Khi con cầm nhầm Chẳng có người mẹ nào giữ được bình tĩnh khi phát hiện con mình có thói ăn cắp vặt. Xử lý thế nào đây? "Chị đưa thiếu tiền cho em rồi", tiếng người giao gas nhắc chị Hòa. "Không thể nào! Lúc nãy tôi đã đếm đủ và để tiền sẵn ở đầu tủ rồi. Làm sao có thể thiếu được!". Thế nhưng, anh nhân viên vẫn khăng khăng kêu thiếu. Chị Hòa bực mình lấy tiền trong ví ra trả thêm. Khi người giao gas đi khuất, chị vào nhà lục lọi xem tiền rơi rớt ở đâu, nhưng vô ích. Chợt nhớ đến Bo, chị gọi con trai xuống hỏi. Phát hiện thói xấu của con Phải mất một lúc đấu tranh, Bo mới lý nhí thừa nhận: "Con có thấy nhiều tiền trên tủ nên rút một tờ để mua ô-tô". "Lần sau, nếu con muốn gì thì phải xin mẹ chứ. Con cất tiền ở đâu rồi?". Bo thò tay vào túi quần lấy ra tờ 20.000 đồng gấp làm tư, trả lại cho mẹ. Chị Hòa răn đe: "Con lấy đồ, lấy tiền của người khác mà không hỏi ý kiến là xấu lắm, biết không? Lần sau nếu còn tái phạm, mẹ sẽ đánh đòn đấy!". Bo khoanh tay lại gật đầu với vẻ mặt đầy hối lối. Thế nhưng, mấy ngày sau, chị Hòa vô cùng tức giận khi phát hiện Bo tiếp tục thói ăn cắp vặt. Tối hôm đó, chị dắt con đến nhà dì Út chơi. Cả buổi, hai người mẹ mải mê trò chuyện trong khi Bo chơi trò đua xe với em Khoa. Đột nhiên, chị trông thấy Bo len lén giấu chiếc ô-tô vào giỏ của mẹ. Chị rất bực mình nhưng vẫn nhỏ nhẹ: "Này, con đã xin phép dì Út chưa mà cất xe vậy?". Bo lấm lét nhìn mẹ. Chị Hòa lừ mắt và bắt con để món đồ chơi lại chỗ cũ. Về nhà, chị định đánh đòn Bo thật đau cho chừa thói xấu. Lăm lăm cây thước trên tay, chị hỏi: "Vì sao con lấy đồ của em Khoa?". Bo lo sợ và bật khóc: "Em Khoa có rất nhiều ô-tô nên con muốn lấy một chiếc. Con xin lỗi mẹ, lần sau con không dám nữa". Thì ra tất cả mọi chuyện chỉ vì Bo quá thích ô-tô. Chị không đánh mà phạt con quỳ gối nửa giờ. Thế nhưng, hình ảnh cu Bo lén bỏ chiếc ô-tô vào giỏ cứ ám ảnh chị. Tối đến, chị kể chuyện với chồng và bàn với anh làm sao để Bo không tái phạm nữa. Không chỉ riêng vợ chồng chị Hòa gặp rắc rối với thói xấu của con, một số phụ huynh cũng rất băn khoăn khi phát hiện trẻ có tật ăn cắp vặt. Hầu hết, họ đều bối rối không biết xử lý thế nào. Vì sao trẻ hay cầm nhầm? Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi thường chưa nhận thức được ăn cắp là gì. Chúng có thể lấy một con búp bê, chiếc ô-tô hay một cái bát trong bộ đồ chơi bán hàng của bạn Động cơ khiến trẻ hành động như vậy chỉ đơn giản là vì chúng quá thích món đồ ấy. Do không cưỡng lại được ý muốn sở hữu món đồ chơi mình thích, trẻ sẽ tìm cách giấu đi và đem về nhà mình. Tất nhiên, lúc này trẻ chưa nhận thức được hậu quả của việc mình làm. Một số trẻ lấy cắp đồ người khác vì những lý do hết sức lạ lùng như để gây ấn tượng với bạn bè, để gia nhập nhóm, thu hút sự chú ý của mọi người hoặc đôi khi chỉ để cho vui. Trẻ từ 5-6 tuổi trở lên đã có thể nhận thức được việc lấy cắp đồ là xấu. Lúc này, hành vi ăn cắp của bé là một vấn đề thuộc phạm trù đạo đức, cần phải được cha mẹ giáo dục để trẻ không tái phạm. Giúp con tránh xa thói xấu Nếu bạn phát hiện con mình có thói "cầm nhầm", hãy nói với trẻ rằng: "Dù lấy cắp món đồ có giá trị lớn hay nhỏ, đó vẫn là hành động cực kỳ xấu xa. Người có thói ăn cắp thường không được mọi người tin tưởng, yêu quý". Một cách hiệu quả khác là đặt trẻ vào vị trí của người bị lấy cắp. Hãy hỏi con: "Nếu ai đó lấy mất chú heo đất mà con dành dụm tiền bấy lâu nay, con sẽ cảm thấy thế nào?" hoặc: "Nếu có người lấy đi con búp bê con yêu thích, con sẽ nghĩ sao về họ?". Khi ấy, trẻ sẽ nghĩ đến cảm giác của người bị lấy cắp và từ bỏ dần tật ăn cắp vặt. . Khi con cầm nhầm Chẳng có người mẹ nào giữ được bình tĩnh khi phát hiện con mình có thói ăn cắp vặt. Xử lý thế nào đây? "Chị. cắp. Hãy hỏi con: "Nếu ai đó lấy mất chú heo đất mà con dành dụm tiền bấy lâu nay, con sẽ cảm thấy thế nào?" hoặc: "Nếu có người lấy đi con búp bê con yêu thích, con sẽ nghĩ. rối với thói xấu của con, một số phụ huynh cũng rất băn khoăn khi phát hiện trẻ có tật ăn cắp vặt. Hầu hết, họ đều bối rối không biết xử lý thế nào. Vì sao trẻ hay cầm nhầm? Trẻ nhỏ dưới 4