Đề thi thử TN 2009 - 2010

10 310 0
Đề thi thử TN 2009 - 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TN NĂM 2009 – 2010 Thời gian : 60 phút Họ và tên: ……………………………………… Lớp 12 Điểm: Hãy chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn Câu 1: Phát biểu không đúng là: A. CH 3 CH 2 COOCH=CH 2 cùng dãy đồng đẳng với CH 2 =CHCOOCH 3 . B. HCOOCH=CH 2 tác dụng được với dung dịch Br 2 . C. HCOOCH=CH 2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được andehit và muối. D. CH 3 CH 2 COOCH=CH 2 có thể trùng hợp tạo polime. Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO 2 . Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là A. C 2 H 5 -COOH. B. HOOC-COOH. C. CH 3 -COOH. D. OOC-CH 2 -CH 2 -COOH. Câu 3: Hỗn hợp X gồm 3 oxit có số mol bằng nhau: FeO, Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 . Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO 3 (dư), thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng (dư), thu được 6,42 gam kết tủa nâu đỏ. Giá trị của m là: A. 1,6g. B. 2,32g. C. 4,64g. D. 4,8g. Câu 4: Cho dãy các chất: axit axetic, o-crezol, phenol, ancol benzylic, ancol etylic, axit aminoaxetic. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch KOH là: A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 5: Thể tích khí clo (đktc) cần dùng để phản ứng hoàn toàn với 5,4 gam Al là A. 3,36 lít. B. 8,96 lít. C. 2,24 lít. D. 6,72 lít. Câu 6: Tính chất hóa học đặc trưng của Fe là: A. tính axit. B. tính oxi hóa. C. tính khử. D. tính bazơ. Câu 7: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc là là: A. aspirin. B. nicotin. C. cafein. D. moocphin. Câu 8: Cho dãy kim loại: Zn, Fe, Cr. Thứ tự giảm dần hoạt động hóa học của các kim loại từ trái sang phải trong dãy là: A. Zn, Cr, Fe. B. Zn, Fe, Cr. C. Fe, Zn, Cr. D. Cr, Fe, Zn. Câu 9: Cho các chất: metylamin, amoniac, anilin, natri hidroxit. Chất có lực bazơ nhỏ nhất là A. amoniac. B. natri hidroxit. C. metylamin. D. anilin. Câu 10: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 , CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm: A. Al, Fe, Cu. B. Fe, Cu. C. Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 , Cu. D. Fe 2 O 3 , Cu. Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H 2 SO 4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là A. MgSO 4 . B. MgSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 . C. MgSO 4 và FeSO 4 . D. MgSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 và FeSO 4 . Câu 12: Kim loại có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là: A. Al. B. Mg. C. Zn. D. Na. Câu 13: Cô cạn dung dịch X chứa các ion Mg 2+ , Ca 2+ và HCO 3 - , thu được chất rắn Y. Nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z gồm A. MgCO 3 và CaO. B. MgO và CaCO 3 . C. MgCO 3 và CaCO 3 . D. MgO và CaO. Câu 14: Anilin và phenol đều có phản ứng với A. dung dịch NaOH. B. nước Br 2 . C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaCl. Câu 15: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại A. Pb. B. Zn. C. Sn. D. Cu. Câu 16: Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với A. AgNO 3 trong dung dịch NH 3 ,đun nóng. B. Cu(OH) 2 trong NaOH, đun nóng. C. Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường. D. kim loại Na. Câu 17: Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là: A. metylamin. B. glyxin. C. axit glutamic. D. anilin. Câu 18: Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại X bằng dung dịch HCl sinh ra V lít khí (đktc); cũng m gam X khi đun nóng phản ứng hết với V lít O 2 (đktc). Kim loại X là : A. Zn. B. Ni. C. Pb. D. Sn. Câu 19: Chất X có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 , tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C 3 H 5 O 2 Na. Công thức cấu