NHÓM: 3 (10 thành viên)
GVHD: BÙI CẨM NHI
Đề tài:
I. Khái quát
• Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học –
sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước
trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo
ngại hơn ô nhiễm đất.
• Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và
các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các
chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng
hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc
tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên
nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ
các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà
chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn
nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven
sông.
II. Tình trạng ô nhiễm nước
1. Tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo
ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Sau đây là
vài thí dụ tiêu biểu:
• Anh Quốc: Đầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ thiên
vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta
đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
• Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán, nhiều sông rộng lớn, nhưng vấn đề cũng
không khác bao nhiêu. Cuối thế kỷ 18. các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không
còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính.
• Hoa Kỳ: Vùng Đại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm
trọng.
• Mới đây ngày 13/1/2005, vụ nổ nhà máy hóa dầu ở thành phố Cát Lâm (Trung
Quốc) gây ô nhiễm sông Tùng Hoa với chất benzen, mức độ ô nhiễm dầu gấp 50 lần
mức độ cho phép.
2. Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các đô thị
chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ
nghiêm trọng khác nhau.
• Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, dùng để tưới lúa và hoa
màu, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược
và phân bón hoá học càng góp thêm phần ô nhiễmmôitrường nông thôn.
• Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại
nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành
màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì
xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hoá chất, thuốc trừ sâu, giấy,
dệt… xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Khu công nghiệp Biên Hoà
và TP.HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn
tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận.
• Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do tăng dân số
và các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở tiểu
thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta.
Các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý gì cả.
• Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông nghiệp.
việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy
ra ở những vùng ven biển Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển
miền Trung…
III. Các lọai ô nhiễm nước
1. Ô nhiễm sinh học của nước
Sinh vật có mặt trong môitrường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh
vật có ích có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật.
Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây
bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm
gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật bản, giun đỏ, trứng giun v.v
2. Ô nhiễm do các chất vô cơ
• Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất
thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho
thuỷ sinh vật.
• Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat,
phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công
nghiệp.
• Nhiễm độc chì (Saturnisne): Đó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng
và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất độc đối với sinh
vật thủy sinh.
• Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Tai nạn ở Vịnh
Minamata ở Nhật bản là một thí dụ đáng buồn. Hàng trăm người chết và hàng ngàn
người bị nhiễm độc nặng do ăn phải cá và các động vật biển khác đã bị nhiễm thủy
ngân do nhà máy này thải ra,
• Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân hoá học cũng đáng lo ngại. Phân
bón làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm. Nhưng các cây trồng
chỉ sử dụng được khoảng 30 – 40% lương phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng
nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở
các lớp nước ở dưới.
3. Ô nhiễm do các chất hũu cơ tổng hợp
Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa…
a. Hydrocarbons (CxHy)
• Hydrocarbons là các hợp chất của các nguyên tố của cacbon và hydrogen.
Chúng ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ Chúng là
một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại. Vấn đề hết sức nghiêm
trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá. Đôi khi cá bắt được không
thể ăn được vì có mùi dầu lửa.
• Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận
chuyển dầu trên biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu. Các tai nạn đắm tàu chở dầu
là tương đối thường xuyên.
• Có khoảng 3,6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm. Một tấn dầu loang rộng
12 km
2
trên mặt biển.
• Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon. Sự thải của các
nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu. Tốc độ
thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm.
b. Chất tẩy rữa: Bột giặt tổng hợp và xà bông
c. Nông dược (Pesticides)
Người ta phân biệt:
• Thuốc sát trùng (insecticides)
• Thuốc diệt nấm (fongicides)
• Thuốc diệt cỏ (herbicides)
• Thuốc diệt chuộc (diệt gậm nhấm = rodenticides)
• Thuốc diệt tuyến trùng (nematocides)
• Các nông dược tạo nên một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước. Nguyên
nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc do việc sử
dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nứơc mặt, nước ngầm và các
vùng cửa sổng, bờ biển.
• Ô nhiễm của vùng bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ở vịnh Californie, do sự
sản xuất nông dược của hãng Montrose Chemicals. Hãng này sản xuất 2/3 số lượng
DDT toàn cầu làm ô nhiễm một diện tích 10.000km
2
, làm cho một số cá không thể ăn
được tuy đã nhiều năm trôi qua.
• Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp, nhưng hậu quả cho
môi trường và sinh thái cũng rất đáng kể.
4. Ô nhiễm vật lý
• Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng,
tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể
được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng
tốc độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng.
• Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ,
làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
• Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối
sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phènol… làm cho nước có vị không bình
thường. Các chất amoniac, sulfur, cyancur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm
cho nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá.
5. Ô nhiễm nhiệt
Nhiệt độ của nước thải là một trong những thông số quan trọng, bởi vì phần lớn các
sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đều ứng dụng các quy trình xử lý sinh học mà các
quá trình đó thường bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ. Nhiệt độ của nước thải ảnh
hưởng tới đời sống của thủy sinh vật, đến sự hòa tan của oxy trong nước. Nhiệt độ
còn là một trong những thông số công nghệ quan trọng liên quan đến quá trình lắng
các hạt cặn. Nhiệt độ còn có ảnh hưởng đến độ nhớt của chất lỏng và do đó có liên
quan đến lực cản của quá trình lắng các hạt cặn trong nước thải.
VI. Hậu quả ô nhiễm nguòn nước
1. Do chất thải giàu dinh dưỡng
a. Ở các vực nước chảy
Sự thải các chất hữu cơ sẽ gây một sự xáo trộn toàn bộ hệ sinh thái với sự xuất hiện 4
vùng dọc theo dòng nước.
• Vùng pha trộn giữa nước sông và nước thải.
• Vùng phân huỷ tích cực, ở đó nấm và vi khuẩn sinh sôi và phân huỷ chất hữu cơ.
Nếu tất cả O
2
được sử dụng hết, vùng này sẽ trở nên hôi thối.
• Kế đến sẽ là vùng phục hồi, nước sẽ làm giảm lượng chất ô nhiễm.
• Vùng nước sach trở lại sau khi phục hồi.
b. Các vực nước đứng (hồ, ao, đầm lầy…)
Thường bị lấp đầy nhanh chóng do sự phát triển mau lẹ của thực vật và các sinh vật
khác, do sự tăng độ phì nhiêu của nước bởi các nhân tố dinh dưỡng nhất là nitrat,
phosphat làm sinh sôi nảy nở các phiêu sinh thực vật và các sinh vật thuỷ sinh. Kết
quả là hồ hẹp lại dần và cạn đi.
2. Do chất thải độc hại
a. Độc tố của ô nhiễm hoá học chính
• Sự sử dụng nông dược để trừ dịch hại, nhất là phun thuốc bằng máy bay làm ô
nhiễm những vùng rộng lớn. Các chất này thường tồn tại lâu dài trong môi trường,
gây hại cho nhiều sinh vật có ích, đến sức khoẻ con người. Một số dịch hại có hiện
tượng quen thuốc, phải dùng nhiều hơn và đa dạng hơn các thuốc trừ sâu.
• Ngoài ra các hợp chất hữu cơ khác cũng có nhiều tính độc hại. Nhiều chất thải
độc hại có chứa các hợp chất hữu cơ như phenol, thải vào nước làm chết vi khuẩn,
cá và các động vật khác, làm giảm O
2
tăng hoạt động vi khuẩn yếm khí, tạo ra sản
phẩm độc và có mùi khó chịu như CH
4
, NH
3
, H
2
S…
• Thuốc tẩy rửa tổng hợp rất độc cho người và vi khuẩn trong nước.
b. Nông dược
• Muối đồng, các chromates rất độc cho tảo với nồng độ nhỏ. Thước trừ cỏ rất độc
với phiêu sinh thực vật.
• Thuốc sát trùng cũng độc đối với phiêu sinh vật. DDT và các thuốc trừ sâu khác
ngăn cản quang hợp của phiêu sinh thực vật và sự nẫy mầm của các tiếp hợp
bào tử (zygospores).
• Các thuốc sát trùng thường có độc tố cao đối với động vật có xương sống máu
lạnh và các động vật không xương sống.
• Nông dược còn làm xáo trộn sự tạo phôi và phát triển hậu phôi của động vật có
xương sống thủy sinh, cản trở sự biến thái của nòng nọc ếch, tuyến sinh dục
và làm bất thụ cá.
c. Các Hydrocarbons
Gây tổn thất cao cho các quần xã sinh vật. Tai nạn đắm tàu dầu gây ô nhiễmï cho sinh
vật biển bởi sản phẩm dầu. Cá, tôm, cua bị chết hầu hết. Chim biển là những nạn
nhân đầu tiên và dễ thấy của tai nạn dầu.
Ngày nay, biển và đại dương đầy những cặn bả của tai nạn dầu.
d. Thuỷ ngân (Hg)
Là chất ít có trong tự nhiên, nhưng ô nhiễm thủy ngân rất đáng sợ. Thuỷ ngân ít bị
phân huỷ sinh học nên có khuynh hướng tích tụ trong sinh vật thông qua chuỗi và
lưới thức ăn. Rong biển có thể tích tụ lượng thuỷ ngân hơn 100 lần trong nước; cá thu
có thể chứa đến 120 ppm Hg/kg.
V. Tàiliệu tham khảo:
1.Hoàng Xuân Cơ (2002) - Đánh giá tác động môitrường - Nhà xuất bản Đại
học quốc gia Hà Nội
2. Tiêu chuẩn Việt Nam - Tập 2: Chất lượng không khí, âm học, chất lượng đất
- Hà Nội năm 1995, 2005
3. Chu Văn thăng (1995). Nghiên cứu vùng ô nhiễm không khí cực đại và tác
động của nó tới sức khoẻ, bệnh tật của dân cư trong vùng tiếp giáp khu
công nghiệp Thượng Đình - Hà Nội
. trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta.
Các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý gì cả.
• Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do. nông dược
và phân bón hoá học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn.
• Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại
nước