Nói với con về “người lạ” thời hiện đại ) Những đứa trẻ được tìm thấy sau vụ bắt cóc đã buộc chặt chúng với cơn ác mộng tồi tệ cùng với sự đau đớn của các cha mẹ. Không ai muốn sự an toàn của con mình lại bị lung lay như thế. Hướng dẫn cho con biết những bất ổn cần tránh của xã hội. Những câu chuyện như thế này làm bật lên vấn đề cấp bách đó là cần dạy trẻ làm thế nào xử lý những tình huống không lường trước được và cách phòng tránh hiểm nguy. Con trẻ có biết làm thế nào để giữ mình an toàn khi xung quanh là những người lạ mặt? Những vụ bắt cóc khiến cha mẹ hết sức lo lắng về sự an toàn của con khi chúng ở gần người lạ. Bậc cha mẹ nào cũng muốn bảo vệ con bằng mọi cách, thế thì hãy chỉ dạy và chuẩn bị cho con những kỹ năng giúp trẻ có thể đối mặt với thực tế và những mối nguy hiểm từ cuộc sống. Những lời đe dọa đáng ngại nhất hiện nay Những vấn đề an toàn cho trẻ nhỏ đã thay đổi nhiều trong những năm qua. Mười năm trước, cha mẹ thường chỉ dặn dò con nhỏ không nên nói chuyện với người lạ, song những lời dặn này dưới góc độ nào đó không còn tính thiết thực nữa. Cụm từ “người lạ trên mạng” thì ít cha mẹ nào nghĩ đến, còn làm dụng tình dục ư? Đối với trẻ con của mười năm trước những cụm từ này hoàn toàn xa lạ. Thế nhưng trong thời đại ngày nay, mọi thứ đã thực sự thay đổi. Carrie Kerskie, chuyên gia bảo mật thông tin cá nhân trên mạng cho biết: “Một số những đe dọa trẻ em nghiêm trọng nhất được tìm thấy trên internet như: Dọa nạt, quấy rối tình dục qua mạng và đánh cắp nhân dạng, thông tin cá nhân”. Kerskie nói rằng nếu những lời đe dọa này không bị ngăn cản và ngày càng bành trướng, chúng có thể hạ thấp lòng tự trọng của một đứa trẻ, gây căng thẳng, chán nản và lo sợ cho các bé. Đe doạ bằng mạng internet Ngày xưa những tên côn đồ hay bắt nạt người khác bằng cách chặn đường, bắt nộp bảo kê, đánh chửi nạn nhân hay vẽ dơ, phóng uế lên tường nhà bạn. Ngày nay, những tên côn đồ “trí thức” hơn rất nhiều, chúng có thể lấy thông tin cá nhân và khống chế bạn. Kerskie cho biết: “Những kẻ lạ mặt” hiện nay sử dụng email, mạng xã hội, chơi blog, dùng hộp thư thoại và nhiều phương tiện khác để tống tiền nạn nhân”. Trong một số trường hợp đã có bé đã tự vẫn sau khi bị hăm dọa và quấy rối trên Facebook, những thảm kịch như vậy bao giờ mới có thể chấm dứt. Những kẻ lợi dụng trẻ em Những lời dặn thường xuyên của cha mẹ với con cái “đừng bao giờ nói chuyện với người lạ nghen con!”, không thực sự đúng. Stephen Balzac, chuyên gia về trẻ em cho biết ông là người nằm trong thế hệ được dạy dỗ rằng không nên nói chuyện với người lạ mặt, thế nhưng ngày nay lời khuyên này đã khác đi nhiều. Bé lúng túng và không bi ết phải làm thế nào để nhờ ai đó giúp đỡ. Nguồn: Images. Balzac, chuyên gia dạy về “cách thức tự vệ cho một đứa trẻ” cho nhiều lớp học về nhận thức, nói rằng: “Ngày nay, tôi không có ý định sẽ khuyên bảo một đứa trẻ rằng chúng đừng nên nói chuyện với người không quen biết. Chúng ta cần nhận thức rõ rằng hầu hết những người chúng ta không quen đều vô hại, cũng như hầu hết mọi người đều sẽ giúp đỡ một đứa trẻ khi trẻ đang trong tình trạng nguy hiểm. Nếu trẻ luôn e ngại nói chuyện với người lớn, vậy ai sẽ là người trẻ hỏi thăm đường khi chúng bị lạc cha mẹ? Bé sẽ lúng túng và không biết phải làm thế nào để nhờ ai đó giúp đỡ”. Đối với những kẻ lừa đảo, “người lạ” mới, mục tiêu của chúng thường là những đứa trẻ. Những kẻ lừa đảo qua mạng có thể tự cho mình là bất kì ai mà chúng muốn: Một người trẻ tuổi vui tính, vị giám đốc thân thiện, hay một tỉ phú 22 tuổi, và rồi có thể đánh lừa bất kì người nào. Vấn đề lớn nhất ở đây là gì? Đó là việc lừa phỉnh như thế này sẽ làm xơ cứng cảm xúc của trẻ. Kerskie cho biết: “ Khoa học công nghệ đã gây nên sự vô thức và làm cho trẻ em trở nên miễn dịch đối với ngôn ngữ cơ thể, bọn trẻ không có khả năng cảm nhận được đâu là người tốt, kẻ xấu. Cần tập trung vào việc phát triển xúc cảm ở trẻ nhiều hơn với mục đích giúp trẻ cải thiện khả năng cảm nhận, biết thế nào là tình huống đáng lo ngại và làm thế nào phản ứng lại với tình huống đó”. . Nói với con về “người lạ” thời hiện đại ) Những đứa trẻ được tìm thấy sau vụ bắt cóc đã buộc chặt chúng với cơn ác mộng tồi tệ cùng với sự đau đớn của các cha. với con cái “đừng bao giờ nói chuyện với người lạ nghen con! ”, không thực sự đúng. Stephen Balzac, chuyên gia về trẻ em cho biết ông là người nằm trong thế hệ được dạy dỗ rằng không nên nói. trước, cha mẹ thường chỉ dặn dò con nhỏ không nên nói chuyện với người lạ, song những lời dặn này dưới góc độ nào đó không còn tính thiết thực nữa. Cụm từ “người lạ trên mạng” thì ít cha