tạo của X là A. CH 3 COOC 2 H 5 . B. HCOOC 3 H 7 . C. HCOOC 3 H 5 . D. C 2 H 5 COOCH 3 . Câu 20: Magie được điều chế bằng cách A. điện phân nóng chảy MgCl 2 . B. cho Na vào dung dịch MgSO 4 . C. Dùng H 2 khử MgO ở nhiệt độ cao. D. điện phân dung dịch Mg(NO 3 ) 2 . Câu 21: Cho dãy các chất: CH 3 Cl, C 2 H 5 COOCH 3 , CH 3 CHO, CH 3 COONa, CH 3 COOCH=CH 2 . Số chất trong dãy khi thủy phân sinh ra ancol metylic là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 22: Cho hỗn hợp kim loại gồm 6,75 gam Al và 2,3 gam Na tác dụng với nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn còn lại là: A. 4,05 gam. B. 5,0 gam. C. 2,3 gam. D. 2,7 gam. Câu 23: Cấu hình electron của cation R 2+ có phân lớp ngoài cùng là 2p 6 . Nguyên tử R là A. Mg. B. N. C. S. D. Al. Câu 24: Để khử ion Fe 3+ trong dung dịch thành ion Fe 2+ có thể dùng một lượng dư kim loại A. Mg. B. Ag. C. Cu. D. Ba. Câu 25: Cacbohidrat thuộc loại đisaccarit là: A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. glucozơ. D. fructozơ. Câu 26: Trong công nghiệp, kim loại nhôm được điều chế bằng cách A. nhiệt phân Al 2 O 3 . B. điện phân dung dịch AlCl 3 . C. điện phân Al 2 O 3 nóng chảy. D. điện phân AlCl 3 nóng chảy. Câu 27: Khi cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư), thể tích khí H 2 sinh ra là 2,24 lít (đktc). Phần kim loại không tan có khối lượng là: A. 2,8 gam. B. 6,4 gam. C. 3,2 gam. D. 5,6 gam. Câu 28: Cho dãy các chất: FeO, MgO, Fe 3 O 4 , Al 2 O 3 , HCl, FeO 3 . Số chất trong dãy bị oxi hóa bởi dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 29: Dung dịch K 2 CO 3 phản ứng được với: A. CH 3 COOH. B. CH 3 COOK. C. CH 3 OH. D. C 2 H 5 OH. Câu 30: Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH) 2 cho hợp chất màu A. vàng. B. đỏ. C. tím. D. xanh. Câu 31: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 3,28 gam. B. 8,56 gam. C. 10,4 gam. D. 8,2 gam. Câu 32: Dãy các chất sau được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là: A. CH 3 CH 2 OH, CH 3 COOH, CH 3 CHO. B. CH 3 COOH, CH 3 CH 2 OH, CH 3 CHO. C. CH 3 CHO, CH 3 CH 2 OH, CH 3 COOH. D. CH 3 COOH, CH 3 CHO, CH 3 CH 2 OH. Câu 33: Hai chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính ? A. Cr và Cr 2 O 3 . B. Al và Al 2 (SO 4 ) 3 . C. Cr(OH) 3 và Al 2 O 3 . D. Al 2 (SO 4 ) 3 và Al(OH) 3 . Câu 34: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi so với CH 4 là 5,5. Nếu đem đun 4,4 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 4,1 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. HCOOCH 2 CH 2 CH 3 . B. HCOOCH(CH 3 ) 2 . C. CH 3 COOC 2 H 5 . D. C 2 H 5 COOCH 3 . Câu 35: Khi đốt cháy 4,5 gam một amin đơn chức giải phóng ra 1,12 lít N 2 (đktc). Công thức phân tử của amin đó là A. C 2 H 7 N. B. CH 5 N. C. C 3 H 9 N. D. C 3 H 7 N. Câu 36: Chất không có tính chất lưỡng tính là A. Cr 2 O 3 . B. Al 2 O 3 . C. Cr(OH) 3 . D. Mg(OH) 2 . Câu 37: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa A. HOOC-[CH 2 ] 4 -COOH và H 2 N-[CH 2 ] 6 -NH 2 . B. HOOC-[CH 2 ] 4 -NH 2 và H 2 N-[CH 2 ] 6 -COOH. C. HOOC-[CH 2 ] 4 -COOH và H 2 N-[CH 2 ] 4 -NH 2 . D. HOOC-[CH 2 ] 6 -COOH và H 2 N-[CH 2 ] 6 -NH 2 . Câu 38: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl 3 , AlCl 3 , HCl, HNO 3 , NaCl, CuSO 4 . Số trường hợp tạo muối sắt (II) là: A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 39: Cho dãy các chất: Ca(HCO 3 ) 2 , Cr 2 O 3 , (NH 4 ) 2 CO 3 , ZnSO 4 , Al(OH) 3 , CrO 3 . Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là: A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 40: Cho m gam hỗn hợp hai ancol tác dụng hoàn toàn với Na (dư) được 1,12 lít H 2 (đktc) và 6,1 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là: A. 4,6. B. 4,1. C. 3,2. D. 3,9. Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ag=108. ĐỀ THI THỬ TN NĂM 2009 – 2010 Thời gian : 60 phút Họ và tên: ……………………………………… Lớp 12 Điểm: Hãy chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn Câu 1:Metyl propionat là tên gọi của hợp chất nào sau đây? A. HCOOC 3 H 7 B. C 2 H 5 COOCH 3 C.C 3 H 7 COOH D.C 2 H 5 COOH Câu 2: Đun nóng 6g CH 3 COOH với 6 gam C 2 H 5 OH có H 2 SO 4 đặc làm xúc tác. Tìm khối lượng este tạo thành khi hiệu suất 80%. A. 7,04g B. 8g C. 10g D. 9g Câu 3: Cho m gam glucozo lên men thành ancol etylic với hiệu suất 75%. Toàn bộ khí CO 2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH) 2 lấy dư tạo ra 80g kết tủa. Giá trị của m là: A. 74 B. 54 C. 108 D. 96 Câu 4: Anilin (C 6 H 5 NH 2 ) và phenol (C 6 H 5 OH) đều có phản ứng với : A.dd HCl B.dd NaOH C. nước Br 2 D.dd NaCl Câu 5: Ứng với công thức C 3 H 9 N có số đồng phân amin là : A.3. B.4. C.5. D. 6. Câu 6: Trung hòa 3,1 gam một amin đơn chức X cần 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là ở đáp án nào? A. C 2 H 5 N B. CH 5 N C. C 3 H 9 N D. C 3 H 7 N Câu 7: Thủy tinh hữu cơ có thể điều chế được bằng cách thực hiện phản ứng trùng hợp monome nào sau đây: A. Metylmetacrylat B. Axit acrylic C. Axit metacrylic D. Etilen Câu 8: Tơ nilon – 6,6 được điều chế từ: A. Phản ứng đồng trùng hợp axit adipic và hexametylendiamin B. Phản ứng trùng ngưng axit adipic và hexametylendiamin C. Phản ứng trùng ngưng axit adipic và glyxerol D. Phản ứng đồng trùng hợp axit adipic và etylenglycol Câu 9: Dãy gồm các dung dịch đều hòa tan được Cu(OH) 2 ở nhiệt độ phòng là: A. glucozo, fructozo, saccarozo và tinh bột B. glucozo, fructozo, saccarozo và xenlulozo C. glucozo, fructozo, glixerol và saccarozo D. glucozo, fructozo, glixerol và tinh bột Câu 10: Hãy chọn nhận định đúng: A.Lipit là chất béo. B.Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật. C.Lipit là este của glixerol với các axit béo. D.Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước, nhưng hoà tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit bao gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit Câu 11: Để trung hòa 4,44 gam một axit cacboxylic (thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic) cần 60ml dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử của axit đó là: A. C 3 H 7 COOH B. C 2 H 5 COOH C. CH 3 COOH D. HCOOH Câu 12: Một este no đơn chức khối lượng phân tử bằng 88 , số đồng phân mạch thằng là: A 8 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X thu được 0,4 mol CO 2 và 0,4 mol H 2 O. Cho 0,1 mol X tác dụng hết với NaOH thì thu được 8,2g muối khan. CTCT của X là: A. HCOOC 2 H 3 B. CH 3 COOCH 3 C. HCOOC 2 H 5 D. CH 3 COOC 2 H 5 Câu 14: Khi nung nóng kim lọai Fe với chất nào sau đây thì tạo ra hợp chất sắt (II): A. S B. Cl 2 C. dung dịch HNO 3 D. O 2 Câu 15: Dãy chất nào sau đây đều tan hết trong dung dịch HCl dư ? A. Cu, Ag, Fe; B. Al, Fe, Ag; C. Cu, Al, Fe; D. CuO, Al, Fe; Câu 16: Điện phân hòan tòan 33,3 gam muối clorua của một kim lọai nhóm IIA, người ta thu được 6,72 lít khí clo (đktc). Công thức hóa học của muối clorua là công thức nào sau đây ? A.MgCl 2 B.CaCl 2 C.SrCl 2 D.BaCl 2 Câu 17: Có ba chất : Mg , Al , Al 2 O 3 . Có thể phân biệt ba chất chỉ bằng một thuốc thử là chất nào sau đây ? A. dung dịch CuSO 4 B. dung dịch HNO 3 C. dung dịch HCl D. dung dịch NaOH Câu 18: Kim loại có thể điều chế được từ quặng boxit là kim loại nào ? A. Cu B. Al C. Mg D. Fe Câu 19: Nước cứng là nước chứa nhiều ion nào ? A. Na + và Mg 2+ B. Ca 2+ và Mg 2+ C. K + và Ba 2+ D.Ba 2+ và Ca 2+ Câu 20: . Quá trình nào sau đây , ion Na + bị khử ? A. Dung dịch Na 2 CO 3 tác dụng với dung dịch HCl B. Dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO 3 C . Điện phân NaCl nóng chảy D. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl Câu 21: Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H 2 SO 4 loãng thoát ra 0,4 mol khí , còn trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 0,3 mol khí . Tính m A. 13,7g B. 12,28g C. 11g D. 19,5g Câu 22: Hòa tan hết 7,6 g hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ thuộc hai chu kì liên tiếp bằng lượng dư dung dịch HCl thì thu được 5,6 lít khí (đktc). Hai kim loại này là ? A. Ca và Sr B. Mg và Ca C. Sr và Ba D. Be và Mg Câu 23: Dãy các kim loại nào sau đây không tác dụng với các dd HNO 3 và H 2 SO 4 đặc nguội? A. Cr, Fe, Sn B. Al, Fe, Cr C. Al, Fe, Cu D. Cr, Ni, Zn Câu 24: Cho dd NH 3 dư vào dd chứa AlCl 3 và ZnCl 2 thu được kết tủa X, nung X đến khối lượng không đổi được chất rắn Y. Cho luồng H 2 dư đi qua Y nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn Z. Z là: A. Al 2 O 3 B. Zn và Al C. Zn và Al 2 O 3 D. ZnO và Al 2 O 3 Câu 25: Cho 0,04 mol bột Fe vào dd chứa 0,09 mol AgNO 3 . Khi phản ứng hoàn toàn thì chất rắn thu được có khối lượng bằng: A. 1,12g B. 4,32g C. 8,64g D. 9,72g Câu 26: Chất khí gây hiệu ứng nhà kính là: A. CO 2 B. H 2 C. N 2 D. O 2 Câu 27: Nhúng thanh Fe vào dd CuSO 4 . Quan sát thấy hiện tượng gì? A. Thanh Fe có màu trắng, dd nhạt dần màu xanh. B. Thanh Fe có màu đỏ, dd nhạt dần màu xanh. C. Thanh Fe có màu trắng xám, dd có màu xanh đậm dần. D. Thanh Fe có màu đỏ, dd có màu xanh đậm dần Câu 28: Tính chất hóa học chung của kim lọai M là A. tính khử, dễ nhường proton B. tính oxi hóa C. tính khử, dễ nhường electron D. tính họat động mạnh; Câu 29: Các ion kim lọai : Cu 2+ , Fe 2+ , Ag + , Ni 2+ , Pb 2+ có tính oxi hóa giảm dần theo thứ tự sau: A.Fe 2+ >Pb 2+ >Ni 2+ >Cu 2+ >Ag + ; B.Ag + >Cu 2+ >Pb 2+ >Ni 2+ >Fe 2+ ; C.Fe 2+ >Ni 2+ >Pb 2+ >Cu 2+ >Ag + ; D.Ag + >Cu 2+ >Pb 2+ >Fe 2+ >Ni 2+ ; Câu 30: Khi cho Fe vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO 3 , Cu(NO 3 ) 2 , Pb(NO 3 ) 2 thì Fe khử các ion kim lọai theo thứ tự nào ? (ion đặt trước sẽ bị khử trước) A.Ag + , Pb 2+ , Cu 2+ ; B.Pb 2+ , Ag + , Cu 2+ ; C.Cu 2+ , Ag + , Pb 2+ ; D.Ag + , Cu 2+ , Pb 2+ ; Câu 31: Có 6 lọ không nhãn riêng biệt từng dung dịch sau: K 2 CO 3 , (NH 4 ) 2 SO 4 , MgSO 4 , Al 2 (SO 4 ) 3 , FeSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 . Chỉ dùng dung dịch NaOH thì nhận biết được tối đa bao nhiêu dung dịch ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 32: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl 3 . Hiện tượng xảy ra là A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. B. chỉ có kết tủa keo trắng. C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. D. không có kết tủa, có khí bay lên. Câu 33: Hợp chất hữu cơ (X) chỉ chứa nhóm chức axit hoặc este C 3 H 6 O 2 .Số công thức cấu tạo của (X) là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 34: Khi hidro hóa glucozơ hoặc fructozơ đều thu được sản phẩm là A. mantozơ. B. tinh bột. C. xenlulozơ. D. sorbitol. Câu 35: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 aminno đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dd HCl 1M. Sau phản ứng đem cô cạn dd thu được 31,68 gam muối khan.Thể tích của dd HCl đã dùng là. A. 16 ml B. 32 ml C. 160 ml D. 320 ml Câu 36:Polisaccarit ( C 6 H 10 O 5 ) n có khối lượng phân tử là 162000 đvC có hệ số trùng hợp là : A. 1600 B. 162 C. 1000 D.10000 Câu 37: Trong số các kim lọai : nhôm, sắt , đồng, chì, crom thì kim lọai nào cứng nhất ? A. crom B. nhôm C. sắt D. đồng Câu 38: Sục 8960 ml CO 2 ( đktc) vào 300ml dung dịch NaOH 2M. Số gam muối thu được là A. 16,8 gam. B. 21,2 gam. C. 38 gam. D. 33,6 gam. Câu 39: Để tinh chế Fe 2 O 3 có lẫn tạp chất là SiO 2 và Al 2 O 3 chỉ cần dùng một lượng dư: A. H 2 O B. dd HCl C. dd NaOH D. dd NH 3 Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 1,68 gam kim loại M trong dung dịch HNO 3 loãng dư thì thu được 0,672 ml NO ở ĐKTC , kim loại M là A. Mg B. Al C. Fe D. Zn Cho C = 12, H =1, O = 16, Fe = 56, Al = 27, Zn = 65, Cu = 64, Na = 23, Ag = 108, Ca = 40, Mg = 24, N = 14 2.ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 6CB CT CHUẨN – MÔN HÓA HỌC ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2010 1B 2A 3D 4C 5B 6B 7A 8B 9C 10D 11B 12B 13B 14A 15D 16B 17D 18B 19B 20C 21C 22B 23B 24A 25D 26A 27B 28C 29B 30D 31D 32A 33C 34D 35D 36C 37A 38C 39C 40C ĐỀ THI THỬ TN NĂM 2009 – 2010 Thời gian : 60 phút Họ và tên: ……………………………………… Lớp 12 Điểm: Hãy chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn Câu 1. Oxit kim loại có tính lưỡng tính là A. Fe 2 O 3 . B. CrO. C. CrO 3 . D. Cr 2 O 3 . Câu 2. Lần lượt cho anilin, axit aminoaxetic tác dụng dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch Br 2 . Số phản ứng hoá học có xảy ra là A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 3. Canxi cacbonat không bị hoà tan trong A. dung dịch CH 3 COOH. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HCl. D. nước có CO 2 . Câu 4. Thể tích dung dịch K 2 Cr 2 O 7 0,2M để oxi hoá vừa đủ 300 ml dung dịch FeSO 4 0,5M trong môi trường H 2 SO 4 loãng là A. 150 ml. B. 75 ml. C. 100 ml. D. 125 ml. Câu 5. Quá trình nào sau đây không làm ô nhiễm không khí? A. Sự quang hợp của cây xanh. B. Sự hô hấp của cây xanh. C. Hoạt động sống của con người. D. Hoạt động sản xuất trong công nghiệp. Câu 6. Axit aminoaxetic không tác dụng với A. dung dịch KOH. B. dung dịch HBr. C. CH 3 OH. D. dung dịch Br 2 . Câu 7. Chất hữu cơ thuộc loại polisaccarit là A. xenlulozơ. B. saccarozơ. C. glucozơ. D. fructozơ. Câu 8. Dãy các chất hữu cơ đều có phản ứng thủy phân là A. este, chất béo, protein. B. chất béo, aminoaxit, protein. C. amin, aminoaxit, protein. D. este, glucozơ, amin. Câu 9. Trong phản ứng hoá học, các nguyên tố kim loại có vai trò là chất A. nhường proton. B. nhường electron. C. bị khử. D. nhận electron. Câu 10. Ở điều kiện thích hợp, dung dịch HCl và dung dịch KOH đều tác dụng với A. CH 3 COOC 2 H 5 và C 6 H 5 NH 2 . B. CH 3 COOC 2 H 5 và H 2 NCH 2 COOH. C. CH 3 COOC 2 H 5 và CH 3 NH 2 . D. C 6 H 5 NH 2 và H 2 NCH 2 COOH. Câu 11. Hai kim loại được điều chế bằng phương pháp khử oxit của chúng bằng khì H 2 ở nhiệt độ cao là A. Al, Fe. B. Ca, Cu. C. Mg, Zn. D. Fe, Cu. Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. C 6 H 5 NH 2 và H 2 NCH 2 COOH đều có phản ứng với dung dịch HCl. B. CH 3 NH 2 và C 6 H 5 NH 2 đều có phản ứng với dung dịch Br 2 tạo kết tủa trắng. C. CH 3 COOH và H 2 NCH 2 COOH đều có phản ứng với dung dịch NaOH. D. CH 2 =CHCOOH và H 2 NCH 2 COOH đều có phản ứng tạo thành polime. Câu 13. Kim loại nhôm không bị hoà tan trong dung dịch A. HNO 3 đặc nguội. B. NaOH. C. H 2 SO 4 loãng. D. HCl. Câu 14. Cặp chất nào sau đây không có phản ứng hoá học với nhau? A. dung dịch KOH và dung dịch FeCl 3 . B. dung dịch NaCl và dung dịch Ca(OH) 2 . C. Al 2 O 3 và dung dịch NaOH. D. CaO và nước. Câu 15. Poli (meyl metacrylat) là nguyên liệu chế tạo thủy tinh hữu cơ được trùng hợp từ A. CH 2 =CHCOOH B. CH 3 COOCH=CH 2 . C. CH 2 =C(CH 3 )COOH. D. CH 2 =C(CH 3 )COOCH 3 . Câu 16. Đun nóng 17,6 gam etyl axetat với dung dịch NaOH dư (hiệu suất 100%), khối lượng muối khan thu được là (C = 12; O = 15; H = 1; Na = 23) A. 13,2 gam. B. 30,0 gam. C. 16,4 gam. D. 13,6 gam. Câu 17. Khối lượng Al 2 O 3 cần dùng để điều chế 162 gam nhôm với hiệu suất điện phân 90% là (Al = 27; O = 16) A. 340,0 gam. B. 275,4 gam. C. 550,8 gam. D. 306,0 gam. Câu 18. Anilin có phản ứng lần lượt với các dung dịch A. NaOH, Br 2 . B. HCl, Br 2 . C. HCl, NaOH. D. HCl, NaCl. Câu 19. Các dung