Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 105 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
105
Dung lượng
1,96 MB
Nội dung
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Báo cáo "Các loại hình khoáng sản và các phương pháp tìm kiếm và chuẩn đoán khoáng sản thiếc" MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Phần 1: TỔNG QUAN VỀ KHOÁNG SẢN THIẾC Chương I: Khái quát về lịch sử tìm kiếm – khai thác thiếc I.1. Khái quát về lịch sử tìm kiếm – khai thác thiếc trên thế giới 6 I.2. Khái quát về lịch sử tìm kiếm – khai thác thiếc ở Việt Nam 6 Chương II: Tổng quan về thiếc II.1. Tính chất 8 II.2. Đặc điểm khoáng vật 8 II.3. Đặc điểm địa hóa 12 II.4. Kinh tế nguyên liệu khoáng 13 II.5. Công dụng 13 Phần 2: NGUỒN GỐC, ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO VÀ CÁC LOẠI HÌNH KHOÁNG SẢN THIẾC Chương III. Các kiểu nguồn gốc và kiểu mỏ công nghiệp của khoáng sản thiếc III.1. Đặc điểm địa chất các mỏ thiếc 16 III.2. Các kiểu mỏ khoáng. Liên hệ trên thế giới 17 III.3. Các kiểu công nghiệp. Liên hệ trên thế giới 28 III.4. Các kiểu mỏ khoáng và kiểu công nghiệp ở Việt Nam 29 Phần III: CÁC TIỀN ĐỀ, DẤU HIỆU TÌM KIẾM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM THIẾC Chương IV: Các tiền đề tìm kiếm IV.1. Tiền đề magma 38 IV.2. Tiền đề cấu trúc – kiến tạo 40 IV.3. Tiền đề nguồn biến chất – nhiệt dịch 41 IV.4. Tiền đề địa mạo 42 Chương V. Các dấu hiệu tìm kiếm V.1. Vết lộ thân quặng 44 V.2. Các vành phân tán tản lăng và trọng sa 44 V.3. Các vành phân tán thạch địa hóa (nguyên sinh và thứ sinh) 45 V.4. Các dấu hiệu địa vật lý 46 V.5. Các đới biến đổi nhiệt dịch 47 Chương VI: Các phương pháp tìm kiếm VI.1. Phương pháp đo vẽ địa chất 48 VI.2. Phương pháp tảng lăn 49 VI.3. Phương pháp ảnh viễn thám 51 VI.4. Phương pháp địa hóa 51 VI.5. Phương pháp trọng sa 53 VI.6. Phương pháp khoan và khai đào 55 Phần IV: ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG SẢN THIẾC VÙNG ĐÔNG NÚI KHOR – LÂM ĐỒNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM Chương VII. Mở đầu Chương VIII. Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên – Kinh tế – Nhân văn VIII.1. Vị trí địa lý 58 VIII.2. Địa hình 58 VIII.3. Sông suối 58 VIII.4. Giao thông 58 VIII.5. Dân cư, kinh tế 59 Chương IX. KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA CHI TIẾT IX.1. Đặc điểm địa chất khu vực 60 IX.1.1. Địa tầng 60 IX.2.2. Magma xâm nhập 71 IX.1.3. Kiến tạo 77 IX.2. Đặc điểm khoáng sản thiếc 77 IX.2.1. Tiểu khu Cap Hirt 77 IX.2.2. Tiểu khu Núi Khor 83 IX.2.3. Nguồn gốc và sự phân bố quặng hóa 94 Chương X. Các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm X.1. Các tiền đề tìm kiếm 99 X.1.1. Tiền đề magma 99 X.1.2. Tiền đề cấu trúc 99 X.2. Các dấu hiệu tìm kiếm 100 X.2.1. Vết lộ thân quặng 100 X.2.2. Đới đá biến đổi 100 X.2.3. Dị thường địa vật lý 100 X.2.4. Dị thường địa hóa 101 X.2.5. Dị thường trọng sa 103 Chương XI. Các phương pháp tìm kiếm và khối lượng thực hiện NHẬN XÉT KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ KHOÁNG SẢN THIẾC CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ TÌM KIẾM – KHAI THÁC THIẾC I.1. Khái quát về lịch sử tìm kiếm – khai thác thiếc trên thế giới Thiếc là một trong những kim loại đầu tiên mà loài người đã phát hiện được. Việc sử dụng nó làm hợp kim với đồng đã trải qua một thời kì lâu dài và quan trọng trong thời đại đồ đồng. Đồng đen cổ nhất đã được tìm thấy ở Ơfrat (Messopotania) vào 3500 – 3200 năm trước Công Nguyên. Vào khoảng 1800 – 1500 năm trước Công Nguyên, ở Trung Quốc đã sử dụng rộng rãi đồng đen. Ngày xưa, ở Anh (mỏ Coocmuon), nam Trung Quốc, Bolivin, Liên Xô đã khai thác thiếc với quy mô lớn. Năm 1940, thế giới khai thác được 240.000 tấn (trừ Liên Xô). Năm 1957, thế giới sản xuất được 200.000 tấn (không kể Liên Xô và Trung Quốc). Liên Xô đã phát hiện được nhiều vùng quặng thiếc rất lớn (Zabaical, tiểu Khingan, Xkhote – Albitin và đặc biệt là trên lãnh thổ rộng lớn miền đông bắc). I.2. Khái quát về lịch sử tìm kiếm – khai thác thiếc ở Việt Nam Ở Việt Nam quặng thiếc có ở 3 khu vực chính Cao Bằng, Sơn Dương và Quỳ Hợp. Theo kết quả tiềm kiếm – thăm dò trong thời gian qua đã xác định tài nguyên thiếc 80 nghìn tấn, trữ lượng công nghiệp 50 nghìn tấn, trong đó trữ lượng ở các vùng quặng như sau: Tĩnh Túc (Cao Bằng): 15 nghìn tấn thiếc Sơn Dương (Tuyên Quang): 11 nghìn tấn thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An): 23 nghìn tấn thiếc Tổng TN – TL thiếc Việt Nam được thể hiện ở bảng. Bảng I.1. Sản lượng khai thác thiếc qua các thời kỳ như sau (nghìn tấn SnO 2 ) Năm 1850 1913 1937 1941 194 5 1950 1955 1960 1966 1971 1981 1991 1995 Sản lượng tính quặng 84 127 196 244, 5 87 164 170 137 166 185 243 197 250 Từ 1910 đến 1914 thực dân Pháp đã khai thác ở Pia Oac đươc 32.473 tấn Sn kèm theo 137 kg Au. Từ năm 1950 đến năm 1956 khai thác thủ công được 440 tấn SnO 2 ; 1957 – 1980 sản lượng khai thác ở vùng Pia Oac đạt 9.901 tấn SnO 2 với hàm lượng trung bình 1305 g/m 3 . Ở Tam Đảo đạt 3.500 tấn SnO 2 với hàm lượng 1348 g/m 3 . Trước năm 1988, sản lượng hàng năm chỉ đạt 600 tấn, năm cao nhất 1000 tấn. Ở Sơn Dương khai thác từ 1965 đến 1984 được 4 nghìn tấn, trung bình 210 tấn/năm. Hàm lượng thiếc trung bình 2400 g/m 3 . Ở Quỳ Hợp khai thác từ 1961 với qui mô nhỏ. CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ THIẾC II.1. Tính chất Thiếc là kim loại mềm, có màu trắng bạc, dễ dát thành lát mỏng 0,005mm. Sn được ưa chuộng trong kỹ thuật và đời sống do Sn có sức chống ăn mòn cao, muối Sn không độc, Sn dễ nấu chảy và có thể luyện thành hợp kim cao cấp. II.2. Đặc điểm khoáng vật Thiếc tồn tại trong khoáng vật thuộc các nhóm oXt, sulfostanat, surful, silicat, borat và niobat. Khoáng vật quan trọng nhất của thiếc là cassiterit (SnO 2 ) chứa 69-78 % Sn, stannin (Cu 2 FeSnS 4 ) chứa 19-24 % Sn, tilit (PbSnS 2 ) chứa 30,4 % Sn, cylinđrit (Pb 3 Sn 4 Sb 2 S 14 ) chứa khoảng 25,12 % Sn, franckeit (Pb 3 Sn 4 Sb 2 S 14 ) chứa từ 9,5 - 17,1 % Sn. Tuy nhiên, chỉ có cassiterit và stannin là tạo thành tụ khoáng. Cassiterit là khoáng vật bền vững trong điều kiện phong hóa, do vậy có thể tạo nên những mỏ sa khoáng lớn, ngược lại stannin rất dễ bị phá hủy, cho nên chỉ tồn tại trong quặng gốc. Cassiterit (SnO 2 ) với thành phần: Sn = 78,62%; O = 21,38%; tỷ trọng 6,8 – 7,1; độ cứng 6 – 7 . Trong thực tế luôn có Fe, Mn, Ư, Ta, Nb, In, Ge, Be, Zr, SiO 