Cha mẹ làm gì khi con mắc lỗi "Không học thì xúc c. mà ăn", "Học thì ngu lại còn lười như hủi", "Sao tao lại có đứa con khó bảo như mày" là những lời cha mẹ không nên nói với con. Kỷ luật hay bạo hành thân thể và tinh thần Một cán bộ đi làm muộn sẽ bị phạt tiền, trừ vào lương để họ thấy xót tiền mà bắt buộc tuân thủ đi đúng giờ. Một đứa trẻ không làm bài tập về nhà sẽ bị cô giáo phạt làm bài tập được giao trong giờ ra chơi để chúng hiểu được ý nghĩa của việc "giờ nào việc ấy" Trong gia đình cũng vậy, nếu không có kỷ luật, mọi quy tắc trong gia đình sẽ trở nên lộn xộn. Nhưng xin các ông bố bà mẹ cần phân biệt một cách rõ ràng đâu là kỷ luật, đâu là bạo hành. Xin nêu một vài ví dụ. Một đứa trẻ đã được cha mẹ quy định chỉ được xem tivi từ 6 - 8h nhưng lại cố tình vi phạm xem tivi đến tận 10h mà không chịu học bài. Khi bị phát hiện, bố của đứa trẻ đó đã đưa ra hình phạt không cho đứa trẻ đó xem tivi trong vòng 5 ngày. Đó là kỷ luật. Kỷ luật giúp cho đứa trẻ đó hiểu được rằng chúng cần phải tuân thủ những quy định mà bố đã đặt ra. Cũng là tình huống đó, có ông bố đã lôi con ra đánh cho một trận cho chừa thói không biết nghe lời và vì cái lý thuyết "yêu cho roi cho vọt". Có những ông bố bà mẹ thì nhiếc mắng con cái rằng: "Không học thì xúc c. mà ăn", "Học thì ngu mà lại còn lười như hủi", "Sao tao lại có đứa con khó bảo như mày" Đó là những hình thức trừng phạt thân thể và trừng phạt về tinh thần. Nói nặng hơn là bạo hành thân thể và bạo hành tinh thần. Những hình thức trừng phạt đó thực tế không làm cho trẻ nhận ra những sai trái của mình để sửa chữa, ngược lại trừng phạt về thân thể và tinh thần làm cho trẻ thấy đau đớn về thể xác, tủi nhục về tinh thần mà sinh ra trầm cảm, oán giận, không muốn gần gũi bố mẹ. Đó có phải là sự giáo dục hay chỉ là những hình thức trút giận của cha mẹ vào con cái? Cha mẹ cần học những gì? Lắng nghe Đứa con đi học chẳng may bị lấy cắp xe đạp, bản thân nó cũng không muốn bị mất, nó cũng lo lắng bị mẹ mắng, bố đánh đòn, cũng xót xa tiếc của. Cha mẹ đã không động viên an ủi thì thôi lại bị bố lôi ra đánh đòn, mẹ "tổng xỉ vả" một trận, nó sẽ càng cảm thấy sợ hãi và cô đơn hơn. Trẻ em nào đi học cũng mong được điểm tốt để thi đua với chúng bạn và khoe với bố mẹ. Nhưng nếu chẳng may con bị điểm kém thì cũng đừng vì thế mà đánh hay đem ra so sánh với chúng bạn rằng: "Người ta cũng ăn cơm ăn gạo mà học hành giỏi giang, còn mày ăn uống có thiếu thứ gì mà sao ngu thế", "Học thì ấm vào thân sao không biết đường mà sướng, không học thì đi xúc c. mà ăn", "Anh chị mày sao học hành thông minh sáng láng mà sao đào đâu ra cái thứ ngu si như mày" Cha mẹ xử sự vậy sẽ không làm cho con tiến bộ hơn, ngược lại luôn có tâm lý tự ti, sợ học, khi bị điểm xấu thì giấu diếm Hãy có con có cơ hội được nói, lắng nghe con nói sẽ giúp cha mẹ không mắng nhầm, mắng oan con. Con cái được giãi bày sẽ gần gũi bố mẹ mình hơn. Nhận lời động viên, khuyên nhủ của cha mẹ, chúng chắc chắn sẽ tiến bộ. Không giận cá, chém thớt Cha mẹ giận nhau, đó là chuyện