1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

xăng sinh học

25 1.1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đề tài: Xăng sinh học PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Cuộc sống của chúng ta đang chịu nhiều ảnh hưởng rất lớn từ sự biến đổi khí hậu như hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, băng tan Và một thách thức đã đặt ta cho toàn nhân loại đó là phải tìm ra biện pháp để cải thiện tình hình này. Từ nguyên nhân là lượng khí thải vượt quá mức cho phép và nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Xăng sinh học được ra đời và được coi là một nguồn nhiên liệu rẻ, sạch và dồi dào có thể thay thế cho nguồn nhiên liệu cũ. Nhưng trong cuộc sống hiện nay, xăng sinh học vẫn chưa đi vào thị hiếu của người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Để hiểu được những vai trò, lợi ích cùng với những yếu điểm của loại nhiên liệu này, nhóm chúng em đã chọn "xăng sinh học" làm đề tài để thảo luận. 2. Mục tiêu của đề tài. Tìm hiểu được sự ra đời, phương pháp sản xuất, lợi ích và những mặt của xăng sinh học. 3. Nhiệm vụ của đề tài. Trong bài tiểu luận này tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Giải thích được xăng sinh học là gì? Phân tích các tài liệu khoa học liên quan đến đề tài. - Đề xuất được những biện pháp để phát triển nguồn nhiên liệu mới này. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tải liệu. - Phương pháp quan sát. 1 Đề tài: Xăng sinh học NỘI DUNG CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ XĂNG SINH HỌC 1. Khái niêm. Xăng sinh học là hỗn hợp của xăng truyền thống và cồn sinh học (bio-ethanol), được sử dụng làm nhiên liệu cho các loại động cơ đốt trong như xe gắn máy, ô tô. 2. Lịch sử hình thành xăng sinh học. Nhiên liệu sinh học ở thể rắn (gỗ, củi, than củi, phế thải thực và động vật, ) đã được loài người sử dụng từ khi khám phá ra lửa. Khi phát minh ra động cơ hơi nước và máy phát điện, nhiên liệu sinh học thể rắn (gỗ) được sử dụng một thời để phát triển kỹ nghệ ở thế kỷ XVIII và XIX, và gây nhiều ô nhiễm. Ở Việt Nam, xe lửa chạy bằng đốt gỗ cho tới khoảng 1956, mới thay thế bằng động cơ diesel. Ngày nay có khoảng 2 tỷ dân đốt nhiên liệu sinh học ở thể rắn như gỗ, củi, trấu, mạt cưa, rơm rạ, lá khô, Mặc dầu chứa carbon tái tạo, nhưng cho nhiều khói, tro bụi, bù hóng nên làm ô nhiễm môi trường. Động cơ nổ đầu tiên trên thế giới do Nikolaus August Otto (người Đức) thiết kế sử dụng nhiên liệu sinh học thể lỏng là rượu cồn – ethanol, Rudolf Diesel (người Đức) phát minh động cơ Diesel thiết kế chạy bằng dầu đậu phộng (groundnut oil), và Henry Ford (Mỹ) thiết kế xe hơi chạy bằng dầu thực vật (từ 1903 đến 1926) chế biến từ dầu chứa trong hạt và thân cây cần sa. Từ khi khám phá ra nhiên liệu cổ sinh (than đá, dầu hoả, khí đốt) thì ngành kỹ nghệ sử dụng nhiên liệu cổ sinh, vì có hiệu quả kinh tế hơn. Tuy nhiên mỗi khi có chiến tranh, bị địch phong toả khó chuyển vận dầu, hay thế giới có khủng hoảng chính trị, kinh tế, và để không tuỳ thuộc