1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

HT Kiem tra CL cua nha thau

6 314 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 370,5 KB

Nội dung

Sơ đồ quy trình hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu

HỆ THỐNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỦA NHÀ THẦU 1. Mục đích Quy định trình tự các bước thực hiện công việc của các cán bộ thi công xây dựng công trình và các bộ phận liên quan của công trường trong hoạt động thi công xây dựng công trình. 2. Tài liệu viện dẫn - Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 quy định về hoạt động xây dựng. - Nghị định 209/2004/NĐ – CP, ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ xây dựng: Hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 3. Nội dung quy trình 3.1 Sơ đồ quy trình 3.2 Mô tả sơ đồ quy trình 3.2.1 Chức năng nhiệm vụ a. Ban giám đốc - Quản lý điều hành chung - Đảm bảo cung cấp cho mọi nguồn lực cần thiết cho chương trình quản lý chất lượng. b. Chủ nhiệm công trình - Trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm chính mọi công việc tại hiện trường. Ban Giám đốc Giám sát kỹ thuật Chủ nhiệm công trình Ban quản lý chất lượng Giám sát thi công Công nghệ Giám sát thi công Xây dựng Giám sát thi công Điện Giám sát thi công hạng mục khác Đội thi công Đội thi công Đội thi công Đội thi công - Phân công, kiểm tra đôn đốc và giám sát công việc các đội thi công. - Tổ chức, thực hiện việc họp xem xét lãnh đạo về vấn đề chất lượng công trình. - Báo cáo về tình hình thực hiện Dự án cho Nhà thầu, Chủ đầu tư và Giám đốc Dự án. c. Ban quản lý chất lượng - Lập chương trình QLCL chi tiết. - Triển khai chương trình. - Kiểm tra đánh giá việc thực hiện. - Thống kê, tổng kết và đưa ra những giải pháp phù hợp tiếp theo. d. Giám sát kỹ thuật - Thay mặt chỉ huy công trường giám sát kỹ thuật với các đội thi công - Đưa ra các giải pháp về mặt kỹ thuật. - Kết hợp với Ban QLCL thực hiện các chương trình QLCL đề ra. e. Các đội thi công - Thực hiện thi công theo nhiệm vụ được giao. - Thi công theo đúng thiết ké và tiêu chuẩn kỹ thuật. - Báo cáo cho giám sát và chỉ huy công trình. 3.2.2 Mối quan hệ của các cán bộ kiểm tra, giám sát công trường - Đội thi công chịu trách nhiệm tự kiểm tra chất lượng các công việc do bộ phận mình lắp đặt, kể cả kiểm tra nguyên vật liệu, thiết bị, vật tư trước khi nhận từ kho tại công trường để lắp đặt dưới sự giám sát của kỹ sư công trường. - Kỹ sư công trường có trách nhiệm giám sát thi công, kiểm tra chất lượng thi công, có quyền ra quyết định xử lý các trường hợp không phù hợp với yêu cầu hoặc đình chỉ công việc nếu xét thấy tiếp tục sẽ dẫn đến tình trạng chất lượng không đạt làm ảnh hưởng cho công việc về sau. Báo cáo tất cả các công việc lên kỹ sư trưởng để tìm được hướng giải quyết tốt nhất. - Tổ giám sát chất lượng: Gồm 1 tổ trưởng và các nhân viên giám sát chất lượng được bố trí ứng với các hạng mục kỹ thuật của công trình. Tổ giám sát chất lượng công trình có trách nhiệm giúp Chủ nhiệm công trình quản lý chất lượng công trình theo các quy định của hệ thống quản lý chất lượng. Tổ giám sát chất lượng là một bộ phận thường trực trên công trường, có chức năng: Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, giám sát các bộ phận thi công trong việc thực hiện các quy trình, quy định kiểm soát chất lượng. Ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm trong quản lý chất lượng, đảm bảo các công đoạn thi công, lắp đặt phải được kiểm tra chất lượng và kết quả kiểm tra đạt chất lượng theo quy định. Tổ giám sát chất lượng có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép các công việc cần kiểm tra và thử nghiệm để đảm bảo việc kiểm tra, thử nghiệm đã được thực hiện đúng như yêu cầu. Đảm bảo nhận được các bản báo cáo về kiểm tra và thử nghiệm trên. Tập hợp và lưu giữ đầy đủ các bản báo cáo trên để làm cơ sở lập báo cáo gửi chỉ huy trưởng công trình và trưởng tổ giám sát chất lượng. định. - Tổ giám sát chất lượng có nhiệm vụ: - Tổ chức, theo dõi và ghi chép các công việc phải kiểm tra và thử nghiệm (test), kể cả của thầu phụ, để đảm bảo việc kiểm tra và thử nghiệm đã được thực hiện đúng như công trình yêu cầu. Đảm bảo nhận được các bản báo cáo về các kiểm tra và thử nghiệm trên. Tập hợp và lưu giữ đầy đủ các bản báo cáo trên để làm cơ sở lập báo cáo gởi cho Chỉ huy trưởng công trình và Trưởng tổ giám sát chất lượng. - Báo cáo đề nghị Chủ nhiệm công trình các vấn đề cần có hành động khắc phục trong quá trình thi công công trình. - Theo dõi việc thực hiện các hành động khắc phục đã được phê duyệt. - Cùng với chỉ huy trưởng công trình xem xét lại tất cả các vấn đề về quản lý chất lượng, thầu phụ, nhà cung cấp và những vấn đề phải đệ trình trước khi bắt đầu thực hiện. - NVGS chất lượng có quyền đình chỉ thi công và báo cáo cho Trưởng nhóm kỹ sư thi công và Tổ trưởng giám sát chất lượng các trường hợp chưa được kiểm tra chất lượng theo quy định hoặc đã kiểm tra nhưng kết quả kiểm tra không đạt mà vẫn tiếp tục thi công. - Tương tự, ở cấp cao hơn, Tổ trưởng giám sát chất lượng có quyền đình chỉ công việc và báo cáo cho Chủ nhiệm công trình các trường hợp bỏ qua công đoạn quy định, vi phạm quy tắc kiểm soát chất lượng. - Tổ trưởng tổ giám sát chất lượng công trình báo cáo cho Chủ nhiệm công trình và báo cáo định kỳ cho trưởng ban chất lượng công trình 5.2 Mô tả sơ đồ quy trình: - Giám đốc Trung tâm giao nhiệm vụ cho các CBNV trong trung tâm theo Quyết định cử kỹ sư tư vấn giám sát thi công - Các CBNV được giao nhiệm vụ tư vấn giám sát xem xét hồ sơ gói thầu tư vấn giám sát (nếu có) và tòan bộ hồ sơ pháp lý của công trình, nếu có vấn đề gì thì đề xuất với Ban Giám đốc trung tâm. - Nếu không có vấn đề gì tiến hành tập hợp nghiên cứu hồ sơ, hiện trường và xác định các biểu mẫu áp dụng. - Giám sát chính lập Kế hoạch công việc và phân công nhiệm vụ cho từng giám sát viên. - Giám sát thi công cùng Chủ đầu tư và Các nhà thầu thống nhất: + Biện pháp thi công + Tiến độ thi công + Vật liệu đầu vào và các điều kiện để thực hiện từng công việc cụ thể - Các cán bộ Giám sát tiến hành công việc giám sát theo kế hoạch: Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng; Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm : + Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường; + Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; + Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình; + Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm: + Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình; + Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng. Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm: + Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình; + Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định; + Xác nhận bản vẽ hoàn công; + Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định (TCXDVN 371:2006 và chương V - nghị định 209/2004/NĐ-CP ); + Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng; + Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh; + Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng; + Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình. - Giám đốc trung tâm, tổ Quản lý kỹ thuật của Trung tâm theo Quyết đinh thành lập tổ kiểm tra để kiểm tra việc thực hiện công việc tư vấn giám sát của các giám sát viên. - Giám sát chính lập Báo cáo hoàn thành gửi lãnh đạo Trung tâm kiểm tra trước khi gửi cho chủ đầu tư xem xét. - Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, Trung tâm và các thành phần khác tiến hành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng theo Biên bản bàn giao đưa công trình vào sử dụng. . cán bộ kiểm tra, giám sát công trường - Đội thi công chịu trách nhiệm tự kiểm tra chất lượng các công việc do bộ phận mình lắp đặt, kể cả kiểm tra nguyên. kiểm tra chất lượng và kết quả kiểm tra đạt chất lượng theo quy định. Tổ giám sát chất lượng có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép các công việc cần kiểm tra

Ngày đăng: 21/02/2013, 14:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w