dịch axit đều oxi hoá sắt tạo thành muối sắt (III) là A. HNO 3 loãng, HCl. B. H 2 SO 4 đặc nóng, H 2 SO 4 loãng. C. HNO 3 đặc nóng, HCl. D. HNO 3 loãng, H 2 SO 4 đặc nóng. Câu 20. Có sơ đồ phản ứng: M MCl 2 MCl 3 M(OH) 3 NaMO 2 . Kim loại M là A. Fe. B. Al. C. Cr. D. Cu. Câu 21. Nung nóng KHCO 3 ở nhiệt độ cao, phản ứng hoàn toàn thu được A. K 2 O, CO 2 , H 2 O. B. K 2 CO 3 , CO 2 , H 2 O. C. K 2 CO 3 , CO 2 , H 2 . D. KOH, CO 2 , H 2 O. Câu 22. Cho 20 hỗn hợp bột Fe, Cu vào lượng dư dung dịch HCl, phản ứng xong thu được 3,36 lít khí H 2 (đktc). Khối lượng chất rắn không tan trong dung dịch HCl là (Fe = 56; Cu = 64) A. 12,8 gam. B. 14,4 gam. C. 9,8 gam. D. 11,6 gam. Câu 23. Chất béo là trieste của các axit béo và A. metanol. B. etilen glicol. C. glixerol. D. etanol. Câu 24. Dãy các dung dịch muối đều có phản ứng với Fe là A. MgSO 4 , AlCl 3 , CuSO 4 . B. CuSO 4 , CaCl 2 , NaNO 3 . C. Pb(NO 3 ) 2 , CuSO 4 , AgNO 3 . D. ZnSO 4 , AgNO 3 , CaCl 2 . Câu 25. Trung hoà 6,2 gam amin đơn chức X cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của amin X là (C = 12; N = 14; H = 1; Cl = 35,5) A. C 4 H 11 N. B. CH 5 N. C. C 2 H 7 N. D. C 3 H 9 N. Câu 26. Hoà tan hai chất rắn X, Y vào nước đều thu được dung dịch có tính kiềm. Các chất X và Y có thể là A. Na 2 CO 3 và Ba(OH) 2 . B. NaHCO 3 và K 2 SO 4 . C. NaOH và BaCl 2 . D. CaCl 2 và NaCl. Câu 27. Khối lượng bột nhôm cần dùng để khử hoàn toàn 30,4 gam Cr 2 O 3 là (Al = 27; Cr = 52; O = 16) A. 5,4 gam. B. 2,7 gam. C. 21,6 gam. D. 10,8 gam. Câu 28. Nung nóng hỗn hợp chất rắn X chứa CuO, Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 rồi cho tác dụng khí CO dư. Phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y chứa A. Cu, Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 . B. Cu, Fe, Al 2 O 3 . C. CuO, Fe, Al. D. Cu, Fe, Al. Câu 29. Điện phân hoàn toàn 5,96 gam muối MCl nóng chảy (với M là kim loại kiềm) thì anot sinh ra 896 ml khí Cl 2 (đktc). Công thức hoá học của muối là (Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85; Cl = 35,5) A. RbCl. B. NaCl. C. KCl. D. LiCl. Câu 30. Thủy phân 100 gam tinh bột (với hiệu suất phản ứng 81%) thu được glucozơ có khối lượng là (C = 12; H = 1; O = 16) A. 111,1 gam B. 81 gam. C. 120 gam. D. 90 gam. Câu 31. Dẫn khí CO 2 vào dung dịch Ca(OH) 2 đến dư thì có hiện tượng xảy ra là A. dung dịch không màu dổi sang màu đỏ. B. xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt. C. xuất hiện kết tủa trắng và sủi khí không màu. D. xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa bị hoà tan. Câu 32. Dung dịch chất hữu cơ làm quỳ tím hoá xanh là A. C 2 H 5 NH 2 . B. C 6 H 5 NH 2 . C. CH 3 COOH. D. H 2 NCH 2 COOH. Câu 33. Hoá chất để nhận biết khí H 2 S là dung dịch A. H 2 SO 4 . B. FeSO 4 . C. Pb(NO 3 ) 2 . D. NaOH. Câu 34. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO 2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,03M. Số gam kết tủa thu được là (Ca = 40; C = 12; O = 16) A. 5,0 gam. B. 2,5 gam. C. 10 gam. D. 7,5 gam. Câu 35. Poli (vinyl clorua) được trùng hợp từ A. CH 2 =CH 2 . B. CH 2 =CHCOOH. C. CH 2 =CHCN. D. CH 2 =CHCl. Câu 36. Hợp chất hữu cơ (X) có công thức C 3 H 6 O 2 tác dụng được với dung dịch bazơ, không tác dụng với kim loại kiềm. Số công thức cấu tạo của (X) là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 37. Đun nóng 200 dung dịch glucozơ với lượng dư AgNO 3 trong NH 3 thì được 43,2 gam Ag. Nồng độ phần trăm của glucozơ trong dung dịch là (C = 12; H = 1; O = 16; Ag = 108) A. 25,0%. B. 18,0%. C. 15,0%. D. 36,0%. Câu 38. Quá trình điều chế tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp? A. nitron (tơ olon) từ acrilo nitrin. B. capron từ axit -amino caproic. C. nilon-6,6 từ hexametilen diamin và axit adipic. D. lapsan