vào dầu hoả nhập cảng (từ Trung Đông), khuynh huớng sử dụng xăng sinh học lại bộc phát trong những thời kỳ này. Chẳng hạn, Đức và Anh Quốc sản xuất xăng sinh học từ khoai tây và lúa mì trong thời kỳ Đệ nhị Thế Chiến. Khủng hoảng xăng dầu năm 2 Đề tài: Xăng sinh học 1972 do khối OPEC gây ra, làm một số quốc gia có chủ trương tự túc nhiên liệu bằng cách sản xuất xăng sinh học từ tiềm năng nông nghiệp đồ sộ của mình. Brazil tiêu biểu cho chính sách này. Kể từ 2000, các quốc gia trên thế giới lần lượt thật sự tuân thủ Thoả hiệp Rio de Janeiro (1992), rồi Kyoto (1997), tìm kỹ thuật hạn chế sa thải khí nhà kiếng (CO 2 , methane,N 2 O, ) của nhiên liệu cổ sinh, thay thế bằng năng lượng xanh (như năng lượng mặt trời, gió, thuỷ điện, ),năng lượng sạch nên nhiên liệu sinh học đang trên đà phát triển. 3. Phân loại. 3.1. Xăng- etanol Hiện đang là loại xăng thông dụng trên thế giới vì dễ dàng chế biến từ đường và tinh bột. Xăng E5 được bán trên thị trường hiện nay là hỗn hợp của 95% xăng không chì A92 với 5% etanol, nồng độ 99,7%. Etanol này có thể chạy động cơ xe hơi chạy bằng xăng. Khi cháy, một phần tử etanol sinh ra một nhiệt lượng 1409kJ. Tuy nhiên, Etanol chứa 33% năng lượng ít hơn xăng cổ sinh, nên cần nhiều etanol hơn để chạy xe chạy cùng một đoạn đường. Vì vậy, xe phải có bình chứa nhiên liệu lớn hơn. Thông thường, máy xe hơi chạy hiệu nghiệm với E15 ( pha 15% etanol). Trên thị trường hiện nay cũng có một số xe hơi chạy với E10 nhưng theo khuyến cáo thì tốt nhất là dùng xăng E5 3.2. Butanol (C 4 H 10 O) Loại xăng này cho nhiều năng lượng hơn etanol và có thể đổ thẳng vào bình xăng xe mà không cần chế biến gì thêm. Chế biến từ dầu mỏ, hay từ lên men nguyên liệu sinh khối do vi khuẩn Clostridium acetobutylicum. 3 Đề tài: Xăng sinh học 3.3. Methanol ( CH 3 OH) Được điều chế từ khí methane (CH 4 ) của khí đốt mỏ dầu. Methanol cũng được chế biến từ chất hữu cơ động thực vật qua phương pháp đun trong bình kín ( không có oxy và hơi nước) ở nhiệt độ cao (pyrolysis) 3.4. Diesel- sinh học Diesel- sinh học có thành phần chính là acid béo - fatty acid methyl ( hay ethyl) ester. Diesel- sinh học chứa ít năng lượng hơn, nhiệt độ bắt cháy là 150°C, trong khi diesel là 70°C. Diesel- sinh học có những tính chất vật lý giống như diesel. Nhưng Diesel- sinh học khi đốt thải 50% cacbon monoxide (CO) và 78% cacbon dioxide (CO 2 ) ít hơn diesel. Cũng không có sa thải SO 2 . Dầu thực vật khi làm nóng thì trở nên lỏng, nhờn hơn, nên có thể chạy máy diesel. Dầu 4 Đề tài: Xăng sinh học thực vật trích từ các thực vật chứa nhiều dầu như hột cải dầu , dừa dầu, dừa, đậu nành, đậu phộng, bông vải, hạt cao su, hướng dương, cây và hột cần sa, vv. Tảo và trái dầu lai là những nguồn dầu thực vật quan trọng mới ngày nay. Thông thường, để cho động cơ an toàn, diesel-sinh học được pha với diesel. Tuy nhiên, các loại dầu ăn tinh khiết bán trên thị trường, hay đã sử dụng, đều có thể thay thế diesel để chạy động cơ diesel loại cũ (chỉ cần thay thế bộ phận bơm injection). Hiện nay