1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tiểu luận "Ô nhiễm môi trường nông thôn" pot

35 3,6K 96

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 6,72 MB

Nội dung

trường ở nông thôn đầu tiên phải kể đến là việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loạihoá chất trong sản xuất nông nghiệp; việc xử lý chất thải của các làng nghề thủ công truyềnthống

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG

BÀI TIỂU LUẬN SINH THÁI NHÂN VĂN

Đề tài:

“Ô nhiễm môi trường ở nông thôn”

Sinh viên thực hiện:

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 2

II NỘI DUNG 3

1 Ô nhiễm môi trường hoạt động sản xuất nông nghiệp 4

1.1 Thực trạng 4

1.2 Nguyên nhân 5

1.3 Hậu quả 6

Tên ảnh 8

1.4 Biện pháp khắc phục 8

2.Ô nhiễm môi trường nông thôn do rác thải sinh hoạt 11

2.1 Nguyên nhân 12

2.2 Hậu quả 14

2.3 Giải pháp và hướng khắc phục 15

3 Ô nhiễm làng nghề 18

3.1 Thực trạng 19

3.2 Nguyên nhân 20

3.3 Hậu quả 21

3.4 Biện pháp và phương hướng khắc phục 23

III Ý KIẾN 25

IV KẾT BÀI 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

I MỞ ĐẦU.

Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững Đó là việc vừa phát triển kinh tế hiện đại song song với bảo vệ môi trường sinh thái Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành ở khắp mọi nơi trên hành tinh xanh

Nông thôn Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, kéo theo đó là sự phát sinh không ít vấn đề mà đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường Người dân nông thôn vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh Khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường chỉ là thứ yếu Các nguồn chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm môi

Trang 3

trường ở nông thôn đầu tiên phải kể đến là việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loạihoá chất trong sản xuất nông nghiệp; việc xử lý chất thải của các làng nghề thủ công truyềnthống chưa triệt để; nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân sinh sống ở nông thôncòn hạn chế Tiếp đó là sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp, các ngành Ô nhiễm môitrường đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp, ảnhhưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân Vì vậy, bảo vệ môi trường nông thôn đang là mộtvấn đề cấp bách.

Bài tiểu luận dưới đây của chúng tôi sẽ đến một cái nhìn khái quát về thực trạng ônhiễm môi trường ở nông thôn, nguyên nhân, hậu quả và những giải pháp Rất mong nhậnđược sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý bạn đọc

Nhóm thực hiện.

II NỘI DUNG

Ô nhiễm môi trường hiện nay không riêng gì ở thành phố và các khu, cụm công nghiệp

mà còn ở các vùng nông thôn Theo chúng tôi, có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm, song chủ yếu

là 3 nguồn chính:

Trang 4

1 Ô nhiễm môi trường hoạt động sản xuất nông nghiệp.

1.1 Thực trạng.

Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích cũng như do thay đổi cơ cấugiống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn Vì vậy số lượng và chủng loạithuốc BVTV sử dụng cũng tăng lên Nếu như trước năm 1985, khối lượng thuốc BVTV dùnghàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thành phẩm quy đổi và lượng thuốc sử dụng bình quânkhoảng 0,3 kg hoạt chất/ha thì thời gian từ năm 1991 đến nay lượng thuốc sử dụng biến động

từ 25.000 - 38.000 tấn và lượng thuốc sử dụng cũng tăng lên 0,67 - 1,01 kg hoạt chất/ha

(bao bì thuốc BVTV vứt bừa bãi).

Tình trạng các thuốc BVTV tồn đọng không sử dụng, nhập lậu bị thu giữ đang ngàycàng tăng lên về số lượng và chủng loại Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại thuốc BVTV tồnđọng này được lưu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi dưới đất không đúng kỹthuật nên nguy cơ thấm và rò rỉ vào môi trường là rất đáng báo động

Trang 5

Cùng với vấn đề BVTV, tổng khối lượng chất thải chăn nuôi bình quân khoảng hơn 73triệu tấn/năm (trong đó chất thải của trâu chiếm 21,9%, bò chiếm 32,5%, lợn chiếm 33,4%)cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn Nhiều xí nghiệp chăn nuôi, xí nghiệp chế biến thực phẩm nằmlẫn trong khu dân cư, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún thiếu các giải pháp giảm thiểu ô nhiễmmôi trường Không chỉ trồng trọt, chăn nuôi mà tình trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tựphát, thiếu quy hoạch, thức ăn thừa không được xử lý, việc sử dụng kháng sinh tùy tiện cũngdẫn tới ô nhiễm môi trường xảy ra nghiêm trọng ở một số nơi.

