1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Bão ở Việt Nam ppt

26 752 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,75 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN: TAI BIẾN THIÊN NHIÊN Họ và tên: Nguyễn Thị Định Lớp: Cử nhân Địa lý K5 Thái nguyên, tháng 4 năm 2009 Câu hỏi: Tai biến thiên nhiên(TBTN) là gì? Phân tích một loại TBTN điển hình ở Việt Nam? Trả Lời: A - Tai biến thiên nhiên (TBTN) là: sự thay đổi đột ngột và mãnh liệt của tự nhiên do các nguyên nhân bất thưiờng và nó có ảnh hưởng ghê gớm tới điều kiên tự nhiên và môi trường trên Trái Đất. Tai biến tự nhiên là một mối đe dọa của các sự kiện xảy ra một cách tự nhiên mà nó có những tác động tiêu cực đến con người hoặc môi trường. Một số tai biến tự nhiên có quan hệ qua lại với nhau như động đất có thể gây ra sóng thần và hạn hán có thể dẫn đến nạn đói một cách trực tiếp. Một ví dụ cụ thể giữa tai biến tự nhiên và thảm họa tự nhiên là trận động đất San Francisco 1906 là một thảm họa, mặc dù các trận động đất là dạng tai biến. Tai biến tự nhiên có thể trở thành thảm họa tự nhiên khi nó ảnh hưởng lớn tới con người, thường với số lượng tử vong lớn hơn 10, bị thương trên 100, và gây thiệt hại 100,000 USD B - Đất nước ta có đường bờ biển dài Bắc vào Nam lên đến 3.260 km. Biển đã mang lại cho chúng ta nguồn tài nguyên dồi dào phong phú. Ngư dân của chúng ta thu hoạch được nguồn hải sản quý giá từ thiên nhiên ban tặng. Những bờ biển dài phẳng lặng tạo một tiềm năng kinh tế rất lớn cho du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có được. Những Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang, hay những bãi tắm Đà Nẵng, Hội An, Huế,…, dọc theo chiều dài đất nước chúng ta có những điểm đến nổi tiếng mang tầm quốc tế. Nguồn khoáng sản quí giá: những quặng than, mỏ dầu giữa biển khơi đã mang về nguồn lợi rất lớn góp phần cho sự phát triển đất nước. Bên cạnh những mặt tích cực của thiên thiên ban tặng đó là cứ mỗi hằng năm nhân dân ta phải quằng mình chống bão. Những cơn bão cũng bắt đầu từ biển khơi. Mỗi năm, đất nước và những người dân nghèo nàn của chúng ta phải gánh chịu hàng chục cơn bão.Các cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp, gây thiệt hại lớn về người và của. Ảnh hưởng của cơn bão không chỉ trong 1 phạm vi nhỏ hẹp mag nó có ảnh hưởng rộng lớn không chỉ đến 1 quốc gia mà còn nhiều quốc gia khác nhau trên dường đi của nó. Nó khhông chỉ ảnh hưởng đến khu vực mà nó đỏ bộ vào mà còn ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Kèm theo bão là những thiên tai khác có làm thiệt hại lớn đén sức khoẻ, tài sản, tính mạng của người dân như lũ lụt, lũ quét, trượt lở 1. Khái niệm Bão tố là từ chung, là tên gọi 1 loại tai biến csấp diễn, liên quan đến chuyển động xoáy, nhanh , mạnh dị thuờng của tầng không khí cận trên mặt đất, thuộc bầu khí quyển Trái Đất, biểu hiện dưới dạng tác động cơ, lý các hợp phần khí quyển, tương tác giữa khí quyển với thủy quyển, với địa quyển hay bề mặt thạch quyển, cũng như các vật thể, công trình nhân tạo liên quan, đã từng gây nhiều thiệt hại về người và của, gây nỗi kinh hoàng trong tiềm thức loài người. Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp (low pressure area) khơi sâu. Bão biển nhiệt đới là danh từ được dịch từ tiếng Anh "tropical cyclone" hoặc "tropical storm". Theo 2 định nghĩa quốc tế, bão biển nhiệt đới phải có gió nhanh hơn 63 km/giờ (cấp 8, 34 knots). Nếu gió yếu hơn 63 km/giờ, gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression). Nếu gíó mạnh hơn 118 km/giờ (cấp 12, 64 knots), bão được gọi là bão to với cuồng phong (typhoon). Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão (super typhoon) với gió nhanh hơn 241 km/giờ. Ở Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn. Tuy thế, thuật ngữ này rộng hơn bao gồm cả các cơn dông và các hiện tượng khác hiếm gặp ở Việt Nam như bão tuyết, bão cát, bão bụi. Bão (typhoon) là tên gọi chung những xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trên Tây bắc Thái Bình Dương khi tốc độ gió cực đại (Vmax) ở gần tâm duy trì liên tục từ 64 hải lý (gió cấp 12 ở ta) trở lên (hải lý: knot - kt, bằng 1,853 km/h). Tố là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng thay đổi bất chợt, nhiệt độ không khí giảm mạnh, ẩm độ tăng nhanh thường kèm theo dông, mưa rào hoặc mưa đá. Đôi khi có những đám mây kỳ lạ bỗng xuất hiện. Chân mây tối thẫm, bề ngoài tơi tả, mây bay rất thấp và hình thay đổi mau. Đó là những đám mây báo trước gió mạnh đột ngột, thường là Tố. Tố xảy ra khi không khí lạnh tràn vào vùng nóng và nâng không khí nóng lên đột ngột. Tố thường xảy ra trong một thời gian ngắn chừng vài phút. Vùng Tố là một dải dài và hẹp chuyển dịch với tốc độ khá lớn, tới cấp 10. Tố rất nguy hiểm và xảy ra đột ngột chưa dự đoán trước được. Khác với cơn lốc (hay con trốt) trong những ngày hè có nhiệt độ lên cao vào lúc giữa trưa là sự tiếp xúc giữa không khí nóng ẩm sát mặt đất bị bốc lên cao, vượt qua khối không khí ổn định ngăn cách ở giữa để gặp khố không khí lạnh bên trên. Gió bị hút từ cá phía dưới mặt đất lên cao thành cá gió xoáy nhưng trong một phạm vi rất nhỏ và diền ra trong một khoảng thời gian rất ngắn, vài phút. Giông tố cũng giống như bão có gió xoáy mạnh có khi lên đến 600km/h và có tốc độ di chuuyển rất nhanh, có thể tới tới 50km/h. vì thế going tố có sức tàn phá kinh khủng. Không có gì có thể thoát khỏi cơn gió xoáy điên cuồng đó Trong cơn giông tố, thường từ trên đám mây giông đen kịt có một cột hoi nước hạ dầm xuống mặt đất. Đám mây chuyển đến đâu thì cột mây chuyển đến đó, vừa đi vừa uốn éo vì ma sát với mặt đất nên người ta cũng gọi là vòi rồng. Vì thế, khi di chuyển rông tos tạo thành một hành lang tàn phá thường không lớn, ít khi vượt 10km. Trong cột mây gió xoáy rất giữ thường là 100km/h, có thẻ từ 200-400km/h, với đường kính trung bình không lớp quá 300m và cũng có khi rộng tới 2000m. Nếu giông tố được them năng lượng của bão tiếp sức thù sức mạnh sẽ trở lên khủng khiếp, lúc đó người ta gọi là trận cuồng phong. Đôi khi luồng khí xoáy nóng của giông tố rất mạnh, vượt lên trên cả tầng bình lưu và trở thành luồng “gió xoáy”, là thủ phạm gây ra nhhiều tai nạn hang không cho những chiếc máy bay chuyên dụng vô tình gặp phải trên đường bay. Lúc đó máy bay sẽ bị mất độ cao rơi xuống thấp đột ngột làm bị thương hay gây tử vong cho những hành khách nào không chịu thắt dây an toàn khi bay. Trên các tài liệu quốc tế, tùy theo đặc điểm diễn ra ở từng khu vực khác nhau, bão tố được gọi dưới các tên khác nhau như Typhoon ( bão tố tại Tây Bắc Thái Bình Dương ), Tropical cyclone ( bão lốc nhiệt đới tại Ấn Độ Dương ), Hunicane ( 3 bão tố Đại Tây Dương ), song các tác hại của chúng đều có thể đạt mức tàn khốc rất lớn, tương tự như nhau. Ngoài ra bão tố xảy ra tại các vùng hàn đới, vĩ độ cao tạo nên bão tuyết, diễn ra trên các sa mạc, hoang mạc sẽ tạo nên bão cát. Nhìn