nhiều loại xe hơi hiện đại có động cơ chạy được với dầu ăn nguyên chất, hay diesel-sinh học 100%. Chẳng hạn, động cơ xe hơi MAN B &W Diesel, Wartsila và Deutz AG có thể chạy từ dầu ăn nguyên chất. Dầu đã sử dụng (từ trong các tiệm Fast Food) chỉ cần lọc cặn và loại phần nước (do thức chiên xâm nhập) thì chạy được xe hơi. Xe Đức Volkswagen cũng chạy được với diesel-sinh học 100%. Tuy nhiên, các hãng làm xe hơi khuyến cáo là nên pha 15% diesel-sinh học với 85% diesel để xe ít bị hao mòn. Các nước Âu Châu hiện nay bán diesel pha 5% diesel-sinh học ở mọi trạm xăng. Ở Hoa Kỳ, hơn 80% xe vận tải và xe bus đều chạy bằng diesel-sinh học, và càng ngày sử dụng diesel-sinh học càng gia tăng, 25 triệu gallons năm 2004, 78 triệu gallons năm 2005, và khoảng 1 tỷ gallons vào 2007. Xe chở hàng và xe bus ở Âu châu đều chạy bằng diesel-sinh học. 4. Vai trò của xăng sinh học. 4.1. Làm giảm ô nhiễm môi trường và CO 2 - khí gây hiệu ứng nhà kính. Thực vật hấp thụ CO 2 thông qua quá trình quang hợp, khi thực vật chết đi (bị phân giải hay đốt cháy) cũng sẽ giải phóng một lượng CO 2 tương ứng. Nghĩa là thực vật không tham gia vào quá trình phát thải CO 2 . Như vậy, xăng sinh học được tạo ra từ nguồn nhiên liệu động thực vật coi như không làm gia tăng lượng khí CO 2 trong khí quyển. Thêm vào đó, sự cân bằng trong phát thải CO 2 đối với năng lượng sinh học còn thể hiện qua chu trình khép 5 Đề tài: Xăng sinh học kín: nhiên liệu sinh học sau khi sử dụng sẽ thải khí CO 2 , cây trồng hấp thụ khí CO 2 cùng với năng lượng mặt trời lại phát triển, tạo ra nguồn nguyên liệu cho sản xuất xăng sinh học. Ngoài ra, nhiên liệu sinh học còn có khả năng phân hủy nhanh nên ít gây ô nhiễm môi trường. 4.2. Phát triển kinh tế nông nghiệp. Xăng sinh học được sản xuất chủ yếu bằng các chế phẩm hay thành phẩm của nông nghiệp thông qua các nhà máy sản xuất, do đó nó có thể kích thích sản xuất nông nghiệp và mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp trong nước. Từ các nguồn nguyên liệu là một số cây trồng như mía, ngô và sắn (cho ethanol) và dừa, đậu phộng, jatropha (cho biodiesel) mở ra cơ hội thị trường sản phẩm mới cho nông dân với tiềm năng tăng thu nhập hoặc tăng năng lực sản xuất của đất canh tác hiện có, tận dụng các vùng đất hoang hóa và tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu cho sản xuất NLSH phù hợp cũng sẽ tạo ra sự đa dạng môi trường sinh học với các chủng loại thực vật mới. Bên cạnh đó, việc tận dụng các nguồn phụ, phế phẩm nông nghiệp để sản xuất NLSH sẽ giúp bảo đảm không ảnh hưởng đến an ninh lương thực khi phát triển NLSH, đồng thời nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất xăng sinh học còn tận dụng nhiều chất phế thải từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Về bản chất là cellulose sẽ là một nguồn nguyên liệu tiềm năng vô cùng to lớn để sản xuất xăng sinh học. Hiện nay, khi cuộc bàn cãi về việc ảnh hưởng của xăng sinh học đến nền an ninh lương thực chưa ngã ngũ, nền sản xuất NLSH trên thế giới đang tập trung vào phát triển các nguồn nguyên liệu không ảnh hưởng đến lương thực loài người như các loại phụ, phế phẩm từ ngành nông nghiệp và các ngành khác (rơm rạ, vỏ trấu, chất thải từ nhà máy giấy, rác sinh hoạt, ). 