2 đôi khi có cả V, Ni, Sb, Se… Tinh thể có dạng lăng trụ thường hình kim đôi khi có dạng tháp đôi. Các mặt lăng trụ thường vết thẳng đứng, còn các mặt của hình tháp lại có vết khía song song với các cạnh của chúng. Rất hay gặp các song tinh cassiterit. Ngoài dạng kết tinh, còn có dạng khác của cassiterit, đó là dạng thiếc thớ gỗ. Thiếc thớ gỗ thường có dạng nhũ hình quả lê, hình giọt nước với cấu tạo tỏa tia đồng tâm do các gel SnO 2 đông kết. Stannin (Cu 2 FeSnS 4 ) với thành phần lý thuyết: Cu = 29,6%, Fe = 13%, Sn = 27,6%, S = 29,8%; tỷ trọng 4,3 – 5,2; độ cứng 3 – 4. Hàm lượng thiếc thực tế biến động từ 24,08 – 29,08%; thường có Zn (đến 8,71%), Cd (đến 0,83%), Bi (đến 0,2%), Sb (0,2%), đôi khi có Pb và Ag. Stannin thường rất ít gặp so với cassiterit; nó thường chỉ có mặt trong các thành tạo quặng thiếc thuộc thành hệ cassiterit – surful. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy gần 40 khoáng vật khác nhau có chứa thiếc, tuy nhiên các khoáng vật này ít phổ biến, và nếu có thì cũng không đủ hàm lượng để khai thác công nghiệp. Hàm lượng thiếc tùy thuộc vào thành phần hóa học của khoáng vật. Hình II.1. Tinh thể cassiterit Hình II.2. Tinh thể stannin BảngII.1. Bảng thống kê các khoáng vật chứa thiếc Tên khoáng vật Công thức khoáng vật Tỷ trọng Độ cứng Hàm lượng thiếc (%) Cassiterite SnO 2 6.4 – 7.1 6 – 7 78.77 Oulankaite (Pd,Pt) 5 (Cu,Fe) 4 SnTe 2 S 2 10.27 3.5 – 4 8.94 Canfieldite Ag 8 SnS 6 6.28 2.5 10.11 Kuramite Cu 3 SnS 4 4.56 5 27.13 Ferrokesterite Cu 2 (Fe,Zn)SnS 4 4 27.46 [...]... cassiterit và surful Trong các mỏ kiểu này, các đới khoáng hóa thường phân bố tại nơi dập vỡ và các mạch trong granit chỉ ở trong các đá của mái Các khoáng vật điển hình của mỏ: tourmalin, thạch anh và cassiterit Cùng với chúng có muscovit, clorit, wolframit, arsenopyrit, pyrit và một vài khoáng vật khoáng vật khác như trong các mỏ thạch anh – cassiterit Tourmalin được thành tạo thay thế các khoáng vật... hành vũ trụ Hình II.3 Biểu đồ tiêu thụ thiếc trên thế giới năm 2006 (nguồn www.itri-innovation.com) Hình III.4b Sắt tây Hình III.4a Hợp kim thiếc Hình II.4 Một số ứng dụng của thiếc Hình III.4c Kính nổi PHẦN 2 NGUỒN GỐC, ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO VÀ CÁC LOẠI HÌNH KHOÁNG SẢN THIẾC CHƯƠNG III CÁC KIỂU NGUỒN GỐC VÀ KIỂU MỎ CÔNG NGHIỆP CỦA KHOÁNG SẢN THIẾC III.1 Đặc điểm địa chất các mỏ thiếc Khoáng sàng thiếc... của các đứt gãy có nhiều phương khác nhau • Tại ven rìa các khối xâm nhập nơi mà phổ biến nhiều khe nứt được thành tạo trong các quá trình kết tinh • Trong các vùng họng núi lửa - Các thân quặng trong các khe nứt vỡ vụn - Các thân quặng trong các hệ thống khe nứt liên hợp và các nứt tách Tuy nhiên các cấu trúc thuận lợi hơn có giá trị công nghiệp là kiểu quặng hóa mạng mạch và một phần liên quan với các. .. thạch anh – microlin và chúng bị albit hóa, muscovit hóa mạnh mẽ Thành phần khoáng vật là albit và các khoáng vật khác đi kèm có các loại photphat, tourmalin crom và columbit phát triển nhiều trong mạch Các thành tạo có greizen cùng với cassiterit có dạng ổ, thấu kính và các thể méo mó khác ở ven rìa Đôi khi còn gặp surful cùng với thạch anh được thành tạo ở giai