Kết quả kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau của 4.600 hộ nông dân năm

2006 cho thấy, có tới 59,8% số hộ vi phạm về quy trình sử dụng thuốc Trong đó, số hộ khônggiữ đúng thời gian cách ly là 20,7%; sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục là 10,31%; sửdụng thuốc hạn chế trên rau là 0,18% và sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ là 0,73%

Trang 6

(Thuốc BVTV không được quản lý về nguồn gốc, xuất xứ, thành phần).

Kết quả kiểm tra dư lượng thuốc BVTV cũng cho thấy, có 33/373 mẫu rau chiếm13,46% vượt mức dư lượng cho phép.Mặt khác, kết quả điều tra 156 hộ nông dân ở TiềnGiang, 200 hộ ở Đan Phượng (Hà Tây) và 200 hộ ở Từ Liêm (Hà Nội) cho thấy, có 80% số hộvứt luôn bao bì thuốc tại ruộng, mương nước nơi sử dụng Thói quen rửa bình bơm và dụng cụpha chế thuốc BVTV không đúng nơi quy định

Sử dụng phân bón thừa thãi gây tồn đọng trong đất, nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ conngười Việc sử dụng “phân chuồng tươi” liều lượng lớn, không tuân thủ quy trình kỹ thuật, cácmẫu đất, nước, rau quả được nghiên cứu đều còn tồn dư lượng Fecal Coliorm Khi lạm dụngphân hóa học, đặc biệt là phân đạm, khiến tồn dư Nitrate, có thể dẫn đến 2 bệnh hiểm nghèo làkìm hãm sự phát triển của trẻ dưới 1 tuổi, làm trẻ xanh xao, gầy yếu và ung thư dạ dày, vòm

họng ở người lớn (Theo GD&KH).

• Sự thờ ơ của các cấp chính quyền địa phương trong việc xử lý vi phạm gây ô nhiễm

• Việc khắc phục, xử lý ô nhiễm chưa nhận được sự quan tâm từ các ban ngành chứcnăng

1.3 Hậu quả

Gây ô nhiễm nguồn nước: Thuốc trừ sâu gây ô nhiễm nguồn nước, gây ngộ độc cho

động vật thủy sinh Một số loại thuốc trừ sâu thường biến đổi sau khi sử dụng thành một hoặc

nhiều chất chuyển hóa bền vững và độc hơn loại thuốc trừ sâu sử dụng ban đầu.

Trang 7

(Trâu chết do nhiễm độc hóa chất nông nghiệp).

Gây ô nhiễm đất: Thuốc trừ sâu gây tồn đọng trong đất làm đất bị nhiễm độc, gây

chết các vi sinh vật có lợi trong đất; đất trở nên chua hóa nhanh, chai cứng, giảm năng suất câytrồng

Gây ô nhiễm không khí: Mùi thuốc trừ sâu từ đồng ruộng lan tỏa trong không khí

được gió đưa vào các khu dân cư, người dân hít phải thuốc sâu dễ bị nhức đầu, ho, viêmđường hô hấp…

Theo Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ đã cảnh báo: Sự phơi nhiễm với các hợpchất độc hại cho hệ thần kinh ở nhiều mức độ được tin rằng an toàn đối với người trưởngthành có thể dẫn đến hậu quả đối với phụ nữ mang thai, làm mất đi thường xuyên chức năngcủa não bộ nếu sự phơi nhiễm diễn ra trong thời gian mang thai và thời kỳ niên thiếu ChịNguyễn Thị Thanh, ở thôn Thanh Quang, xã Phước Thắng, than thở: “Nhà ở gần ruộng nên bịảnh hưởng, hơn tháng nay ngày nào bà con cũng bơm thuốc trừ rầy, trừ sâu cắn gié Tôi đóngkín cửa nhưng hơi thuốc vẫn xộc vào làm nghẹt thở Mới rồi trời có mưa mới không còn mùithuốc trừ sâu nữa”

Ngộ độc do rau không an toàn: Thuốc trừ sâu là những chất thuộc nhóm lân hữu cơ

rất độc, dễ gây ngộ độc cấp tính Việc tăng liều lượng thuốc, tăng số lần phun thuốc, dùng

Trang 8

thuốc BVTV không theo hướng dẫn cũng như lạm dụng thuốc BVTV đã gây ra hiện tượngkháng thuốc, làm thuốc mất hiệu lực hoặc để lại tồn dư thuốc BVTV quá mức cho phép trongnông sản, thực phẩm sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, làm giảm sức cạnh tranh củanông sản, hàng hóa trên thị trường và cũng là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe cộng đồng.