5. Qúa trình sản xuất xăng sinh học. 5.1. Nguồn nguyên liệu 6 Đề tài: Xăng sinh học Xăng sinh học được sản xuất từ đường (mía, củ cải đường, sorgho đường) và tinh bột của nông phẩm (từ hạt của bắp, lúa mì, lúa, ) hay từ củ (như khoai tây, khoai mì, …) để tạo ethanol; hay từ dầu (của hạt dừa dầu, đậu nành, đậu phộng,…) để biến chế diesel-sinh học. Ngoài ra, xăng sinh học còn sản xuất từ cellulose, chất xơ của dư thừa thực vật (rơm, rạ, thân bắp, gỗ, mạt cưa, bã mía,…), hay thực vật hoang (non crop) (như cỏ voi, vetiver, lục bình). Chẳng hạn, một ha mía cho khoảng 25 tấn bã mía (bagasse, xác mía sau khi ép), và mỗi tấn bã mía sản xuất 285 lít ethanol. Khi mà kĩ thuật đang phát triển thì xăng sinh học còn được tạo thành từ tảo (algae). 5.2. Quy trình chế tạo etanol Etanol là rượu no, đơn chức, chứa 2 nguyên tử cacbon, có công thức C 2 H 5 OH, có thể sản xuất theo phương pháp hóa học từ nguyên liệu etan hoặc etylen. Trên thực tế etanol thường được sản xuất bằng con đường sinh học. Công nghệ chiếm ưu thế hiện nay là chuyển hóa sinh khối thành etanol thông qua lên men rượu rồi chưng cất. Quá trình lên men rượu này là quá trình chuyển hóa sinh hóa học. Sinh khối sẽ bị men của vi khuẩn hoặc nấm 7 Đề tài: Xăng sinh học men phân hủy. Phương pháp lên men có thể áp dụng đối với nhiều nguồn nguyên liệu sinh khối khác nhau. 5.2.1. Biến chế từ rơm rạ. Quá trình chuyển hóa sinh khối của rơm rạ là hỗn hợp xenlulo thành etanol chỉ khác với quá trình lên men tinh bột ở chỗ xử lý nguyên liệu thành đường đơn sẵn sàng cho quá trình lên men. Có sự khác nhau này là vì hỗn hợp xenlulo là tập hợp các phân tử đường liên kết với nhau thành mạch dài (polyme cacbonhyđrat) gồm khoảng 40 - 60% xenlulo và 20 - 40% hemixenlulo, có cấu trúc tinh thể, bền. Hemixenlulo chứa hỗn hợp các polyme có nguồn gốc từ xylo, mano, galaeto hoặc arabino kém bền hơn xenlulo. Nói chung hỗn hợp xenlulo khó hòa tan trong nước. Phức polyme thơm có trong gỗ là lignin (10 - 25%) không thể lên men vì khó phân hủy sinh học, nhưng có thể tận dụng vào việc khác. Quy trình trải qua hai bước chính là: + Bước 1: thủy phân bằng axit loãng nồng độ 0,5% để phá vỡ liên kết hyđro giữa các mạch xenlulo và phá vỡ cấu trúc tinh thể của chúng thực hiện ở nhiệt độ 200 o C. Kết quả thủy phân bước 1 sẽ chuyển hóa hemixenlulo thành đường C5 và C6 (chủ yếu xylo và mano) dễ lên men tạo thành etanol đồng thời bẻ gãy cấu trúc xenlulo. + Bước 2: sử dụng axit nồng độ 2% được thực hiện ở nhiệt độ 240 o C để chuyển hóa hoàn toàn cấu trúc xenlulo đã gãy thành đường gluco C6. Quá trình thủy phân xenlulo thành gluco bằng axit có thể thay thế bằng men phân hủy xenlulo. 