chung, bão luôn có gió di chuyển xoáy, mạnh, nhanh, tốc độ có thể đạt 32 – 33 m/s, bão tố thường kèm theo mưa, bão tuyết kèm theo tuyết rơi, bão cát có kèm theo cát bay, cát lấp. Ở quy mô cục bộ, hoặc cường độ thấp hơn, người ta thường nhắc tới các áp thấp nhiệt đới, với tốc độ gió dưới 17 m/s, thường là giai đoạn khởi đầu và là tiền thân của các trận bão diễn ra tiếp theo. Còn các cơn lốc hoặc dông là luồng không khí hẹp, xoáy, đường kính trên dưới 10m, quét thành luồng rộng 0,5km, dài 20 – 25km, xảy ra trên đất liền hoặc trên biển, có thể mưa hoặc không có mưa. 2. Cấu trúc của 1 cơn bão Cấu tạo của 1 cơn bão gồm các phần sau: mắt bão (the eye), thành mắt bão (the eyewall), dải mây (rainbands) và lớp mây ti dày đặc phía trên (the Dense Cirrus Overcast) Mắt bão là khu vực có khí áp nhỏ nhất trong bão, gần như lặng gió, quang mây, và có nhiệt độ cao hơn vùng xuong quanh (do sự đốt nóng dòng không khí thăng lên), mắt bão có đường kính khoảng 30 – 60km. Ảnh: Cấu tạo của 1 cơn bão Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão. Trong không gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0 – 3km) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngựơc lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão. 4 Có thể mô phỏng sơ bộ cấu trúc các trường khí tượng trong bão như sau: Tham gia chuyển động xoay trong bão là một khối không khí khổng lồ có phạm vi ngang khoảng 200 – 1000km, phạm vi thẳng đứng lên đến lớp đỉnh tầng đối lưu (10 – 12km). Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa bão. Càng vào gần tâm, cường độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất cách tâm bão khoảng vài trục km. Vào vùng mắt bão gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ gió gần bằng không. Khi qua khỏi vùng mắt bão gió lại đột ngột mạnh lên nhưng có hướng ngược lại, đây chính là tính chất ảnh hưởng nguy hiểm nhất của bão. Nếu nhìn từ trên cao xuống (ảnh mây bão chụp từ vệ tinh) mây bão có dạng gần tròn, hình xoáy trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu): 5 Cấu trúc mây bão chủ yếu là hệ thống mây đối lưu, dòng thăng tập trung ở dải mây này, tốc độ dòng thăng trong bão rất lớn và có thể lên cao đến 10km, tạo thành cột không khí chuyển động xoáy rất mạnh và hình thành khối mây bão khổng lồ. Đến một độ cao nào đó dòng không khí thổi ngang từ thành mắt bão ra xung quanh tạo nên những màn mây mỏng toả ra rất xa ngoài vùng bão. Xung quanh mắt bão có mây bão dạng thành gần như thẳng đứng làm thành hình vành khăn (Thành mắt bão). Do ở mắt bão có chuyển động giáng, nhiệt độ không khí trong mắt bão lớn hơn xung quanh rất nhiều, vì thế người ta nói bão có lõi nóng. 3. Nguyên nhân hình thành vàcơ chế hoạt động của bão * Điều kiện hình thành bão Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm bão. Năng lượng bão là ẩn nhiệt ngưng kết của lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi từ mặt biển, ngoài ra bão hình thành đòi hỏi không khí có tầng kết bất ổn định đảm bảo cho sự hình thành đối lưu sâu và dông. Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy. Vào năm 1948, nhà khí tượng Erik palmen tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 - 20 o vĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 – 27 o C trở lên) - đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành và lực coriolis dủ lớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành. Giá trị nhiệt độ 26 - 27 o C có liên quan đến độ ổn định của khí quyển ở các vĩ độ nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chỉ với nhiệt độ cao hơn 26,5 o C thì đối lưu sâu mới có thể xảy ra được, còn nếu nhiệt độ thấp hơn 26,5 o C thì không khí khá ổn định và không xảy ra dông. Sở dĩ bão không thể hình thành trong giải 0 – 5 o vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực coriolis quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy. Hằng năm trên thế giới có hàng trăn cơn bão được phát sinh từ các vùng biển nhiệt đới nóng và ẩm từ vĩ độ 8 0 đến 30 0 ở 2 bán cầu, nơi có nhiệt độ nước biẻn quanh năm trên 26 0 C và là nơi lực quay trên Trái đất đủ lớn để tạo nên khí xoáy. tại đây, trung tâm áp thấp nhiệt đới được hình thành, phát triển lên thành bão là vùng khí xoáy có đường kính từ 100 đến 800 km. Bão thường di chuyển lúc nhanh lúc chậm về phía tây với tốc độ trung bình 20km/ giờ, nhanh nhất không quá 40km/ giờ và sưqcs gió gần tâm bão có thể lên đến 300km/giờ. Phần lớn các trận bão thường tập trung vào thời điểm cuối hè đầu thu, khi mọi nơi trên đị dương nhiệt đới đều đã đước đốt nóng, cung cấp năng lượng để hình thành bão. Còn không khí nóng ẩm bất ổn định bị cuốn vào cơn lốc xoáy của bão bốc mạnh lên cao, toả ra 1 lượng nhiệt khổng lồ bổ sung năng lượng cho bão hoạt động. Các nhà khoa học đã tính toán: để hình thành 1 cơn bão cần có năng lượng gấp hàng ngàn lần quả bom nguyên tử ném xuống Hirôsima. Ở các vùng ôn đới, bão hình thành do tác động tương tác giữa dòng phóng lưu lạnh đến -60 C ở trên cao 6.000m khi tốc độ gió đạt tới 400km/h, với khí xoáy của một áp thấp hình thành trên dòng biển nóng. Sự tương tác này làm tăng tốc độ gió của khí xoáy, mạnh dần lên thành bão. 6 Bão tố, là tai biến có thể xảy ra ở khắp nơi trên bề mặt Trái Đất, tuy nhiên trên thực tế vẫn tồn tại các khu vực, đới có mật độ xảy ra bão cao hơn, tập trung hơn các nơi khác. Các trận bão tuyết tập trung chủ yếu tại các khu vực hàn đới vĩ độ cao và các vùng cực Trái Đất. Các trận bão cát tập trung chủ yếu tại các hoang mạc, sa mạc. Còn các trận bão tố, bão lốc nhiệt đới tập trung chủ yếu trên các phạm vi biển, đại dương, đặc biệt tại các khu vực nằm giữa các vĩ độ 5º – 12º Bắc và Nam so với đới xích đạo, nơi các luồng không khí đồng quy tại bề mặt có điều kiện di chuyển thuận lợi cho việc hình thành cấu trúc xoáy, Cyclon, tạo nên bão. Trên thực tế, các trận bão nhiệt đới được hình thành và phát triển chủ yếu tại các khu vực biển đại dương không có sự tồn tại các dòng biển lạnh, và nhiệt độ nước biển tại bề mặt giữ ở mức 26ºC trở lên. Bão có thể được xem như một cỗ máy, nó cần có không khí nóng và ẩm làm nguồn năng lượng. Không khí nóng, ẩm này bị lạnh đi khi bốc lên trong mây đối lưu, trong các dải mưa và trong thành mắt bão. Hơi nước trong mây ngưng tụ thành các giọt nước, giải phóng ẩn nhiệt, bắt đầu cho quá trình bốc hơi, ẩn nhiệt được giải phóng này cung cấp năng lượng để hình thành hoàn lưu xoáy thuận, mặc dù thực tế bão sử dụng rất ít lượng nhiệt được giải phóng này để giảm khí áp bề mặt và tăng tốc độ gió. * Cơ chế hoạt động Cắt ngang qua một cơn bão ta thấy tâm áp thấp chênh lệch với áp lực không khí xung quanh, đã hút mạnh gió các nơi vàop thành một vòng xoáy bao quanh tâm bão, có bán kính từ 60 đến 800km, cao đến 18km, như một cái giếng khổng lồ vách dốc đứng. ở phần tâm bão(mắt bão), không khí chuyển từ trên xuống duới tạo tành một vùng lặng gió, ót mây, còn