Tên ảnh

1.4 Biện pháp khắc phục.

- Giải quyết hài hòa giữa việc quản lý, sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ sản xuất nôngnghiệp với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường là một đòi hỏi và thách thức lớn đốivới các cơ quan quản lý nhà nước Để đạt được mục tiêu đó cần có một số giải pháp sau:

- Nhà nước cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho các chương trình sản xuất và ứng dụng cácsản phẩm hữu cơ, vi sinh vào công tác phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật; chọn lọccác loại thuốc, dạng thuốc BVTV an toàn có tính chọn lọc cao, phân giải nhanh trong môitrường; duy trì và mở rộng việc áp dụng IPM vì chương trình này không chỉ tiết kiệm chi phícho việc mua thuốc BVTV mà còn góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tăng cườngcông tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực BVTV; phối hợp các lực lượng liên

Trang 9

ngành trong kiểm tra, kiểm soát việc nhập lậu thuốc BVTV; chú trọng việc thu gom và xử lýbao bì thuốc BVTV sau sử dụng và kiên quyết đình chỉ các cơ sở sản xuất, gia công thuốcBVTV có dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm.

- Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, nâng cao hiểu biết củangười nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, từ đó giảm lượng thuốcBVTV sử dụng; nghiên cứu ứng dụng và phát triển các dạng thuốc BVTV mới thân thiện vớimôi trường, ít ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; xây dựng và phát triển các vùng chuyêncanh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch không dùng phân bón hóa học và thuốc BVTVnhằm nâng cao chất lượng nông sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu

- Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao năng lực quản lý môitrường, nâng cao nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của những người sản xuất, kinh doanh

và sử dụng thuốc BVTV trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường

Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật đã quy định rõ: “Tổ chức, cá nhân sử dụngthuốc BVTV phải bảo đảm an toàn cho người, vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm, môitrường và chịu trách nhiệm về việc sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định gây ra”(Khoản 3, Điều 32) Ngoài ra, mục tiêu của “Chương trình hành động bảo đảm chất lượng vệsinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật đến năm 2010” của ngành

Trang 10

BVTV đã nêu rõ: Xây dựng chính sách hỗ trợ các sản phẩm, nông sản an toàn, từng bước đưa

ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng các hoạt chất có độ độc cao, tồn dư lâutrong sản phẩm và môi trường, ưu tiên cho phép đăng ký vào danh mục các chế phẩm sinh họcthảo mộc, xây dựng và phát triển vùng sản xuất nông sản an toàn

(Một số loại thuốc BVTV)

Với việc ban hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên rau, chè cùng vớicác biện pháp có hiệu quả về quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu và sử dụng thuốc BVTV cũngnhư việc thực hiện tốt các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, hy vọng rằngchúng ta sẽ xây dựng được một nền nông nghiệp sạch và bền vững, hạn chế đến mức thấp nhấtảnh hưởng xấu của thuốc BVTV đến sức khỏe cộng đồng và môi trường

Trang 11

2 Ô nhiễm môi trường nông thôn do rác thải sinh hoạt.

Về nông thôn, chúng ta dễ dàng nhận thấy ven làng, các bờ sông, con ngòi, các túi rác,

có khi là cả một tải rác hay đống rác “tự do nhảy dù” chẳng có người nào thu gom, mới đầucòn là một túi rác nhỏ, dần dà chúng “tập kết” thành đống lớn dần lên qua từng ngày tạo nêncảnh quan “lạ mắt” ven đường làng, mương máng, có khi còn làm tắc dòng chảy Bên cạnh đórác thải ở các chợ quê đã đến hồi báo động, các đống rác được chất đống lưu cữu rất nhiềungày, ngay gần khu dân cư, bốc mùi ô uế

Mỗi năm, trong cả nước có hàng chục tấn rác thải sinh thải sinh hoạt phát sinh và theo

dự báo thì tổng lượng chất thải đó vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng trong thập kỷ tới Theo

Trang 12

ông Trương Đình Bắc - Trưởng phòng Sức khoẻ và môi trường, cho biết nếu ở các đô thị lớn,trung bình một người thải ra 1kg rác/ngày thì vùng nông thôn cũng từ 0,5-0,6kg rác/ngày.Bình quân mỗi người thải ra 0,7 kg rác/ngày Như vậy, với khoảng 50 triệu dân vùng nôngthôn, mỗi ngày có gần 50 triệu tấn rác cần được thu gom Tuy nhiên trên thực tế chỉ thu đượckhoảng 50%.

(Túi nilon rải đầy ven đường đi).