đoạn sớm Các khoáng vật thành tạo ở... (Sơn Dương, Đại Từ), và các sa khoáng nhỏ khác Sa khoáng thiếc có nguồn gốc chủ yếu là aluvi và deluvi Sa khoáng aluvi phân phố rộng rãi ở các vùng Cao Bằng, Sơn Dương – Đại Từ và Quỳ Hợp Các thung lũng chứa sa khoáng thường có dạng phức tạp, phần lớn là thung lũng karst (ngoại trừ vùng Đơn Dương), có bề dày lớp cát chứa quặng thay đổi phức tạp đến 40 m Hầu hết các tụ khoáng sa khoáng có điều kiện khai... chính: - Trên các thân xâm nhập, phân bố trong các tầng đá phiến – cát kết vây quanh - Trong các thể xâm nhập granitoit (nơi phần lồi, phần nhô) với khoảng cách quặng hóa từ 1,5 – 2km Phụ thuộc vào hình dạng các thể xâm nhập, sự có mặt các đứt gãy phá hủy trước quặng mà các thể mạch quặng có thể có nhiều dạng khác nhau: hình vòng, kéo dài hoặc là mạng mạch quặng phức tạp Các yếu tố kiến tạo địa phương khống... được thành tạo sau khi thành tạo các mạch thạch anh – cassiterit – surful, nhưng trước các thành tạo thạch anh màu trắng sữa, fluorit và canXt (giai đoạn 4, 5) Cuối cùng muộn nhất là các đá bazan, có khi tạo thành mạch và đôi nơi lấp đầy trong các tinh đám thạch anh Các mạch quặng có phương chủ yếu là vĩ tuyến và tây bắc Các mạch quặng có phương vĩ tuyến phân bố theo các khe nứt dăm (đoạn tầng nghịch)... vật surful của sắt, đồng, chì, kẽm và các kim loại khác Các mỏ cassiterit – surful được thành tạo liên quan với các đá xâm nhập aXt – granitoit có tính bazơ cao hơn như granodiorit và cả diorit thạch anh Về đặc điểm địa chất phân bố thì các mỏ này tương tự như các mỏ surful và mỏ quặng vàng Các mỏ surful – cassiterit thành tạo ở độ sâu không lớn so với mặt đất; trong các miền uốn nếp thì độ sâu khoảng... nếp địa vồng, các địa khối trung tâm và cả trong các đới hoạt hóa của khiên và của nền Những công trình nghiên cứu cho rằng vị trí các đai khoáng hóa thiếc trùng với các nơi dát mỏng của vỏ Trái Đất với bề dày các trầm tích lớn, nghĩa là phân bố ở những nơi hoạt động mạnh của vỏ Trái Đất, gồm: - Đới thành tạo võng lâu dài và được lấp đầy bởi các đá phiến – cát kết - Những đai uốn nếp quanh các địa khối... núi lửa Các mỏ phân bố trong các thành tạo núi lửa đặc trưng là thường có kích thước lớn và lịch sử phát triển phức tạp, bắt đầu từ lúc xâm nhập các đai mạch có nhiều tuổi, thành phần khoáng vật các mạch (từ giai đoạn nhiệt độ cao đến nhiệt độ thấp) rất khác nhau và cuối cùng là các dịch chuyển kiến tạo sau quặng III.2 Các kiểu mỏ khoáng Liên hệ trên thế giới III.2.1 Mỏ pegmatit Thiếc gặp trong các kiểu . BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Báo cáo " ;Các loại hình khoáng sản và các phương pháp tìm kiếm và chuẩn đoán khoáng sản thiếc" MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Phần 1: TỔNG QUAN VỀ KHOÁNG SẢN THIẾC Chương. thế giới 28 III.4. Các kiểu mỏ khoáng và kiểu công nghiệp ở Việt Nam 29 Phần III: CÁC TIỀN ĐỀ, DẤU HIỆU TÌM KIẾM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM THIẾC Chương IV: Các tiền đề tìm kiếm IV.1. Tiền đề. 46 V.5. Các đới biến đổi nhiệt dịch 47 Chương VI: Các phương pháp tìm kiếm VI.1. Phương pháp đo vẽ địa chất 48 VI.2. Phương pháp tảng lăn 49 VI.3. Phương pháp ảnh viễn thám 51 VI.4. Phương pháp