của người lớn, con cái chẳng có tội gì. Vậy mà có những đứa trẻ vẫn phải hứng chịu những cơn thịnh nộ của cha, những câu nói kháy, nói con nhưng để nhằm vào bố của mẹ. Liệu thế có công bằng? Có ông bố giận vợ sao nhãng chuyện gia đình lại gộp luôn con vào để mằng cùng: "Mẹ con mày chẳng làm nên tích sự gì cả. Chỉ có nấu cơm mà ăn thôi cũng không xong". Có bà mẹ bực bội chuyện cơ quan, về nhà nhìn thấy con xem tivi đã gắt gỏng: "Mày không còn việc gì à mà ngồi đó. Đứng dậy quét nhà, gập quần áo đi" Lúc đó trẻ sẽ không hiểu vì sao mình bị mắng, không hiểu mình làm sai chuyện gì. Trong lòng nó sẽ nghĩ bố mẹ không yêu nó, nhìn thấy nó là thấy ghét nên mắng mỏ Nhiều bậc làm cha, làm mẹ khi mắng con xong rồi mới thấy mình sai, mình vô lý. Có người ngại xin lỗi con nên bỏ qua, có người thì chủ động xin lỗi con nhưng cũng không bù đắp được những tổn thương đã gây ra trong lòng chúng. Sai đâu phạt đó, đúng người đúng tội Có bà mẹ nọ sai con đi rửa bộ ấm chén. Đứa trẻ sơ ý đánh vỡ. Bà mẹ vì muốn con chừa thói vừa làm vừa chơi nên quất con túi bụi. Bé bị đánh đòn đau lại không được mẹ giải thích cặn kẽ nên nghĩ mẹ "quý chén" hơn "quý con", cảm thấy tủi thân. Có ông bố vì thấy hai anh em đánh nhau thì đến đánh đòn cả hai. Không được phân xử công minh, đứa đúng thì cảm thấy bị ấm ức, đứa hành động sai thì không thấy được cái sai của mình. Rõ ràng việc dạy con mà không phân biệt rõ đúng sai, đúng người đúng tội không những không làm cho trẻ nhận ra lỗi lầm sửa chữa mà còn phản tác dụng. Lấy công chuộc tội Thay vì mắng và đánh, hãy cho trẻ chuộc lỗi bằng việc giao cho chúng làm một việc gì đó để "lấy công chuộc tội". Chẳng hạn như giao cho con lau nhà vào chủ nhật, dọn dẹp phòng mình sạch sẽ vào thứ bẩy Khi giao việc cho trẻ cũng cần có nhiều việc khác nhau để bé lựa chọn. Đừng ép buộc con làm những việc chúng không thích. Cha mẹ cũng cần giải thích cặn kẽ cho con hiểu con đã làm sai ở đâu, tác hại của những hành vi sai trái đó là gì để bé hiểu. Rất nhiều ông bố bà mẹ cho rằng người lớn có thể nóng giận, mắng và đánh con vì họ có quyền được thế. Con cái có nghĩa vụ phải nghe lời cha mẹ. Phần lớn trẻ em trong trường hợp này đều cảm thấy rất ức chế, thấy cha mẹ mình rất vô lý và không tâm phục, khẩu phục, thậm chí càng có biểu hiện chống đối, chọc tức cha mẹ. Cha mẹ nên nhớ rằng khi con mắc lỗi nếu cha mẹ chỉ biết đánh mắng thì con sẽ chỉ sợ mà không "tâm phục, khẩu phục", không hình thành ý thức tự sửa lỗi. Theo afamily . đối, chọc tức cha mẹ. Cha mẹ nên nhớ rằng khi con mắc lỗi nếu cha mẹ chỉ biết đánh mắng thì con sẽ chỉ sợ mà không "tâm phục, khẩu phục", không hình thành ý thức tự sửa lỗi. Theo afamily. Cha mẹ làm gì khi con mắc lỗi "Không học thì xúc c. mà ăn", "Học thì ngu lại còn lười như hủi", "Sao tao lại có đứa con khó bảo như mày" là những lời cha mẹ. ghét nên mắng mỏ Nhiều bậc làm cha, làm mẹ khi mắng con xong rồi mới thấy mình sai, mình vô lý. Có người ngại xin lỗi con nên bỏ qua, có người thì chủ động xin lỗi con nhưng cũng không bù đắp