Tình trạng vứt rác bừa bãi của một bộ phận người dân nông thôn không chỉ làm ảnhhưởng đến cảnh quan nông thôn tác động xấu đến môi trường sống của người dân mà còn huỷhoại môi trường trong lành của làng quê Do đó, đã nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường nôngthôn

2.1 Nguyên nhân.

• Do quá trình xây dựng và quy hoạch và đầu tư xây dựng khu dân cư chưa chú trọng vấn đề

xử lý môi trường

Trang 13

(chợ ở nông thôn).

• Do ý thức trách nhiệm của người dân trong việc thu gom và xử lý rác tại các vùng nôngthôn còn rất khiêm tốn Tỷ lệ thu gom rác thải lớn nhất chỉ đạt 19,8%-29,2% như các huyệnThuận Thành (Bắc Ninh), Ứng Hoà (Hà Tây) còn tại Giao Thuỷ (Nam Định), Bình Xuyên(Vĩnh Phúc) tỷ lệ thu gom chỉ đạt từ 3,6-3,7% thực tế

Một vấn đề chúng ta không khỏi quan tâm hiện nay là hầu hết lượng rác này lại khôngđược phân loại và xử lý, hình thức thường được sử dụng nhất hiện nay đó là đốt hoặc chôn lấpnhư ở làng Vân (Hưng Yên) Không những thế việc hình thành các bãi rác, chôn lấp, chôn lấprác thải chưa chú ý đến khoảng cách đối với các khu dân cư, quy mô bãi chôn rác chưa phùhợp với điều kiện tự nhiên, năng lực thu gom rác yếu, công nghệ xử lý rác còn lạc hậu nên khótránh khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường (Quảng Trị)

• Công tác quản lý bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương chưa chặt chẽ như: Quyđịnh chưa rõ ràng, thiếu cán bộ quản lý và thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường nênkhông hướng dẫn kịp thời, đầy đủ những nội dung về bảo vệ môi trường để mọi người nắm

và tự giác chấp hành (An Giang) Ở một số nơi cán bộ địa phương cũng chưa chú trọngviệc giáo dục, tuyên truyền cho người dân biết và chấp hành

• Do không có kinh phí cho việc xử lý rác thải sinh hoạt nên việc xử lý rác thải chưa đượcthực hiện như ở thị trấn Liên Quan (Thạch Thất), mặc dù đã ký hợp đồng với công ty MT-

Trang 14

ĐT Xuân Mai nhưng mỗi năm cũng chỉ được tổ chức thu gom, xử lý rác thải được 3-4đợt;

Xã Quang Tiến (Sóc Sơn) người dân tham gia đóng góp để trả công cho việc thu gom rác,nhưng xã gặp khó khăn về kinh phí vận chuyển nên rác “tồn đọng” tập kết ở gần khu dâncư

Theo chúng tôi nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường ở nông thôn do rác thải sinhhoạt là vì thói quen của người dân đã bao đời nay là “nhắm thấy tiện là quăng” nên quanh nhà

là bãi chứa rác và thiếu ý thức của người dân trong việc xử lý rác

2.2 Hậu quả

Rác thải sinh hoạt, đặc biệt là nhựa phế liệu, dân trở thành gánh nặng cho xã hội Aicũng biết đó là rác thải, là thứ bỏ đi Nhưng không phải ai cũng biết, rác thải ngày càng nhiều

và là hiểm hoạ đối với con người và nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, nước ngầm: Hầu hết các dòng sông, mương

tiêu huỷ nước, hồ ao ở nông thôn hiện nay đều bị ô nhiễm từ nhẹ tới nặng, tạo điều kiện chocác sinh vật và tảo lam phát triển làm cho nguồn nước ngọt dần trở lên khan hiếm

VD:

Giao Thuỷ, Nam Định, nước ngầm nhiễm asen: hiểm hoạ cho 200.000 nghìn dân sống

ở khu vực nông thôn của huyện Họ đang phải đôí mặt với tình trạng sử dụng nước sinh hoạtkhông đảm bảo vệ sinh Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường Nam định chohay, khi tiến hành điều tra vào tháng 6-2007 và tháng 5-2008 tại các xã, thị trấn trong huyệnđều thấy các mẫu nước ngầm có chứa asen vượt tiêu chuẩn 09/Bộ y tế và một số mẫu vượtTCVN 5942-1995 về nước mặt và TCVN 5944-1995 về nước ngầm

Bảng tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng

Trang 15

TT Vùng Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp

nước sạch (%)

3 Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung 35-36

Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rõ, những người dân ở nông thôn Việt Nam đang phải sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có

tỷ lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số được sử dụng nguồn nước (tạm coi là) sạch Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc.

Ô nhiễm không khí: Thải rác vào môi trường, lượng rác này không được xử lý hợp vệ

sinh sẽ phân huỷ mùi hôi thối gây bệnh về da, mắt viêm xoang đường hô hấp…người dânkhông được hưởng bầu không khí trong lành cần thiết cho sự sống

Từ các nguyên nhân trên đã gây ra ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sốngcủa người dân Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khoẻ, là nguyênnhân gây các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán Các bệnh này gây suy dinh dưỡng,thiếu máu, thiếu sắt, kém phát triển gây tử vong nhất là ở trẻ em Có đến 88% trường hợp bệnhtiêu chảy là do thiếu nước sạch, VSMT kém

2.3 Giải pháp và hướng khắc phục.

• Thông tin- giáo dục- truyền thông và tham gia của cộng đồng:

Trang 16

Về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong các khu dân cư nói riêng và trong toàn xãhội nói chung Để việc thu gom và xử lý tốt rác thải sinh hoạt tốt có mấy cách sau:

Chôn rác tại chỗ: cách này thích hợp đối với mọi gia đình Ở một góc vườn xa nhà ở, đàomột cái hố nhỏ, chừng vài mét vuông, sâu 50-60 cm Rác thu gom được hằng ngày đổ vào đó.Chừng vài ngày đến nửa tháng, khi thấy đã nhiều thì rắc một ít vôi bột lên trên để sát trùng Chừngvài ba tháng, hố đã đầy ta phủ ít vôi bột lên trên và lấp hố lại bằng đất bộ khô và đào hố khác sửdụng hố đó sưau vài tháng, rác hoai có thể để bón cho cây trồng trong vườn hay ngoài đồng, hoặc

có thể trồng một cây ăn trái gì đó ở dưới hố Chú ý nên phân loại chất rắn, thuỷ tinh hay sắt để xử

lý riêng Nếu từng gia đình nông thôn có vườn làm được điều này thì sức ép về rác thải cũng đỡphần nào

(thanh niên, dân quân tập chung dọn vệ sinh).

Trang 17

Trường hợp ở những nơi làng xóm đã “đô thị hoá” còn ít, hoặc không có vườn, nhữnggia đình hoặc những nơi công cộng như chợ làng, trường học, nhà văn hoá nên có một thùngđựng rác, quét dọn hằng ngày hay sau mỗi buổi họp, buổi sinh hoạt rác đổ vào thùng rác, rồi tổchức có xe cải tiến đi thu gom tất cả các rác đó đưa đến nơi quy định.

+ Cách ủ rác làm phân:

Vì đây là cách xử lý để làm phân nên phương pháp đơn giản như sau:

Khi rác đã đổ trong hố thành một lớp dày chừng 30-40 cm thì rắc từ 2-3 kg supe lân hay apatit,1-2 kg vôi bột có thể cho thêm 1kg urê hay 10 kg phân bắc hay gà vịt để tăng thêm đạm Khilớp rác đã cao tới 1,5-2 m thì rắc lên một lớp bột dày 10 đến 15 cm phủ rơm rạ và tưới nước.Sau 40 đến 50 ngày đống phân nóng lên, khối lượng xẹp thì dỡ lớp rơm rạ ra, dẫm chặt và phủđất 10- 15 cm và tưới nước đủ ẩm Mặt trên đống phân, chính giữa lên lõm xuống và moi lỗ đểnước ngấm vào rác Chừng 1-2 tháng thì có thể đem đi bón ruộng, hố đó lại tiếp nhận rác mới.đúng với khẩu hiệu “sạch làng, tốt ruộng”

Hiện nay, phần lớn dân cư nông thôn còn thiếu hiểu biết về vệ sinh,nước sạch và bệnhtật, sức khoẻ; về môi trường sống xung quanh mình cần phải được cải thiện và có thể cải thiệnđược

Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực cho thấy nếu người nông dân nhận thức rõ được vấn

đề thì với sự giúp đỡ của chính phủ, họ có thể vươn lên khắc phục khó khăn, cải thiện đượcmôi trường sống cho mình tốt hơn

Vì vậy, các hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông có tầm quan trọng lớn lao đốivới thành công của mọi chiến lược phát triển và vai trò cơ bản của nhà nước trong tương lai làtập trung vào các hoạt động Thông tin- Giáo dục-Truyền thông và quản lý Tăng cường tậphuấn, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác quản lý môi trường

từ cấp tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao

• Về quy hoạch cơ sở hạ tầng

Ngày đăng: 05/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w