HIVID (Kỳ 4) pps

6 90 0
HIVID (Kỳ 4) pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HIVID (Kỳ 4) TƯƠNG TÁC THUỐC Phối hợp Hivid với các thuốc có thể gây bệnh thần kinh ngoại biên, nếu có thể, cần nên tránh. Các thuốc có thể gây bệnh thần kinh ngoại biên bao gồm : chloramphénicol, cisplatine, dapsone, disulfirame, éthionamide, glutéthimide, vàng, hydralazine, iodoquinol, isoniazide, métronidazole, nitrofurantoine, phénytoine, ribavirine và vincristine. Phối hợp Hivid và didanosine không được khuyến cáo. Các thuốc như amphotéricine, foscarnet và aminoside có thể tăng nguy cơ gây các bệnh thần kinh ngoại biên và các tác dụng phụ của Hivid bằng cách ảnh hưởng lên sự thanh thải của zalcitabine ở thận. Trường hợp dùng một trong các thuốc này với Hivid, cần theo dõi lâm sàng và sinh học thường xuyên và điều chỉnh liều nếu có thay đổi chức năng thận đáng kể. Việc điều trị bằng Hivid phải được gián đoạn khi cần dùng một thuốc có khả năng gây viêm tụy. Đã có báo cáo về trường hợp bị tử vong do viêm tụy đột ngột có liên quan đến sử dụng Hivid và pentamidine đường tĩnh mạch : trường hợp điều trị một bệnh phổi do Pneumocystis carinii bằng pentamidine đường tĩnh mạch, phải ngưng điều trị bằng Hivid (xem Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng). TÁC DỤNG NGOẠI Ý Tác dụng ngoại ý chính là bệnh thần kinh ngoại biên, chiếm 20-30% trường hợp (xem Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng). Các tác dụng ngoại ý khác thường được báo cáo (> 3%), bao gồm : - ống tiêu hóa : loét miệng (7,8%), khó nuốt, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, táo bón ; - da và các phần phụ : phát ban, ngứa, vã mồ hôi ; - hệ thần kinh trung ương và ngoại biên : nhức đầu, chóng mặt ; - hệ vận động : đau cơ, đau khớp ; - các dấu hiệu tổng quát : giảm cân, mệt mỏi, sốt, rét run, đau ngực ; - đường hô hấp : viêm hầu ; - các tác dụng ngoại ý trên kết quả sinh học : thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa éosine, giảm tiểu cầu, tăng TGP, tăng TGO, tăng phosphate kiềm. Các tác dụng ngoại ý ít gặp hơn hoặc hiếm hơn (< 3%) được báo cáo, bao gồm : - các dấu hiệu tổng quát : suy nhược, đau đớn, đau sau xương ức, bất ổn, phù nề ; - hệ tim mạch : cao huyết áp, đánh trống ngực, ngất, rung nhĩ, nhịp tim nhanh, bệnh cơ tim ; - ống tiêu hóa : khô miệng, loét thực quản, khó tiêu, viêm lưỡi, đau thực quản, đau trực tràng, trĩ, loét trực tràng, đầy hơi, loét lưỡi, tăng thể tích bụng, bất thường ở nướu răng, viêm miệng, ợ hơi, viêm bao tử, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm tụy, tăng thể tích các tuyến nước bọt, vàng da, viêm thực quản ; - gan : tổn thương tế bào gan, viêm gan, bất thường các chức năng gan ; - hệ vận động : đau vai, vọp bẻ ở chân, đau bàn chân, đau cánh tay, viêm khớp, bệnh khớp, lạnh ở các đầu chi, đau ở cổ tay, viêm cơ ; - hệ thần kinh : tăng trương lực, run rẩy (chủ yếu ở bàn tay), rung cơ cục bộ, co giật, mất điều hòa, bất thường trong sự phối hợp các động tác, dị cảm Bell, khó phát âm, tăng động, nhức nửa đầu, đau thần kinh, viêm thần kinh, trạng thái tê mê, chóng mặt ; - tâm thần : lẫn lộn, khó khăn trong sự tập trung, mất trí nhớ, mất ngủ, ngủ gà, trầm cảm, kích động, mất nhân cách, xúc cảm không ổn định, cáu gắt, lo âu, sảng khóai, lập dị, sa sút trí tuệ ; - hệ hô hấp : ho, khó thở, tím tái ; - da : viêm da, rụng tóc, nổi mề đay, ban da dạng sần, tổn thương ở da, mụn trứng cá, phát ban có bọng nước, phản ứng vận mạch ; - cơ quan cảm giác : hỏng vị giác, khô mắt, bất thường thị giác, đau mắt, mất thường ở mắt, ù tai, điếc, loạn khướu giác ; - đường niệu : đi tiểu nhiều lần, bất thường chức năng thận, suy thận cấp tính, u nang ở thận, bệnh goutte, bệnh thận do ngộ độc, đa niệu, sỏi thận, tăng urê huyết. LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG Người lớn : liều khuyến cáo đối với Hivid là 0,75 mg bằng đường uống mỗi 8 giờ (ứng với liều hàng ngày là 2,25 mg). Theo dõi bệnh nhân : Đếm công thức máu và làm bilan sinh học thường xuyên. Theo dõi amylase huyết ở bệnh nhân có tiền sử bị tăng amylase huyết, viêm tụy hoặc uống nhiều rượu, cũng như ở bệnh nhân truyền các chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch hoặc ở bệnh nhân có biểu hiện có nguy cơ bị viêm tụy. Nên tập trung theo dõi và phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên, đặc biệt ở bệnh nhân có tỉ lệ CD4 thấp là đối tượng có nguy cơ bị bệnh thần kinh ngoại biên cao khi điều trị bằng zalcitabine. Suy thận và suy gan :chưa đủ kinh nghiệm để đề nghị việc điều chỉnh liều ; trẻ em dưới 13 tuổi cũng tương tự. QUÁ LIỀU Cấp tính : Kinh nghiệm còn rất hạn chế trong trường hợp bị quá liều Hivid cấp tính ; các hậu quả cũng không được biết. Không có thuốc giải độc chuyên biệt. Người ta cũng không biết rằng zalcitabine có được loại qua biện pháp thẩm tách phúc mạc hay thẩm phân máu không. Mãn tính : Trong các nghiên cứu ban đầu trong đó zalcitabine được dùng với liều cao gấp 25 lần (0,25 mg mỗi 8 giờ) so với liều khuyến cáo, một bệnh nhân đã phải ngưng dùng Hivid sau 1,5 tuần do bị phát ban và sốt. Trong các nghiên cứu đầu tiên ở pha I, tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng Hivid với liều khoảng gấp 6 lần liều khuyến cáo hiện nay bị bệnh thần kinh ngoại biên sau 10 tuần, 80% bệnh nhân nhận liều gấp đôi khuyến cáo hiện nay đều bị bệnh thần kinh ngoại biên sau 12 tuần. . HIVID (Kỳ 4) TƯƠNG TÁC THUỐC Phối hợp Hivid với các thuốc có thể gây bệnh thần kinh ngoại biên, nếu có thể, cần. Phối hợp Hivid và didanosine không được khuyến cáo. Các thuốc như amphotéricine, foscarnet và aminoside có thể tăng nguy cơ gây các bệnh thần kinh ngoại biên và các tác dụng phụ của Hivid bằng. một trong các thuốc này với Hivid, cần theo dõi lâm sàng và sinh học thường xuyên và điều chỉnh liều nếu có thay đổi chức năng thận đáng kể. Việc điều trị bằng Hivid phải được gián đoạn khi

Ngày đăng: 05/07/2014, 04:20