chung quanh tâm bão, không khí bị cuốn bốc lên cao, gió càng gần tâm bão càng mạnh. Ở tâm bão gió cuốn nước biển dâng cao từ 12-15m thành song bão và di chuyển cùng với cơn bão và tàn phá vùng ven biển bão đi qua. Đường kính của tâm bão cũng tăng dần theo độ cao. Sát mặt đất đường kính của tâm bão rộng khoảng 20km, ở độ cao 2.000m rộng khoảng 40km, cao 6.000m-khoảng 100km, cao 8.000m-khoảng 2.00km, cao 10.000m-khoảng 700km,… Không khí bị cuốn lốc mạnh lên cao ngưng tụ lại thành một bức tường mây dầy đặc, rồi ngưng kết lại thành những cơn mưa cực lớn. Khi đi vào đất liền hoặc đi vào vùng biển lạnh ở các vĩ độ cao, bão mất nguồn năng lượng bổ xung từ không khí nóng ẩm trên biển, lại mất them năng lượng do ma sát mặt đất nên suy yếu dần và tan đi Bão thường phát sinh ở phía Tây các vùng biển nóng của Thái Binhd Dương, của Ấn độ Dương và của Bắc Đại Tây Dương. Biển Nam Đại Tây Dương không có bão vì có dòng lạnh hải lưu muối chảy qua. Mùa bão ở bắc Thái Bình Dương là tháng 7 và 9, ở Ấn Độ Dương và bắc Đai Tây Dương vào tháng 9 là thời kì cuối hè đầu thu. Riêng bão ở nam Thái Bình dương và châu Úc vào tháng 2 và 3 là cuối hè đầu thu ở Nam Bán Cầu. Trên thế giới có 6 tổ bão đó là: 2 tổ bão vịnh Bengan- biển Ả Rập và Tây Nam Ấn Độ Dương. Trong đó có nhiều bão nhất là ổ bão Tây Bắc Thái Bình Dương, có ít nhất là vịnh Bengan- biển Ả Rập. Giữa 2 bán cầu vào mùa bão kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11. Mùa bão Nam bán cầu chỉ chiếm 32% và bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, đôi khi hết tháng 5. 7 Việt Nam nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của ổ bão tây bắc Thái Bình Dương và biển đông là một bộ phận của bão này. Mùa bão nước ta bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11. Nhưng có năm đến sớm vào tháng 3 có năm kết thúc muộn vào tháng 12. Ở Việt Nam , từ năm 1910-1955 đã có 395 cơn bão phát sinh trên biển đông, phần lớn vào tháng 9 và có liên quan chặt chẽ đến dải hội tụ nhiệt đới. Càng về phía Nam mùa bão càng chậm dần do gió mùa đông bắc ngày càng mạnh nên đẩy dải hội tụ nhiệt đới lùi về phía Nam: từ Móng Cái đến Thanh Hoá: tháng 7 -8, Thanh Hoá-Quảng Trị:tháng 9,Quảng Trị-Bồng Sơn, tháng 10, Bồng Sơn TP. Hồ Chí Minh: tháng 11, TP.Hồ Chí Minh-Cà Mau: tháng 12. Như vậy Thời gian chính trong năm có bão hoạt động là vào mùa hè và mùa thu: từ tháng 6 – tháng 10 (ở Bắc bãn cầu) và tháng 12 – tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu). Bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa hè và mùa thu vì vào thời gian này có đầy dủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão: Nhiệt độ nước biển cao (ít nhất là 26 o C), Khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu (tức hình thành dông), và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ (trong rãnh gió mùa hoặc sóng đông) Người ta cho rằng bão hoạt động nhiều nhất vào thời kỳ có bức xạ mặt trời lớn nhất (cuối tháng 6 đối vời vùng nhiệt đới Bắc Bán Cầu và cuối tháng 12 đối với vùng nhiệt đới Nam Bán Cầu), nước biển cần một thời gian khá dài (nhiều tuần) để đạt được nhiệt độ nớng nhất. Cùng thời gian này hoàn lưu khí quyển vùng nhiệt đới cũng hoạt động mạnh mẽ nhất (và khá thuận lợi cho sự hình thành và phát triển bão và áp thấp nhiệt đới). Vào thời gian này, vùng biển nhiệt đới và hoàn lưu khí quyển tương tự với chu trình hàng ngày của nhiệt độ không khí bề mặt – nhiệt độ cao nhất vào khoảng quá