Nói với con về Tết pot

9 208 0
Nói với con về Tết pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nói với con về Tết Cha mẹ nên giải thích cho bé nghe về phong tục ngày tết. Tết đến rồi, mẹ sẽ mua mới cho con gái, sắm giày đẹp cho con trai và không quên lì xì cho hai đứa vào ngày đầu năm. Nhưng mẹ nhớ là năm ngoái, Cún anh hỏi mẹ lì xì là gì, ông Táo có phải chui ra từ quả Táo như cô Tấm chui ra từ quả thị không. Vì bận, mẹ ậm ừ cho qua chuyện. Năm nay, Cún anh đã lên 6, con bé Tít em cũng đủ tuổi để hiểu ông Táo là ai. Mẹ sẽ nói cho các con nghe mấy tập tục và sự tích quanh Tết cổ truyền nhé. Vì sao lại có chạp ông Táo? Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có hai vợ chồng nghèo khó, nhưng sống với nhau rất hòa thuận. Anh chồng tên là Trọng Cao, chị vợ tên là Thị Nhi. Hiềm một nỗi lấy nhau đã lâu vẫn không có con nên cả hai đều buồn phiền. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những chuyện lục đục. Một lần, trong khi lời qua tiếng lại vì một chuyện không đâu, Trọng Cao lỡ tay đánh vợ. Giận chồng, Thị Nhi bỏ nhà đi khiến Trọng Cao rất hối hận và đã lặn lội khắp nơi tìm vợ. Nhưng khi gặp được vợ thì cũng là lúc vợ đã tái giá và sự hội ngộ của hai người đã gây nên một mối hiềm nghi cho người chồng mới của Thị Nhi là Phạm Lang. Vậy nên buổi vợ chồng gặp lại cũng chính là ngày đại hoạ: Để thể hiện sự thuỷ chung với Phạm Lang, Thị Nhi đã nhảy vào đống lửa. Quá bất ngờ, Phạm Lang lao vào cứu vợ. Trọng Cao thấy thế cũng nhảy vào luôn. Ngọn lửa quá to làm cả ba người cùng chết cháy. Cảm động trước cái chết của họ, Ngọc Hoàng phong họ chức Táo quân nhưng mỗi người giữ một việc: Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp; Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa; và Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lại về Thiên đình họp tổng kết công việc của mình một năm qua dưới hạ giới. Vậy nên vào ngày này dân ta thường làm cơm để tạ ơn và tiễn đưa ông Táo về Trời. Và cũng kể từ ngày này dân ta bắt đầu sửa soạn Tết. Giao thừa là gì? Con thân yêu, một năm có bắt đầu thì ắt phải có kết thúc. Và giao thừa chính là giây cuối của ngày cùng trong năm, 12 giờ đêm ngày 30 Tết. Đó là lúc con thấy trên sân thượng nhà mình cũng như ngoài sân của các nhà hàng xóm hương thơm của lễ trừ tịnh bay nghi ngút trên mâm cỗ lễ có bánh chưng xanh, gà ngậm hoa, hoa quả, dầu, nước Còn các gia chủ, quần áo chỉnh tề, kính cẩn quỳ rạp cúng tế để tiễn quan hành khiến đã cai quản mình năm cũ về trời và đón người cai quản mình năm mới. Và vì thời gian cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương rất vội vã, gấp gáp nên mâm cúng giao thừa bao giờ cũng được đặt ngoài trời để tiện cho các vị kịp dừng lại vài giây ăn, mang theo hoặc thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Giao thừa qua đi và chúng ta bắt đầu đón nhận ngày đầu tiên của năm mới với rất nhiều những tục lệ mà nếu là người Việt thì không thể không biết. Tại sao phải chọn người xông đất? Người Việt ta luôn quan niệm rằng, ngày mồng Một, ngày đầu tiên của một năm, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm sẽ được tốt lành, thuận lợi. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà rất quan trọng. Bởi vậy, cứ đến cuối năm, mọi người thường tìm người nào vui vẻ, hoạt bát, đạo đức và làm ăn phát tài (có người còn thêm điều kiện là hợp tuổi với chủ nhà) trong bà con, láng giềng để nhờ sang xông đất. Người đến xông đất phải đến thăm sáng sớm ngày mồng Một, mang theo quà biếu như trái cây, bánh mứt và tiền lì xì cho trẻ con trong nhà. Chủ nhà, do đã sắp đặt trước, sẽ tiếp đón niềm nở và nhận những lời chúc tốt lành. Người đi xông đất có niềm vui vì đã làm được việc phước. Người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới. Vì thế, con nên nhớ đừng bao giờ đi chúc Tết hoặc tự do sang nhà ai đó vào sáng mùng một nếu không được gia chủ mời. Ý nghĩa của bao lì xì ạy bé cách lễ phép khi nhận bao l ì xì. Những chiếc phong bao lì xì đỏ chót chắc chẳng còn xa lạ với con vào mỗi dịp Tết đến. Nhưng con sẽ thấy nó giá trị hơn nhiều nếu hiểu được ý nghĩa của nó cũng như chủ ý của người tặng. Theo truyền thuyết xa xưa, có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu trẻ con và khiến trẻ đau đầu, sốt cao, làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng. Có cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền đồng, ngày đêm túc trực bên bé. Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối loé lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy. Tục mừng tiền lì xì cho trẻ ra đời từ đó và có ý nghĩa như một món lộc trừ tai hoạ, mang lại may mắn cho trẻ. Vậy nên khi được nhận những chiếc phong bao con phải thật lòng cảm ơn người tặng bằng thái độ cung kính: hai tay đón nhận phong bao và nói lời cảm ơn. Hãy cất bao lì xì vào túi áo chứ đừng mở trước mặt người tặng và không bình luận về số tiền mừng tuổi làm phật lòng người tặng. Như vậy con mới phải phép và nhận về mình những may mắn. Vì sao lại kiêng cho nước, cho lửa và quét rác ra khỏi nhà trong ba ngày Tết? Người Việt cho rằng nếu quét nhà trong ba ngày đầu năm mới thì Thần Tài sẽ đi mất, tiền bạc không đến được với gia đình, và hiển nhiên nó mang lại điềm xấu, không may mắn. Vì thế nên ngày 30, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, lau dọn bàn thờ sạch sẽ trước lúc giao thừa và những ngày Tết thì hết sức giữ gìn nhà cửa, không vứt rác bừa bãi. Còn việc kiêng cho nước, cho lửa xuất phát từ quan niệm lửa có màu đỏ, là màu may mắn đầu năm mới, cho người khác cái đỏ trong ngày mùng một Tết thì sẽ khiến gia đình không giữ được tiền bạc, may mắn trong cả năm. Tương tự như vậy, nước, vốn được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc "Tiền vô như nước", nếu cho đi nghĩa là cho mất lộc. Tục kiêng mặc quần áo trắng, đen đến từ đâu? Năm mới, ai cũng mong muốn những điều tốt lành nhất đến với bản thân, gia đình. Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy không nên mặc vào những ngày đầu năm. Thay vào đó hãy chọn màu sặc sỡ như đỏ, hồng, cam khi đi chúc Tết con nhé. Kiêng khóc lóc, buồn tủi, cãi vã, nói xấu hay mắng người khác Người Việt ta quan niệm rằng đầu năm làm điều gì xấu thì cả năm sẽ xui xẻo. Vậy nên chẳng ai muốn làm những hành động không hay này vào ngày Tết. Nếu bất đắc dĩ phải rơi vào hoàn cảnh không vui, chúng ta nên cố gắng kiềm chế để hưởng thụ một năm mới trọn niềm vui bên người thân, bạn bè. Ngoài ra, còn một số việc được người Việt xem là cấm kỵ trong những ngày Tết như kiêng làm vỡ các đồ vật, kiêng vay mượn tiền bạc, đồ đạc của người khác, kiêng đi chúc Tết gia đình có tang tất cả chỉ với mong muốn những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. . Nói với con về Tết Cha mẹ nên giải thích cho bé nghe về phong tục ngày tết. Tết đến rồi, mẹ sẽ mua mới cho con gái, sắm giày đẹp cho con trai và không quên lì. chẳng còn xa lạ với con vào mỗi dịp Tết đến. Nhưng con sẽ thấy nó giá trị hơn nhiều nếu hiểu được ý nghĩa của nó cũng như chủ ý của người tặng. Theo truyền thuyết xa xưa, có một con yêu quái. sửa soạn Tết. Giao thừa là gì? Con thân yêu, một năm có bắt đầu thì ắt phải có kết thúc. Và giao thừa chính là giây cuối của ngày cùng trong năm, 12 giờ đêm ngày 30 Tết. Đó là lúc con thấy

Ngày đăng: 05/07/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan