Khi người lớn quá “vô tư” Gần gũi, hòa đồng cùng con cái là phương pháp được rất nhiều bậc phụ huynh sử dụng để quan tâm, dạy dỗ con. Nhưng đôi khi, hòa đồng thái quá sẽ dẫn tới những hành động quá “vô tư” của người lớn. Sự “ vô tư” của hành động Hà, cô học sinh lớp 9 của một trường cấp hai ở Hà Nội, trong một cuộc nói chuyện phiếm với bạn bè, đã kể về lần đầu tiên mình nhìn thấy “cái đấy” của bố. Hà vô tư kể, miệng không khỏi toe toét cười với chúng bạn: “Tớ đang chơi ngoài sân, nghe mẹ gọi vọng ra, vội chạy vào nhà. Vừa mới mở cửa, tớ thấy ngay bố đang mặc quần sooc ngắn, ngồi đọc báo, chân vắt vẻo trên chiếc bàn tiếp khách, tớ liền nói toáng lên: “Bố! Con nhìn thấy hết rồi”. Bố tớ hạ tờ báo và chân xuống, rồi bảo: “Ừ! Thấy rồi thì thôi, đằng nào con cũng đã lớn”. Qua hành động kể với chúng bạn về chuyện của mình mới thấy cô bạn gái lớp 9 này còn rất trẻ con, vô tư, nhưng người cha của bạn đã tự nhận và áp đặt cái mác người lớn lên cô con gái bé nhỏ. Người bạn gái trong ví dụ trên chỉ là một trường hợp hiếm hoi khi đã nói lên những gì mình nhìn thấy. Trong những hoàn cảnh như vậy, nhiều bạn đã chọn giải pháp làm ngơ, coi như chưa hề thấy và cất giấu mọi suy nghĩ của mình. Chính sự “làm ngơ” ấy mới là điều đáng lo ngại. Vì trong các trường hợp như vậy, những hình ảnh không đẹp luôn tiềm ẩn trong suy nghĩ của các bạn. Điều đó khiến cho nhiều bạn cảm thấy mất tự tin, đôi khi mặc cảm trước bạn bè và gia đình. Trong cuộc sống thường ngày, những hành động “vô tư” của người lớn thường khó tránh khỏi, nhưng làm sao để chúng đừng xảy ra là một việc làm rất thiết thực, cần sự nỗ lực từ chính những bậc sinh thành. Sự “vô tư” của lời nói Những cuộc vui, hội ngộ gia đình không thể thiếu những câu đùa, những mẩu chuyện phiếm. Nhưng đa phần chúng đều xoay quanh “đề tài vợ chồng” và được kể ngay cả khi có mặt của con cái. Trước những câu đùa kiểu như vậy của người lớn, nếu đó là một đứa trẻ nhỏ tuổi, chắc chắn, câu trả lời sẽ vô cùng hồn nhiên và không bao hàm bất cứ một ý gì khác, ngoại trừ sự trả lời sát với câu hỏi, hoặc không hề để ý gì đến bố mẹ chúng chuyện trò. Nhưng nếu đó là bạn trẻ ở độ tuổi vị thành niên, câu trả lời sẽ là sự im lặng, cái nhoẻn miệng cười, hay vẻ làm ngơ. Đây không hẳn là phản ứng của một người “chưa biết gì”. Làm ngơ có khi chỉ là cái vẻ bề ngoài để che đậy tầm nhận thức bên trong. Rất nhiều bạn đã tâm sự rằng luôn cảm thấy khó chịu trước những sự đùa cợt như vậy, nhưng không dám nói ra. Và đôi khi, tuổi trẻ với trí tò mò và khả năng bắt chước cao sẽ học tập và áp dụng rất mau những câu đùa của người lớn. Vẫn biết cuộc sống cần có niềm vui và nụ cười, song những niềm vui được xuất phát từ những câu đùa kiểu như vậy thì cần tránh, cũng như cần được sử dụng đúng nơi đúng chỗ. Khi người lớn quá “vô tư”, không những có các biểu hiện sai lệch trong hành động và lời nói, mà còn góp phần khiến con cái của họ có những biến đổi lệch lạc trong nhận thức, tư duy, tình cảm. Hòa đồng cùng con là việc nên làm, song trong mọi hoạt động đều phải có giới hạn của nó. . Khi người lớn quá “vô tư” Gần gũi, hòa đồng cùng con cái là phương pháp được rất nhiều bậc phụ huynh sử dụng để quan tâm, dạy dỗ con. Nhưng đôi khi, hòa đồng thái quá sẽ dẫn. như cần được sử dụng đúng nơi đúng chỗ. Khi người lớn quá “vô tư”, không những có các biểu hiện sai lệch trong hành động và lời nói, mà còn góp phần khi n con cái của họ có những biến đổi lệch. của các bạn. Điều đó khi n cho nhiều bạn cảm thấy mất tự tin, đôi khi mặc cảm trước bạn bè và gia đình. Trong cuộc sống thường ngày, những hành động “vô tư” của người lớn thường khó tránh