1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Nguyên lý tự điều chỉnh pdf

9 350 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nguyên lý tự điều chỉnh 20 năm kể từ khi ngành cơ khí phục vụ xay xát gạo xuất khẩu biết tới cối xát trắng của Cơ sở Cơ khí nông nghiệp Bùi Văn Ngọ. Năm 1998, cơ sở này được cấp bằng độc quyền sáng chế: buồng xát dùng cho máy xát trắng gạo. Năm nay, ông Bùi Văn Ngọ đã 77 tuổi, lui về hậu trường vẽ tranh. Người con trai cả, Bùi Phong Lưu, 52 tuổi, tốt nghiệp đại học ngành hoá học, nhận sứ mệnh lèo lái công ty gia đình Bùi Văn Ngọ… Ông Lưu kể với SGTT về câu chuyện tự điều chỉnh của công ty gia đình… Ông thường nói về nguyên lý tự điều chỉnh, có phải chính nó đã giúp ông vượt ra khỏi giới hạn của kiểu quản lý gia đình? Anh em tôi đang tiến hành cuộc tự điều chỉnh lớn. Quản lý kiểu gia đình có cái lợi là đoàn kết, ruột thịt nhưng về lâu dài không ổn. Chúng tôi cũng đã nhờ chuyên gia từ bên ngoài giúp. Nhiều khi nghe giảng bài, anh em tôi hỏi nhau: tại sao người ta ngồi xứ này mà quản lý xứ khác được? Cuộc đời dạy mình biết lắng nghe. Cái đó quan trọng lắm. Nghe rồi làm đi, vì lâu nay chỉ lo sản xuất, chú ý kỹ thuật. Bây giờ sản xuất, kinh doanh phải trở bộ. Em út tôi, thời kỳ ăn học nhọc nhằn - nghe nói học hoài cũng ngán - nên phải có thời gian điều chỉnh dần để các hoạt động đi tới hoàn thiện. Đẩy nhịp quá nhanh sẽ hụt hơi nhưng chậm hơn sẽ chết. Nhiều khi gặp cơ hội nhưng nó cũng bao hàm cả thách thức chứ không phải việc gì cũng nhẹ nhàng tự điều chỉnh; cân cho đúng khi giữ thăng bằng mệt lắm. Nghề này, khâu công nghệ đúc rất quan trọng, ví dụ mình có tiền đầu tư một triệu đô cho khâu đúc theo công nghệ cao, phải có con người quản lý điều hành một triệu đô. Xài như thế nào cho hiệu quả thì còn phải học vì chúng tôi đang ở chặng giữa của con đường chuyển đổi, vận hành để có cung cách quản lý công ty tốt hơn. Làm sao để thành viên trong gia đình chuyển động cùng chiều? Khi nói với nhau hãy làm gì đi mà mỗi người không liên kết nhau được thì hư hết. Nhờ liên kết nhau mà chúng tôi nghiên cúu cải tiến các thiết bị xay xát tốt hơn. Hiện nay đã tới thế hệ tự động theo từng loại máy, khi cần nối kết thì sẽ phát huy cả hệ thống. Cách làm này sẽ bớt tốn tiền mà người mua cũng sẽ dễ chịu hơn. Làm sao cân được những điều kiện của mình và người sử dụng vì mình là "người thường" mà. Suy nghĩ này được cuộc đời tiếp nhận như thế nào? Tương lai miền Nam vẫn tiếp tục là nơi sản xuất nông phẩm, mai mốt phải nghĩ tới việc sản xuất ra loại hàng gì đủ sức đối trọng với hàng từ xứ khác tới. Làm gì? Bán ở đâu? Hiện nay tiêu chí làm hàng của chúng tôi là thích nghi, tức là nhìn thấy hoàn cảnh, trình độ của người sử dụng, loại gạo mà thị trường hướng tới để sản xuất. Phải bảo đảm tính hiện đại: nhìn hoàn cảnh hiện tại và tương lai, "nước trong" - nước ngoài để đừng thua sút; tính hiệu quả: người mua hàng xài bền, có lời, xài 7-8 năm mà giá trị còn lại 60-70% là được. Bây giờ, đặt mẫu máy của chúng tôi gần máy của Ý, không hơn kém bao nhiêu. Thực ra chúng tôi đã phải nhập công nghệ, thiết bị từ bên ngoài, mua những loại máy cắt bằng nước, tia laser… để làm ra sản phẩm có chất lượng cao. Khi đã đầu tư lớn, thì nhắm vô người có tiền (thiểu số) hay phần còn lại (đa số)? Thí dụ xứ mình có 5% nông dân giỏi, sức mua sắm thứ dữ, nếu chỉ chú ý 5% thì 95% còn lại làm sao đây? Có nông dân nhìn máy mới thấy thèm. Tôi nghĩ phải giúp chứ không thể cứ để họ thèm nhìn cái máy rồi về. Hiện nay, chúng tôi có bộ phận