"NÓI" VÀ "NGHE" !
bởi Khoa Lee vào ngày 01 tháng 8 2011 lúc 9:01 chiều
Hôm nay cuối tuần.Mình có 1 sự chia sẻ đến với anh em về chủ đề này và rất cảm ơn anh
em nếu được sự ghóp ý và chia sẻ!
Có một điều mình được dạy và mình cũng đang học hỏi và chiêm nghiệm cho chính
bản thân mình về điều này: "NÓI" và "NGHE" !
Có một người anh dạy cho mình : "Thế gian này người nói nhiều hơn người nghevà tốt
nhất em nên nghe, tự chiêm nghiệm cho bản thân và biết cách lắng nghe!"
Ta phân tích đầu tiên về tình bạn và sẽ sâu hơn về cách lắng nghe.
Tình bạn là gì? Câu hỏi đặt ra và mình suy nghĩ như vậy: Tình bạn dựa trên sự chân
thành, đồng cảm, chia sẻ, ghóp ý lẫn nhau và "biết cách lắng nghe".
Tại sao lại nói rằng " biết cách lắng nghe" : Thế gian này người nói nhiều hơn người
nghe và khi ta nói thì ta sẽ không nghe được người khác nói điều gì.Cũng giống như khi
đưa ra 1 ý kiến bất cứ điều gì thì con người sẽ có 2 luồng suy nghĩ : 1 >đồng ý, 2 >phản
biện.
Đồng ý và phản biện là sự xây dựng cho nhau sự hiểu biết và tôn trọng người khác.Ai
cũng có những chính kiến của mình.Liệu rằng nó là hoàn toàn đúng.Không như vậy, nó
đúng trong trường hợp này nhưng lại sai trong trường hợp khác.Hệ quy chiếu gắn với
người này là đúng nhưng đối với người khác là sai.Mình có đọc 1 câu chuyện sự thay đồi
của hệ quy chiếu như sau:
"Trên chuyến tàu điện ngầm, trong lúc mọi người đang ngồi im lặng - người đọc báo,
người trầm ngâm suy nghĩ, một vài người khác thì tranh thủ chợp mắt - trong bầu không
khí thật yên tĩnh.Rồi 1 người đàn ông cùng các con bước lên, ngay lập tức sự thinh lặng
bị phá vỡ.
Người đàn ông nọ ngồi xuống cạnh tôi, nhắm mắt lại như không có chuyện gì khác
xảy ra.Trong khi đó bọn trẻ tiếp tục kêu gào, ném các đồ vật vào nhau và thậm chí còn
giật tờ báo của 1 hành khách.Cảnh tượng thật khó chịu.Tuy vậy, người đàn ông ngồi cạnh
tôi vẫn không có phản ứng gì.
Tôi và mọi người ngồi trên xe đều cảm thấy bực bội, không thể hiểu nổi tại sao người
đàn ông này lại không có hành động gì ngăn chặn sự quấy phá của đám trẻ.Cuối cùng khi
sự kiên nhẫn và chịu đựng đã vượt quá giới hạn, tôi quay sang nói với ông ấy: "Thưa ông,
các con ông đang làm phiền rất nhiều người ở đây.Ông có thể làm ơn bảo chúng giữ trật
tự được không?".
Người đàn ông ngước mắt nhìn lên như thể trấn tĩnh lại vànói nhẹ nhàng: "Ồ phải rồi,
ông nói đúng.Tôi phải bảo chúng im lặng mới phải.Chúng tôi vừa mới ở bệnh viện ra, nơi
mẹ chúng vừa mất cách đây vài tiếng đồng hồ.Tôi thì như người mất hồn, và chắc bọn
chúng cũng không còn biết gì nữa".
Bạn có thể hình dung lúc đó tôi cảm thấy thế nào không? Mô thức của tôi về sự việc
đó nhanh chóng thay đổi.Tôi nhìn sự việc khác đi và vì vậy, tôi cũng thay đổi suy nghĩ,
cảm xúc và hành vi của mình.Sự bực tức biến mất.Một tình cảm thương xót và đồng cảm
tuôn trào: "Xin lỗi ! Tôi xin thành thật chia buồn! Liệu tôi có thể giúp gì ông không?"-
Tôi chân thành nói."
Các bạn nghĩ câu chuyện này như thế nào? Theo mình cảm nhận như vậy:
Bất kỳ ai trong chúng ta cũng mong muốn ý kiến của mình được người khác lắng
nghe, thấu hiểu, được đánh giá cao và tạo nên ảnh hưởng.Chìa khóa để gây ảnh hưởng
nằm ở khả năng giao tiếp - trình bày quan điểm một cách rõ ràng trong khi người khác
đang nói chuyện với bạn.Thay vì chú tâm lắng nghe để hiểu rõ ý kiến của họ, bạn lại tập
trung vào việc chuẩn bị để đưa ra ý kiến của mình không?
Việc gây ảnh hưởng chỉ thực sự bắt đầu khi người khác nhận thấy rằng họ đã làm cho
bạn tập trung chú ý, thấy được ở bạn sự chia sẻ, lắng nghe một cách chăm chú, chân
thành và cởi mở.
Thế nhưng, do cảm xúc dễ bị tác động nên hầu hết mọi người đều không đủ kiên nhẫn
để lắng nghevà hiểu rõ ý kiến người khác trước khi đưa ra ý kiến của mình.Nền văn hóa
của chúng ta kêu gọi, thậm chí đòi hỏi phải thấu hiểu và gây ảnh hưởng.Tuy nhiên theo
nguyên tắc gây ảnh hưởng, để thấu hiểu nhau thì trước hết "PHẢI CHÚ Ý LẮNG
NGHE".
CÒN BẠN THÌ SAO? QUAN ĐIỂM CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO.MÌNH MONG
ĐƯỢC SỰ CHIA SẺ VÀ GHÓP Ý CHÂN THÀNH CỦA CÁC BẠN.CÁM ƠN CÁC
BẠN NHIỀU!
. nhau và "biết cách lắng nghe& quot;.
Tại sao lại nói rằng " biết cách lắng nghe& quot; : Thế gian này người nói nhiều hơn người
nghe và khi ta nói. này: "NÓI" và " ;NGHE& quot; !
Có một người anh dạy cho mình : "Thế gian này người nói nhiều hơn người nghe và tốt
nhất em nên nghe, tự