từ etilen glicol và axit terephtalic. Câu 39. Để chứng minh tính lưỡng tính của aminoaxit thì dùng phản ứng với A. dung dịch KOH và dung dịch Br 2 . B. dung dịch NaCl và dung dịch HCl. C. dung dịch KOH và dung dịch HCl. D. dung dịch KOH và CH 3 OH. Câu 40. Hợp kim nào sau đây bị ăn mòn điện hoá học mà sắt không bị oxi hoá? A. Zn-Fe. B. Fe-Cu. C. Fe-Pb. D. Fe-Sn. ĐỀ THI THỬ TN NĂM 2009 – 2010 Thời gian : 60 phút Họ và tên: ……………………………………… Lớp 12 Điểm: Hãy chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn Câu 1: Để trung hòa 8,96g một chất béo cần 7,2 ml dd KOH 0.2M. Chỉ số axit của axit béo đó là bao nhiêu? A. 6 B. 7 C. 8 D.9 Câu 2: Cho các chất : C 2 H 5 OH, CH 3 COOH, C 2 H 2 , NaOH, CH 3 COOCH 3 . Số cặp chất có thể tác dụng được với nhau là A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 3:Este có công thức phân tử C 3 H 6 O 2 có gốc ancol là etyl thì axit tạo nên este đó là A. axit axetic B. Axit propanoic C. Axit propionic D. Axit fomic Câu 4: Cho quỳ tím vào dung dịch mỗi hợp chất dưới đây, dung dịch nào sẽ làm quỳ tím hóa đỏ? (1)H 2 N – CH 2 - COOH (2)Cl - NH 3 + - CH 2 COOH (3)H 2 N – CH 2 – COONa (4) H 2 N(CH 2 ) 2 CH(NH 2 ) – COOH (5)HOOC(CH 2 ) 2 CH(NH 2 ) – COOH A. (2), (5). B. (1). (4) C. (1), (5) . D. (2). Câu 5: Nếu đốt cháy hoàn toàn 1mol polietilen thu được 8800g CO 2 . Hệ số trùng hợp n của quá trình này là: A. 100 B. 200 C. 150 D.30 Cu 6: Những tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim được xác định bởi yếu tố nào sau đây ? A. Mạng tinh thể kim loại. B. Các electron tự do. C. Các ion dương kim loại. D. Bán kính nguyên tử kim loại. Câu 7: Cho 1 lá Fe vào các dd sau : FeCl 3 , AlCl 3 , CuSO 4 , Pb(NO 3 ) 2 , NaCl, HNO 3 , H 2 SO 4 (đặc , t 0 ), NH 4 NO 3 . tổng số trường hợp tạo ra muối Fe (II) là : A. 3 B.4 C. 5 D.6 Câu 8: Ngâm 1 đinh sắt trong 100ml dd CuCl 2 1M . Sau khi pư xong lấy đinh sắt ra, sấy khô. Khối lượng đinh sắt tăng thêm : A. 15,5g B. 0,8g C. 2,7g D.2,4g Câu 9:Để bảo quản kim loại kiềm người ta ngâm kim loại kiềm trong A. H 2 O B. NH 3 C. Dầu hỏa D. dd H 2 SO 4đặc, nguội Câu 10:Cho biết Na (Z = 11) cấu hình electron của ion Na + là : A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 . C. 1s 2 2s 2 2p 5 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 . Câu 11: Cu tác dụng với dung dịch AgNO 3 theo phương trình ion rút gọn: Cu + 2Ag + → Cu 2+ + 2Ag . Chọn kết luận sai? A. Cu khử được Ag + . B. Ag + tính oxi hóa mạnh hơn Cu 2+ . C. Ag có tính khử mạnh hơn Cu. D. Ag + oxi hóa được Cu. Câu 12: Cho 5,1g hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,8 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là A. 14g B. 13,975g C. 13,5g D. 14,5g Câu 13: Nước cứng là: A. nước chứa nhiều ion Ca 2+ và Mg 2+ B. nước chứa ít ion Ca 2+ và Mg 2+ C. nước không chứa ion Ca 2+ và Mg 2+ D. nước chứa nhiều ion Ca 2+ và Ba 2+ Câu 14: Trong các phản ứng trên, phản ứng nào dùng để giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động? A. Ca(OH) 2 + CO 2 → CaCO 3 ↓ + H 2 O ; B. CaO + CO 2 → CaCO 3 ↓ C. Ca(HCO 3 ) 2 CaCO 3 + H 2 O + CO 2 ; D. CO 2 + H 2 O → H 2 CO 3 Câu 15: Các kim loại trong dãy nào sau đây có khả năng tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường ? A. Na, Ca, Li, Ba. B. Na, Ca, Be, Li C Na, Ca, Mg, Be. D. Na, Be, Li, Ba. Câu 16:Câu nào sau đây đúng? A. Kim loại kiềm có tính khử yếu B. Kim loại kiềm có tính khử trung bình C. Kim loại kiềm có tính khử mạnh D. Kim loại kiềm có tính khử giảm từ Li → Cs Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Phản ứng este hóa xảy ra hoàn toàn. B. Khi thủy phân este no mạch hở trong môi trường axit sẽ cho axit và ancol. C. Phản ứng giữa axit và ancol là phản ứng thuận nghịch. D. Khi thủy phân este no mạch hở trong