tư vấn dự án, chỉ ra luôn con đường tới ngân hàng. Ngân hàng cũng xem mình thế nào? Gia đình tôi định hướng rõ là làm sao kỹ thuật góp phần cân bằng quyền lợi của người bán lúa, người mua lúa và người xay xát? Muốn vậy kỹ thuật phải giúp cho ai cũng có phần lời. Máy sấy đủ chuẩn, máy xay lợi gạo, chất lượng tốt, bán được giá thì thương lái sẽ mua lúa với giá tốt hơn, nông dân sẽ không bị hẹp khi bán lúa. Làm sao anh chế biến nghĩ mình có ruộng còn nông dân nghĩ rằng mình có nhà máy. Sấy tốt, bảo quản sau thu hoạch tốt thì một tấn gạo có thể lời thêm 30 đô, nếu có xilô sẽ lời thêm nữa, chọn thời điểm bán lúa, đóng bao vô siêu thị được giá sẽ lời thêm. Nước mình có sản lượng bình quân hàng năm 20 triệu tấn, làm đúng như vậy từ sản xuất tới phân phối, mỗi năm sẽ thêm cả tỉ đô. Hôm ở Hội chợ Nông nghiệp quốc tế tại Cần Thơ, Tổng lãnh sự Mỹ nghe tôi nói điều này liền hỏi: "Nếu làm được hệ thống này cần bao nhiêu tiền". Họ sẽ cử chuyên gia để bàn tiếp. Khi chế tạo máy, nếu các nhà máy được tính toán vận trù học để phân chia nhau địa bàn thì sẽ đỡ tốn kém rất nhiều. Lập nhà máy chà ngoài chợ, chi phí lên cao do vận chuyển. Nếu cân từng vùng lúa, phân bố nhà máy xay hợp lý, công suất thích hợp thì tiền đầu tư sẽ vừa sức, tiết giảm được chi phí. Tôi nghĩ nhiều về cách chia sẻ với cộng đồng. Xứ mình có 80 triệu dân, 1/3 là người khấm khá, mỗi ngày 1/3 này góp 1.000 đồng vào Quỹ hỗ trợ cộng đồng. Thoạt nhìn thì thấy ít thôi, ráng thấy hết chứ nửa chừng thì không ra vấn đề. Làm được điều này sẽ có tiền tỉ. Cái đó ai cũng nghĩ được nhưng bây giờ làm đi sẽ lý thú hơn. Hiện nay, công ty trở thành nhà cung cấp theo đơn đặt hàng ở Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc, Malaysia, Brazil, Argentina, Uruguay, Australia, Bulgaria, Ý… có thể xem đó là cuộc hội nhập suôn sẻ? Thực ra lúc đầu cũng có người coi mình dưới con mắt của họ. Có người không sâu. Sâu theo tôi là với số tiền nhỏ nhưng hiệu quả phải lớn hơn. Khi chúng tôi ráp dàn máy ở Thốt Nốt, họ mới bất ngờ. Chúng tôi chứng minh được khả năng sản xuất, lắp ráp hoàn chỉnh một dây chuyền xay xát và chế biến gạo có công suất từ 1 - 40 tấn/giờ với đầy đủ bộ phận sàng tạp chất, bóc vỏ lúa, máy tách trấu, máy tách thóc, máy xát trắng, máy đánh bóng gạo, máy làm nguội, trống phân hạt, sàng đảo, trống tách hạt lép, máy trộn gạo, máy sấy, máy định lượng, băng tải, xích tải, máy lọc bụi, bù đài, cân nguyên liệu, cân thành phẩm tự động, quạt gió và các thiết bị phụ trợ… Hiện nay, một đối tác ở Nhật muốn liên kết sản xuất với chúng tôi. Họ nói: "Anh làm cho tôi là làm cho cả thế giới". Toan tính gì thì mỗi người cũng chỉ có thể giữ được phân khúc. Chúng tôi phải làm xưởng chuyên sản xuất hàng theo chuẩn của họ. Cái nào đủ sức thì làm độc lập, có thương hiệu đàng hoàng, chưa đủ sức thì vừa làm vừa học. Làm mà học được nghề, đuổi kịp họ thì anh em chúng tôi sẽ làm. . với SGTT về câu chuyện tự điều chỉnh của công ty gia đình… Ông thường nói về nguyên lý tự điều chỉnh, có phải chính nó đã giúp ông vượt ra khỏi giới hạn của kiểu quản lý gia đình? Anh em tôi. Nguyên lý tự điều chỉnh 20 năm kể từ khi ngành cơ khí phục vụ xay xát gạo xuất khẩu biết tới cối xát trắng. ông vượt ra khỏi giới hạn của kiểu quản lý gia đình? Anh em tôi đang tiến hành cuộc tự điều chỉnh lớn. Quản lý kiểu gia đình có cái lợi là đoàn kết, ruột thịt nhưng về lâu dài không ổn. Chúng

Ngày đăng: 05/07/2014, 10:20

Xem thêm: Nguyên lý tự điều chỉnh pdf

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w