5.2.2. Biến chế từ tinh bột. Để biến chế ethanol từ tinh bột, tinh bột trước hết phải được điều chế thành đường, rồi từ đó mới lên men rượu. + Chế biến thành đường: Những nguyên liệu như hạt bắp chứa khoảng 70-72% tinh bột, 8 Đề tài: Xăng sinh học hạt sorgho khoảng 68-70%, gạo 70-80% phải được xay nghiền thành bột, pha với nước, nấu ở 70°C rồi nấu chín ở 100-110°C (vừa diệt trùng vừa thêm đường), để nguội rồi trộn men, cho lên men 48 giờ ở nhiệt độ 36°C. Men dùng thường là vi nấm Saccharomyces cerevisiae, Aspergillus oryzae, Mucor, Rhizopus, vi khuẩnZymomonas mobilis. + Lên men rượu: Sau khi đã chế biến thành đường rồi thì dùng máy ly tâm tách rời chất hèm để làm thức ăn gia súc. Phần chất lỏng, có độ cồn (rượu) 5-15%, được chưng cất ở lò chưng nhiều tầng để tăng độ cồn. Để đạt độ cồn 99.9%, trước đây dùng benzene và cyclohexane (đắt tiền, không tái sử dụng được, và độc gây bịnh) để loại nước. Kỹ thuật ngày nay dùng “chất sàng phân tử” (molecular sieve, như silica gel, zeolite, hút thấm nước nhưng không hút rượu, vì rượu có phân tử lớn hơn) thay thế, rẻ tiền và hiệu quả hơn. Một kỹ thuật mới được áp dụng hiệu quả hơn, không cần phải nấu tinh bột (tiết kiệm năng lượng) là sử dụng một loại men (yeast) mới, giúp lên men biến tinh bột thành đường ở nhiệt độ 32°C. Theo tính toán, trung bình, cứ 1 tấn bắp sản xuất được 409 lít ethanol. 5.2.3. Biến chế từ đường. Đường có thể lấy từ nước mật (molasse), hay trực tiếp từ nước mía ép, hay nước củ cải đường ép, như theo lối thủ công hay công nghiệp xưa nay. Mía đường có chứa khoảng 12- 17% lượng đường trong đó 90% là saccharose và 10% glucose và fructose. Khi xay nghiền sẽ thu được khoảng 95% lượng đường của mía và loại ra bã mía. Sản lượng trung bình là khoảng 70- 80lít/tấn. Ethanol thu đươc từ nước mía sau quá trình lên men nhưng các quy trình thực tế liên quan lại phụ thuộc vào loại chưng cất. Trong loại đầu tiên, nuớc mía được làm nóng tới 110 o C để diệt khuẩn, sau đó được gạn lọc(nhiều trường hợp nó được thực hiện sau khi trải qua quá trình làm bốc hơi) và sau đó được lên men. Trong chưng cất, cái mà tạo ra cả đường và ethanol, các tinh thể được hình 9 Đề tài: Xăng sinh học thành bởi quá trình cô đặc(centrifugal) được loại đi, chỉ còn lại lớp chất lỏng đặc sánh(syrup)được gọi là mật, mật có chứa tới 65% w/v đường và là phần được sử dụng để lên men. Dưới những hệ thống như thế, sau quá trình lên men, chất lỏng được bơm vào khu vực chưng cất mà ở đó ethanol sẽ được tách ra(95.5% v/v ethanol, 4.5% v/v water, và aezotropic solution).Từ đây, ethanol cấp độ nhiên liệu có thể thu được hoặc sử dụng công nghệ khử nước sàng phân tử hoặc chưng cất theo kiểu đẳng phí (azeotropic) sử dụng benzene hoặc cyclohexane. Qúa trình chưng cất sản sinh ra cả ethanol và nước thải gọi là stillage hoặc vinasse. Chưng cất sẽ loại ra stillage gấp 10-15 lần lượng ethanol thu được. Trong chưng cất từ mía đường, stillage được sử dụng để tưới tiêu và bổ sung chất màu cho cánh đồng mía. 5.2.4. Biến chế từ chất xơ. Chất xơ ở đây nói chung là cellulose, hemicellulose, lignin trong thân lá, rơm rạ, trấu, gỗ, Cellulose là đường polysaccharide, có công thức (C 6 H 10 O 5 ) n , mà số n biến