trưa, và bức xạ mặt trời lớn nhất vào buổi trưa. Bão là tên một khu vực áp thấp có gió xoáy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, nhưng nếu hình thành ở Nam bán cầu lại có gió xoáy theo chiều kim đồng hồ.nếu tốc độ gió gần tâm bão dưới 65km/h chúng ta gọi đó là áp thấp nhiệt đới., từ trên 65km/h gội là bão nhiệt đới. Và từ trên 250km/h gọi là siêu bão hay đại phong. Các nhà khí tượng xác định sức mạnh và phân cấp các cơn bão dựa vào vận tốc gió xoáy ở vùng tâm bão. Nghiên cứu của GS.keri thuộc viện khĩ thuật Masachuset công bố trên tạp trí khoa học của Mỹ năm 2005 cho biết : qua nghiên cứu khoảng 4.800 cơn bão ở Bắc Thái Bình Dương và Bắc Đaị Tây Dương trong nửa thế kỉ qua, nhóm của ông không ghi nhận được sự gia tăng con số tuyệt đối của các cơn bão nhưng lại ghi nhận có sự gia tăng đáng kể cường độ của những cơn bão lên đến 50% từ giữa thập niên 1970 qua tốc độ gió và thời gian tồn tại của những cơn bão. Trong vòng 30 năm qua , số lượng những cơn bão thừ cấp 1 đến cấp 3 giảm xuống trong khi các cơn bão cấp cao nhất (cấp 4 và cấp 5)lại tăng lên. Trong thập niên 1970, trung bình mỗi năm có 4 -5 cơn bão cấp 4, cấp 5nhưng từ thập niên 1990 đã tăng lên đến 18 cơn bão, tức là tăng từ 20-35% và tăng đều trong suốt ba thập niên qua. • TS.Pitơ thuộc viện công nghệ Gioócgia đã so sánh những cơn bão trong khoảng thời gian từ năm 1975->1989 với thời gian từ năm 1990-2004 cũng ghi nhận 8 những cơn bão có cường độ mạnh đã tăng lên. Ở khu vực Đại Tây Dương -biển Caribee-vịnh Mêhicô tăng từ 16 lên 25 cơn bão, khu vự đông Thái Bình Dương tăng rừ 36 lên 49, Tây Thái Bình Dương tăng từ 10 lên 22, Bắc Ấn Độ Dương từ 1 lên 7 và Nam Ấn Độ Dương tăng từ 23 lên 50 cơn bão dữ. Nhóm nghiên cứu của tiễn sĩ nói rằng: việc gia tăng cường độ của các cơn bão mạnh trên thế giớ phù hợp với các số liệu tiên đoán của máy tính về tình trạng trái đất nóng lên. Nhóm cuãng nhận thấy rằng: bão cường độ mạnh chỉ hình thành khi nhiệt độ của đại dương vượt quá 26 C. Chính hơi nước nóng ẩm của đại dương tạo sức mạnh cho bão nhiệt đới và khi nwocs càng nóng lượng hơi nước càng gia tăng thì càng tạo sứ mạnh cho bão lớn lên. Năm 2005, khi bão Katrina vượt qua bán đảo Phlorida vào thì lúc đó vịnh Mêhicô có nhiệt độ cao hơn 3 C so với mọi năm, đã tiếp sứ mạnh cho bão từ cấp 1 thành bão cấp 5. • Nhóm nghiên cứu của GS.TS.Keri cho biết: nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 1 0 C trong giai đoạn 1970 đến 2004, đã làn tăng nhiệt độ nước biển và cường độ những cơn bão trên đại dương. Từ năm 1988, đại dương nóng lên làm nước bốc hơi nhanh hơn khoảng 1,3% so với mỗi thập niên, và khí thải gây hiệu ứng nhà kính là tác nhân gây ra hiện tượng này. Khí CO cũng góp phần tạo bão. Sauk hi làm nóng không khí, khí CO theo mưa rơi xuống biển và chìm xuống đáy . khi có bão nước biển bị khuấy động, khí CO lại được phóng thích trở lại không khí và tiếp tục làm nóng bầu khí quyển. Sau khi sảy ra trận bão Phêlich ở Mỹ năm 1995, người ta đo được lượng than khí trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão cao gâp 100 lần bình thường. • Ngày 06/03/2007, nhóm nghiên cứu của Rendi thuộc đại học Tếchxát đã công bố trên tạp trí PNAS kết quả công trình nghiên cứu ô nhiễm và các đám mây từ 1984-2004 ở khu vực Bắc Thái Bình Dương. Ô nhiễm ở châu Á là nhân tố giúp cho việc hình thành bão có cường độ ngày càng lớn hơn trong khu vực Bắc Thái Bình Dương. Các phân tử bụi đã làm tăng khả năng tích tụ mây ngày càng nhiều, tạo ra các cơn bão ngày càng lớn hơn, mạnh hơn trước đây và có nguồn gốc dung than đá ở Trung Quốc và Ấn Độ. Như vậy, các kết quả nghiên cứu về bão nhiệt đới của cả ba nhóm các nhà khoa học nêu trên đều có chung một nhận xét: sự nóng lên của trái đất chỉ làm gi tăng số lượng của các cơn bão có cường độ mạnh, chứ không làm tăng tuần suất của các cơn bão trên thế giới. 4. Nguy cơ thiệt hại do bão tố gây ra Nguy cơ tác hại do các tai biến khí quyển nói chung, bão tố nói riêng gây ra đối với tài sản, sức khỏe, tính mạng con người là rất lớn, có khả năng diễn ra rộng khắp trên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất, kể cả đất liền, biển cả, tất cả mọi nơi tiếp cận với bầu khí quyển Trái Đất. Ngoài các tác hại do sức mạnh cơ học của gió gây ra bão tố mang lại có thể dẫn đến các tai biến khác đi kèm là lũ lụt, lũ quét, trượt lở…Còn tác động tương tác giữa gió bão và nước biển, đại dương sẽ tạo nên các tai biến xói lở đường bờ biển, phá hoại các tài sản nhân tạo đới đất ven bờ. Tác động tương tác giữa gió bão và các vật liệu bở rời như cát ven biển, cát tại sa mạc, hoàng thổ… sẽ tạo nên các tai biến kèm theo như cát bay, cát thủ, cát lấn đối với các vùng canh tác nông nghiệp, các bồn nuôi trồng thủy – hải sản, các công trình xây dựng, giao thông, 9 Sức tàn phá gây thiệt hại của bão tố phụ thuộc vào cấp độ mạnh của từng trận bão, được thể hiện qua các thông số như áp suất trung tâm bão, tốc độ gió bão, mức dâng cao của song biển, đại dương liên quan tới trận bão…VD: theo cấp Saffir – Simpson, bão tố chia thành 5 cấp( theo Oliver – 1984 ) Trên thế giới tồn tại một số thang cấp độ bão khác nhau. Ở Việt Nam sử dụng thang có số lượng cấp độ nhiều hơn thang cấp Saffir – Simpson Ảnh: Khu vực hay xảy ra bão trên thế giới và số bão trung bình hàng năm 10 [...]... cơn bão/ năm ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên rồi 0,2-0,5 cơn bão/ năm ở Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ) Ba tháng nhiều bão nhất cũng muộn dần theo hướng này (các tháng VI-VII-VIII ở Bắc Bộ và Thanh Hoá; VIII-IX-X ở Bắc Trung Bộ; X-XI-XII ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ) Ranh giới các vùng phân theo số lượng cơn bão trung bình năm không hoàn toàn trùng khớp với ranh giới các vùng phân theo 3 tháng nhiều bão. .. đến 60-70m/s ở Nghệ-Tĩnh, Bình-Trị-Thiên, Nam- Ngãi, Bình Định và rồi lại giảm xuống 60-65m/s ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Tuy nhiên, gió bão mạnh nhất ở Nam Bộ vẫn lớn hơn gió bão mạnh nhất ở Bắc Bộ c- Lượng mưa trung bình một đợt bão biến đổi từ 50-100mm qua 100-150mm đến 150-200mm Lượng mưa trung bình ít biến đổi trong không gian Trong 10 tiểu vùng TBTN bão chỉ có 2 tiểu vùng có lượng mưa bão ở mức trung... mưa bão và trong quá trình liên quan chiếm đến 50% lượng mưa năm Mưa lớn trong bão càng làm tăng tính ác liệt của TBTN bão d- Bão ảnh hưởng đến nước ta chủ yếu hình thành và phát triển từ biển Đông và một phần ở tây Thái Bình Dương chuyển hướng về phía Việt Nam trong quá trình từ đại dương về phía lục địa châu Á Quỹ đạo bão đến nước ta chủ yếu là Tây-Tây Bắc Ở Việt Nam, hàng năm thường có vài cơn bão. .. tiểu vùng TBTN bão Việt Nam Chú thích: Các chữ và số trong cột (5): Các chữ-chỉ các yếu tố tạo thành độ nguy hiểm TBTN bão: G-gió; M-Mưa; S-Số cơn bão trung bình năm Các số-chỉ mức độ nguy hiểm của từng yếu tố: 1-Rất thấp, 2-Thấp, 3-Trung bình, 4-Cao, 