏi người giáo viên phải biết sử dụng vi tính , đồng thời một tiết giáo án điện tử đòi hỏi rất nhiều thời gian soạn ,chuẩn bị nên một số giáo viên còn ngại khó. Trường phải có đủ trang thiết bị, phòng máy phải kết nối mạng tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi tìm tòi. Bên cạnh đó các bài giảng thường không để lại dàn bài giống như kiểu dạy bằng phấn trắng bảng đen . Chính vì thế trong khi soạn giáo án người giaó viên cần chú ý phải có các đề mục theo các slide hay phải có slide cũng cố cuối cùng ,hoặc có thể kết hợp với ghi đề mục chính hay các phần học sinh làm trên bảng … Như vậy đưa khoa học kĩ thuật , ứng dụng CNTT vào bài giảng , thì bài giảng ta sinh động hơn ,thu hút hơn ,hây hơn Nhưng nó không thể thay thế vai trò của người thầy trên bụt giảng. Chính vì thế đòi hỏi người thầy phải có sáng tạo ,lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với bài giảng để nâng cao hiệu quả của giờ học . Người viết Nguyển Thị khỏi GV : Nguyễn Thị Khỏi . Trang 3 . VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TÂN ĐỨC Độc lập – Tự do –Hạnh phúc . Tân Đức , ngày 24 tháng 12 năm 2009 Bài tham luận : HỘI THẢO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CẤP THCS Vai trò của công nghệ thông tin (CNTT). nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với tôi, việc sử dụng CNTT vào bài giảng đòi hỏi người giáo viên phải có khả năng thiết kế bài giảng một cách khoa học .Mà muốn làm được điều nầy thì đương nhiên. CNTT bài giảng thật nhẹ nhàng. Không những chỉ có môn hóa, sinh , sử , địa, anh văn, mĩ thuật mà cả toán, lí, giáo dục công dân âm nhạc Chúng ta cũng có thể dùng CNTT để thiết kế thành bài giảng

Ngày đăng: 05/07/2014, 14:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan