Nói với trẻ khi người thân qua đời Cu Bo năm tuổi, suốt ngày quấn quýt ông nội. Bất ngờ ông nội đổ bệnh rồi qua đời. Không nhìn thấy ông đâu nữa, lại thấy mọi người trong nhà buồn rầu, khóc than, cu Bo không khỏi băn khoăn, lo sợ. Hỏi bà ông đi đâu, bà ôm cu Bo khóc. Hỏi bố, bố bảo ông ngủ và không bao giờ dậy nữa. Hỏi mẹ, mẹ bảo ông đang đi chơi xa. Bạn học mẫu giáo ở cạnh nhà lại nói với cả lớp "ông nội cu Bo chết rồi". "Ông nội chết rồi", chết là sao? Sao cả bà và bố mẹ đều không nói thế? Cu Bo vừa nhớ ông nội vừa hoang mang, bối rối, không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Một trong những việc khó khăn của người lớn là không biết nói với trẻ như thế nào trước sự qua đời của người thân. Vì, trong suy nghĩ người lớn, nhận thức của trẻ ở độ tuổi như cu Bo chưa đủ để hiểu về cái chết. Thứ nữa, họ không muốn trẻ sớm biết và nghĩ ngợi những chuyện buồn, mất mát. Cho nên cách chọn lựa của đa số người lớn chúng ta là tảng lờ hoặc tìm cách nói dối để trẻ khỏi sợ hãi. Người lớn thường không đủ can đảm nói cho trẻ biết sự thật. Trong nhiều trường hợp, trẻ hay đặt ra những câu hỏi khi thấy một con vật chết đi, hoặc nghe mọi người xung quanh nói về cái chết của một ai đó Trẻ muốn hiểu về cái chết là điều tự nhiên, chúng ta không nên né tránh. Vậy, nên nói thế nào với trẻ? Giải thích một cách đơn giản, ngắn gọn. Tùy vào tín ngưỡng của gia đình và độ tuổi của trẻ mà có những cách giải thích phù hợp. Tránh miêu tả cái chết quá tỉ mỉ, bi thảm. Cũng không nói những từ trừu tượng như: người đó đã "về nơi suối vàng", "khuất núi", "yên giấc ngàn thu" khiến trẻ càng thấy rối rắm, khó hiểu. Có thể nói đơn giản rằng, ông (bà) lúc này được nghỉ ngơi, không còn bị đau đớn nữa; cơ thể ông bà đã ngừng hoạt động; mẹ sẽ thay ông (bà) kể chuyện cổ tích cho con mỗi tối (nếu ông hoặc bà của trẻ vừa mất) Cho trẻ hiểu sống chết là lẽ thường tình. Nói với trẻ rằng con người sinh ra, lớn lên, già đi và kết thúc là cái chết. Quy luật của muôn đời là như thế. Nói về cái chết để trẻ biết yêu quý hơn những người thân. Bởi vì không ai có thể sống mãi, cho nên khi đang sống với nhau, chúng ta nên nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau. Trẻ con phải biết vâng lời cha mẹ, ông bà, quý trọng bạn bè, biết chăm chỉ làm việc, học hành. Làm thế nào để xoa dịu nỗi buồn khi trẻ mất người thân? Cho trẻ hiểu rằng tuy thể xác không còn hoạt động được nữa nhưng linh hồn người đã khuất vẫn bên cạnh trẻ và biết trẻ hôm nay có ngoan không, đi học có được cô giáo khen, trẻ giúp bố mẹ được việc gì? Nuôi dưỡng hình ảnh người đã khuất bằng cách gợi lại những kỷ niệm giữa trẻ và người đó. Như trường hợp của cu Bo, mọi người có thể nhắc về những buổi chiều hai ông cháu đi dạo, những bức tranh ông nội hướng dẫn cu Bo vẽ đang treo trên tường, chiếc mũ ông nội tặng cu Bo ngày sinh nhật Tư duy trẻ vốn hồn nhiên, buồn đó nhưng cũng vui đó. Bởi thế, khi trẻ buồn không nên quá lo lắng, tốt hơn là cùng chia sẻ với trẻ. Sự chia sẻ đó cho trẻ thấy rằng, nỗi buồn của mình là hợp lý và xung quanh mình ai ai cũng buồn, vì vậy không có gì đáng sợ. Nhưng cũng không để trẻ chìm mãi trong nỗi buồn. Nên đưa trẻ trở lại với nhịp sống thường ngày như cho trẻ đến lớp, đến chơi nhà bạn, tặng những món quà thú vị Tóm lại, chúng ta nên chọn lựa cách phù hợp để nói rõ sự thật, không phải để trẻ thêm hoặc bớt buồn đau mà giúp trẻ có cách hiểu đúng. . Nói với trẻ khi người thân qua đời Cu Bo năm tuổi, suốt ngày quấn quýt ông nội. Bất ngờ ông nội đổ bệnh rồi qua đời. Không nhìn thấy ông đâu nữa, lại thấy mọi người trong. Một trong những việc khó khăn của người lớn là không biết nói với trẻ như thế nào trước sự qua đời của người thân. Vì, trong suy nghĩ người lớn, nhận thức của trẻ ở độ tuổi như cu Bo chưa đủ. can đảm nói cho trẻ biết sự thật. Trong nhiều trường hợp, trẻ hay đặt ra những câu hỏi khi thấy một con vật chết đi, hoặc nghe mọi người xung quanh nói về cái chết của một ai đó Trẻ muốn