5-Rất cao Ta có 1 vài nhận xét sau về các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam a- Số lượng bão giảm dần theo vĩ độ từ Bắc vào Nam (từ 1-1,5 cơn bão/ năm ở Bắc Bộ, Bắc... thế giới cũng như ở nước ta Bão đã gây ra nhiều thiệt hại về người và của cho nhân dân ta Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ảnh hưởng đến Việt Nam được chia thành 2 loại: ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp: 1/ ảnh hưởng trực tiếp: Bao gồm tất cả các cơn bão và ATNĐ có tâm đi vào đất liền hoặc không đi vào đất liền nước ta nhưng trực tiếp gây ra gió mạnh từ cấp 6 trở lên 2/ ảnh hưởng gián tiếp : Bao... ương Việt Nam bác bỏ Mặc dù phủ nhận khả năng dự báo sai, chỉ vài ngày sau ông ta đã bị "thay" chức 2 Bão Xangsane (theo tiếng Lào có nghĩa là "con voi lớn", còn được gọi là Milenyo tại Philippines) hoặc bão 18W là một cơn bão rất mạnh được hình thành từ vùng biển phía đông quần đảo Philippines vào cuối tháng 9 năm 2006 Khi vào biển Đông, Việt Nam, còn gọi là bão số 6 Bão đã ảnh hưởng lớn đến Việt Nam, ... hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh của Việt Nam dưới dạng cơn bão nghiêm trọng Hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy Mưa to ở các vùng trung du miền núi Tây Bắc và Bắc Trung Bộ đã gây ra lũ quét và sạt lở đất khiến ít nhất 37 người thiệt mạng cùng 24 người mất tích Ảnh hưởng của bão Lekima tới Việtnam a Ảnh hưởng trực tiếp của bão Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương sau khi có ý kiến... hưởng tới Việt nam trong những năm gần đây 1 Siêu bão Chanchu (được PAGASA đặt tên là siêu bão Caloy), tại Việt Nam gọi là Bão số một, là xoáy thuận nhiệt đới thứ hai và là bão nhiệt đới thứ nhất, đồng thời cũng là siêu bão thứ nhất của mùa bão Thái Bình Dương 2006 được Trung tâm cảnh báo bão chung công nhận Theo Cục khí tượng Nhật Bản, Chanchu là xoáy thuận nhiệt đới đầu tiên của mùa bão 2006 tại tây... cơn bão Trong thời gian xảy ra chiến tranh Thế giới thứ II, các nhà Khí tượng Lục quân và Hải Quân Mỹ đã dùng tên của phụ nữ để đặt tên cho các cơn bão Các cơn bão ở đông bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959 – 1960 Năm 1978 sử dụng cả tên nữ giới và nam giới Ở vùng bắc Ấn Độ Dương, các cơn bão nhiệt đới không được đặt tên Ở tây nam Ấn Độ Dương bão bắt đầu được đặt tên từ 1960 Ở vùng... đất liền vào ngày 4 tháng 10 Bão nhiệt đới Lekima mang mưa lớn cho Luzon và gây sạt lở đất giết làm 8 người chết, bao gồm 3 trẻ em, ở tỉnh Ifugao, và một người nữa chết ở Thành phố Quezon Mưa to cũng gây ra nhiều vụ lở đất, lũ lụt, gây hư hại đến cơ sở hạ tầng và gây gián đoạn giao thông nhiều nơi ở Philippines Hơn 100.000 người đã được di tản ở miền nam Trung Quốc khi bão đến và hơn 20.000 tàu đánh . bão đổ bộ vào Việt Nam a- Số lượng bão giảm dần theo vĩ độ từ Bắc vào Nam (từ 1-1,5 cơn bão/ năm ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, đến 0,5-1,0 cơn bão/ năm ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên rồi 0,2-0,5 cơn bão/ năm. Bình-Trị-Thiên, Nam- Ngãi, Bình Định và rồi lại giảm xuống 60-65m/s ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tuy nhiên, gió bão mạnh nhất ở Nam Bộ vẫn lớn hơn gió bão mạnh nhất ở Bắc Bộ. c- Lượng mưa trung bình một đợt bão. thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão. Trong không gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng

Ngày đăng: 05/07/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w