Hội chứng ruột kích thích (Kỳ 4) 7- Chẩn đoán phân biệt - Loại ngay những bệnh nhân: + Đại tiện phân có máu. + Có sốt. + Có sút cân nhanh. + Có tiểu máu . - Phân biệt với một số bệnh tiêu hoá khác + Viêm dạ dày tá tràng (dựa X quang, soi dạ dày). + Lỵ amíp, lỵ trực khuẩn (phân có máu, cấy phân tìm Shigella). + Lao hồi manh tràng. + Ung thư đại tràng. 8- Chẩn đoán nguyên nhân Đây là một hội chứng bệnh có nhiều yếu tố tham gia: - Trạng thái thần kinh tâm thần căng thẳng (stress tình cảm tâm lý làm cho các triệu chứng của HCRKT xuất hiện hoặc nặng thêm). - Nguyên nhân của đau: do đại tràng bị căng giãn do khí trong ruột làm căng giãn ống tiêu hoá, hoặc khí phân bổ không đều trọng ống tiêu hoá. Bằng thực nghiệm kích thích phần trên ống tiêu hoá cũng gây ra đau. Khi đưa ống soi vào gây đau… - Dùng máy ghi hoạt động điện cơ sở của đại tràng: + Tăng co bóp ở nhóm có táo bón và đau + Giảm co thắt ở nhóm có triệu chứng đi phân lỏng - Các tác nhân tới sự vận động của đại tràng + Thuốc (Propranolon), nội tiết (Cholecystokinin, Pentagastrin), sự căng giãn đại tràng. Serotonin làm tăng sự vận động của ruột non nhưng lại làm giảm sự hoạt động của đại tràng. Glucagon làm co thắt đại tràng. + Các cảm xúc: làm thay đổi vận động đại tràng + Đối với bữa ăn, phản xạ dạ dày - đại tràng (Reflexe gastro-colique) xuất hiện chậm hơn và kéo dài hơn 40-80 phút (bình thường phản xạ này xuất hiện cùng một lúc và kéo dài chỉ đến 40 phút) theo (Sullivanet al 1978) - Ở người mắc HCRKT: vận động vận chuyển của ruột non tăng lên ở người đi phân lỏng và chậm lại ở người táo bón và đau bụng - Vai trò dị ứng thức ăn đang tiếp tục nghiên cứu: Năm 1982 bằng phương pháp mù kép tác giả AlunJ.et.al, cho ống xông vào dạ dày rồi bơm một số thức ăn vào (những thức ăn mà bệnh nhân kiêng vì ăn vào gây đau) tác giả nhận thấy 14/21 ca bị đi lỏng hoặc đau song song với tăng lượng Prostaglandin E2 ở hậu môn. 9- Điều trị HCRKT + Nguyên tắc chung: - Tâm lý liệu pháp: Khám ân cần tỉ mỉ, giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ để kết hợp với thầy thuốc - Không dùng lặp lại nhữg thuốc kháng sinh cũ mà bệnh nhân đã dùng không hiệu quả. - Chế độ ăn: nhiều đạm ít mỡ không kiêng khem quá mức - Dùng các thuốc chữa triệu chứng khi cần. + Các nhóm thuốc được sử dụng: - Nhóm chống đi lỏng o Codein o Diphenoxylat(diarsed) 1v:2,5mg Diphenoxylate + 0,025mg Atropin, ỉa chảy mạn 2v/ngày, tiêu chảy cấp: bắt đầu 2v sau đó mỗi lần ỉa phân lỏng 1v tối đa 8v/ngày o Loperamide (imodium viên nang 2mg) ỉa chảy cấp 2v/ngày 4h sau đó còn ỉa chảy thêm 1v -> 8 viên /ngày… mạn 2v/ngày cho đến khi nào 2lần/ngày. o Cholestriramin - Nhóm chống táo bón: o Ispaghula-Microlax o Psyllium o Cám gạo - Nhóm điều hoà vận động: Debridat.1v x 3lần/24h sau bữa ăn o Thuốc chống co thắt: Mebeverin: Meteospasmyl 1v x 2lần trước bữa ăn - Thuốc tăng co bóp: Cisaprid, Motilium-M: 10mg x 2-6v/4h trước ăn - Thuốc an thần: Seduxen - Nhóm thuốc thần kinh: o An thần Benzodiazepin o Thuốc chống đau: Dicyclomine o Chống trầm cảm: Amitiptylin o Gây ngủ - Mới áp dụng: châm cứu giải quyết đầy hơi, đau bụng. HCRKT thể lỏng dùng thuốc: Loperamide theo tác giả: - Palner(1980) Loperamide(viên nang 2mg): 4->6mg/24hx 4tuần liên tục. - Cann (1984) Loperamide 2-12mg x 5tuần liền cố định 2 tuần sau tăng giảm tuỳ theo. - Ritchie (1984) Loperamide: 4mg–12mg x 2-5 tuần liên tục - Lê Danh Hoa (1994) Loperamide 2-4mg (khi cần thì dùng) Tác dụng phụ của Loperamide, Codein, Diphenoxylat: - Buồn nôn và nôn - Mờ mắt - Chóng mặt - Đau bụng - Lơ mơ buồn ngủ - Đau đầu - Trầm cảm - Táo bón . Hội chứng ruột kích thích (Kỳ 4) 7- Chẩn đoán phân biệt - Loại ngay những bệnh nhân: + Đại tiện phân có máu Chẩn đoán nguyên nhân Đây là một hội chứng bệnh có nhiều yếu tố tham gia: - Trạng thái thần kinh tâm thần căng thẳng (stress tình cảm tâm lý làm cho các triệu chứng của HCRKT xuất hiện hoặc nặng. đau: do đại tràng bị căng giãn do khí trong ruột làm căng giãn ống tiêu hoá, hoặc khí phân bổ không đều trọng ống tiêu hoá. Bằng thực nghiệm kích thích phần trên ống tiêu hoá cũng gây ra đau.