thiên từ 7,000 đến trên 15,000 phân tử glucose. Hemicellulose cũng là đường polysaccharides chứa khoảng 200 đơn vị đường, là thành phần của màng tế bào thực vật. Cây thực vật chứa khoảng 33% cellulose, gỗ khoảng 50%, riêng sợi bông vải (cotton) 90%. Động vật ăn cỏ, mối (termite) tiêu hoá được cellulose nhờ vi sinh vật sống cọng sinh trong bao tử (như Cellulomonas), một số vi khuẩn có khả năng biến cellulose ra đường, nhờ chúng sản xuất enzyme cellulase biến cellulose ra đường. Để biến cellulose thành rượu, bắt chước theo bộ tiêu hoá của động vật ăn cỏ và mối, trước hết phải biến hoá cellulose ra đường đơn giản như hexose, pentose, bằng thuỷ phân (hydrolysis) nhờ một số acid (như trong dịch vị) và enzyme cellulase. Hemicellulose tương đối dễ dàng biến thành đường chứa 5C như Xylose (C 5 H 10 O 5 ) n , nhưng xylose không biến chế thành ethanol được. Cũng vậy, với kỹ thuật hiện tại, chưa có cách biến lignin ra ethanol. Vì vậy trước tiên phải loại lignin và hemicellulose, chỉ còn lại thành phần cellulose. Loại lignin bằng sulfuric acid đậm đặc, hay bằng đun sôi trong nước với sodium carbonate, hay 10 [...]... dứt hoàn toàn nhập cảng xăng cho xe hơi vào năm 2020, thay vào đó là tự túc bằng xăng- sinh học Hiện nay, 20% xe ở Thuỵ Điển chạy bằng xăng- sinh học, nhất là xăng- ethanol Thuỵ Điển đang chế tạo xe hơi lai vừa chạy bằng ethanol vừa bằng điện Để khuyến khích sử dụng xăng- sinh học, chính phủ Thuỵ Điển không đánh thuế lên xăng- sinh học, trợ cấp xăng- sinh học rẻ hơn 20% so với xăng cổ sinh, không phải trả tiền... nghiên cứu sản xuất xăng- sinh học Uỷ ban Nhiên liệu sinh học được thành lập năm 2001 để điều hành, và xăng E10 đã bắt đầu bán ở các trạm xăng từ 2003 20 Đề tài: Xăng sinh học 2 Xăng sinh học ở Việt Nam - tình hình và triển vọng 2.1 Tiềm năng ở Việt Nam Việt Nam có nhiều tiềm năng về nhiên liệu sinh học có thể làm nhiên liệu thay thế cho xăng dầu có nguồn gốc dầu mỏ bằng xăng sinh học Nhiều loại cây... cao hơn năng lượng sinh ra từ xăng- sinh- học Ngoài ra, khi phá rừng, cày xới đất, chất hữu cơ trong đất bị thiêu huỷ và lượng CO2 sa thải vào khí quyển rất lớn 16 Đề tài: Xăng sinh học CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG CỦA XĂNG SINH HỌC TRONG ĐỜI SỐNG 1 Sử dụng xăng sinh học trên thế giới Trong bối cảnh hiện này, rất nhiều nước trên thế giới đã chuyển từ việc dùng xăng cổ sinh sang dùng xăng sinh học Khuynh hướng... và Indonesia Nhà khoa học được giải thưởng Nobel là Paul Crutzen cho biết lượng khí N2O thải từ đốt xăng sinh học chế từ dầu-cải, dừa-dầu và bắp góp phần vào gia tăng nhiệt toàn cầu còn mãnh liệt hơn đốt nhiên liệu cổ sinh, bởi vì xăng sinh học thật sự thải vào không khí nhiều khí nhà kiếng hơn xăng cổ sinh Nếu chỉ tính từ việc đốt xăng thì xăng 15 Đề tài: Xăng sinh học sinh học quả thật cho ít khí... octan của xăng, vừa giảm lượng khí phát thải độc hại nhưng phải tiêu thụ lượng nhiên liệu nhiều hơn trên cùng một khoảng đường đi + Các loại xăng cao hơn xăng E25: phải cải hoán kết cấu động cơ để phù hợp 6 Ưu và nhược điểm của xăng sinh học 6.1 Ưu điểm Đốt xăng sinh học sa thải 18-30% khí nhà kính ít hơn đốt xăng cổ sinh Ngoài ra, số khí CO2 sa thải này được cây hấp thụ lại để tái tạo xăng sinh học, như... tiêu 5% xe giao thông sử dụng xăng- sinh học năm 2010 Hiện tại các xe bus đều chạy xăng- sinh học Hãng Hàng Không Virgin (Anh quốc) bắt đầu sử dụng xăng- sinh học cho máy bay liên lục địa Các nước Âu châu nhập cảng dừa-dầu (oil palm) từ Mã Lai và Indonesia để chế diesel-sinhhọc - Trung quốc: Năm 2005, Trung quốc sản xuất 920,000 tấn ethanol và khoảng 200,000 tấn diesel -sinh học Chỉ tiêu sản xuất 4 triệu... trong khí quyển Tường trình của Viện Nghiên Cứu EMPA Thuỵ Sĩ cho biết trong số 26 loại xăng sinh học biến chế từ các nguồn nguyên liệu thực vật khác nhau có 21 loại xăng thải 30% khí nhà kính ít hơn xăng cổ sinh Đại học Minnesota cho biết ethanol sinh học sản xuất từ bắp sa thải CO 2 ít hơn 12% so với xăng, và diesel -sinh học 41% CO2 ít hơn so với diesel từ dầu mỏ Ô nhiễm môi trường sẽ ít hơn, và sức khoẻ... Hãng Coskata đang có 2 nhà máy lớn sản xuất xăng ethanol Hiện tại nông dân Hoa Kỳ chuyển hướng sản xuất lúa mì và bắp cho xăng sinh học, vì vậy số lượng xuất cảng hạt ngũ cốc giảm từ nhiều năm nay, làm giá nông phẩm thế giới gia tăng Vì giá cả xăng sinh học còn cao hơn xăng thường, chính phủ Mỹ phải trợ cấp, khoảng 1.9 USD cho mỗi gallon (=3.78 lít) xăng sinh học, trợ cấp tổng cộng khoảng 7 tỷ USD/năm... quốc tiêu thụ xăng E10 - Âu Châu: Cộng đồng Âu châu (EU) ra biểu quyết chung là mỗi quốc gia phải sản xuất cung cấp 5.75% xăng sinh học vào năm 2010, và 10% năm 2020 cho nước mình - Đức: là nước tiêu thụ nhiều nhất xăng sinh học trong cộng đồng Âu châu, khoảng 2.8 triệu tấn diesel -sinh- học, 0.71 triệu tấn dầu-thực-vật (tinh khiết) và 0.48 triệu tấn ethanol Công ty sản xuất diesel -sinh học lớn nhất là... GmbH & Co KG) và EOP Biodiesel 18 Đề tài: Xăng sinh học AG Nguyên liệu chánh là củ cải-đường để sản xuất ethanol, và dầu cải và dừa dầu (nhập cảng từ Mã Lai, Indonesia) cho diesel -sinh học - Pháp: là nước thứ hai tiêu thụ nhiều ethanol -sinh học trong cộng đồng Âu châu năm 2006, khoảng 1.07 triệu tấn ethanol và diesel -sinh học Công ty Diester sản xuất diesel -sinh học và Téréos sản xuất ethanol là 2 đại . nhiên liệu cổ sinh, bởi vì xăng sinh học thật sự thải vào không khí nhiều khí nhà kiếng hơn xăng cổ sinh. Nếu chỉ tính từ việc đốt xăng thì xăng 15 Đề tài: Xăng sinh học sinh học quả thật cho. Phương pháp quan sát. 1 Đề tài: Xăng sinh học NỘI DUNG CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ XĂNG SINH HỌC 1. Khái niêm. Xăng sinh học là hỗn hợp của xăng truyền thống và cồn sinh học (bio-ethanol), được sử dụng. TRẠNG CỦA XĂNG SINH HỌC TRONG ĐỜI SỐNG. 1. Sử dụng xăng sinh học trên thế giới. Trong bối cảnh hiện này, rất nhiều nước trên thế giới đã chuyển từ việc dùng xăng cổ sinh sang dùng xăng sinh học.

Ngày đăng: 05/07/2014, 09:20

Xem thêm: xăng sinh học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w