môi trường kiềm sẽ cho muối và ancol. Câu 18:Thủy phân 1kg saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 76%. Khối lượng các sản phẩm thu được là: A. 0,5 kg glucozơ và 0,5 kg frutozơ B. 0,4 kg glucozơ và 0,4 kg frutozơ C. 0,6 kg glucozơ và 0,6 kg frutozơ D. 0,3 kg glucozơ và 0,3 kg frutozơ Câu 19: Cặp ancol và amin nào sau đây có cùng bậc? A. (CH 3 ) 2 CHOH và (CH 3 ) 2 CHNH 2 B. (CH 3 ) 3 COH và (CH 3 ) 3 CNH 2 C. C 6 H 5 NHCH 3 và C 6 H 5 CH(OH)CH 3 D. (C 6 H 5 ) 2 NH và C 6 H 5 CH 2 OH Câu 20:Trùng hợp 1 mol etilen ở điều kiện thích hợp thì thu được bao nhiêu gam PE? A. 14 gam B. 28 gam C. 56 gam D. 32 gam Câu 21: Polime thuộc loại tơ bán tổng hợp (hay tơ nhân tạo) là A. tơ tằm. B. tơ nilon-6,6. C. tơ visco. D. cao su thiên nhiên. Câu 22: Ion của kim loại kiềm nào sau đây khi cháy trong O 2 cho ngọn lửa màu tím ? A. Li B. K C. Na D. Rb Câu 23: Sắt tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây? A. HNO 3 đặc nguội, Cl 2 , dd CuSO 4 B. O 2 , dd HCl, dd Cu(NO 3 ) 2 , dd NaOH C. Al 2 O 3 , H 2 O, H 2 SO 4 đặc nguội, dd AgNO 3 D. S, O 2 , ddFe(NO 3 ) 3 , dd H 2 SO 4 loãng Câu 24: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường. A. Than đá B. Xăng, dầu C. Khí gas D. Khí hidro Câu 25:Thuỷ tinh hữu cơ có thể được điều chế từ monome nào sau đây? A. Axit acrylic. B. Metyl metacrylat. C. Axit metacrylic. D. Etilen. Câu 26: Chỉ dùng thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt các lọ mất nhãn chứa các dung dịch : glucozơ; glixerol; ancol etylic và fomon. A. Na . B. Cu(OH) 2 . C. nước brom. D. AgNO 3 /NH 3 Câu 27: Dưới tác dụng của chất xúc tác (axit hay bazơ) peptit có thể bị thuỷ phân hoàn toàn thành A. α- amino axit. B. β- amino axit. C. axit aminoaxetic. D. amin thơm. Câu 28: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là A. C 6 H 5 NH 2 . B. H 2 NCH 2 COOH. C.CH 3 NH 2 . D. C 2 H 5 OH Câu 29: Etyl axetat có thể phản ứng với chất nào sau đây? A. Dung dịch NaOH. B. Natri kim loại. C. Dung dịch AgNO 3 trong nước amoniac. D. Dung dịch Na 2 CO 3 . Câu 30: Để chứng minh trong phân tử saccarozơ có nhiều nhóm –OH ta cho dung dịch saccarozơ tác dụng với A. Na . B. Cu(OH) 2 . C. AgNO 3 /NH 3 . D. nước brom. Câu 31: Có các chất sau đây: metylamin, anilin, axit aminoaxetic, etylamin, NH 2 CH 2 CH 2 COOH, C 2 H 5 COOH. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là A. 8. B. 7. C. 6. D. 5. Câu 32: Chất hữu cơ (A) mạch thẳng, có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 . Cho 3,3g (A) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,075g muối. Công thức cấu tạo đúng của (A) là A. HCOOC 3 H 7 . B. C 2 H 5 COOCH 3 . C. C 3 H 7 COOH. D. CH 3 COOC 2 H 5 . Câu 33: Cho chuyển hóa sau: Cr → X → Y → NaCrO 2 → Z → Na 2 Cr 2 O 7 . Các chất X, Y, Z lần lượt là A. CrCl 3 , CrCl 3 , Na 2 CrO 4 . B. CrCl 2 , Cr(OH) 2 , Na 2 CrO 4 . C. CrCl 2 , Cr(OH) 3 , Na 2 CrO 4 . D. CrCl 3 , Cr(OH) 3 , Na 2 CrO 4 . Câu 34: Cho các chất rắn Cu, Fe, Ag và các dd CuSO 4 , FeSO 4 , Fe(NO 3 ) 3 .Số phản ứng xảy ra từng cặp chất một là : A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 35: Để phân biệt các chất khí CO, CO 2 , O 2 và SO 2 có thể dung A. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và nước brom. B. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và dung dịch K 2 CO 3 . C.dung dịch Na 2 CO 3 và nước brom. D. tàn đóm cháy dở và nước brom. Câu 34: Nguyên nhân gây ra sự suy giảm tần ozon chủ yếu là do A. khí CO 2 . B. clo và các hợp chất của clo. C. mưa axit. D. các khí thải có chứa SO 2 và NO 2 . Câu 38: Cặp chất chất đều có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là A. C 6 H 5 CH=CH 2 và H 2 N[CH 2 ] 6 NH 2 . B. H 2 N[CH 2 ] 5 COOH và CH 2 =CH-COOH. C. H 2 N-[CH 2 ] 6 NH 2 và H 2 N[CH 2 ] 5 COOH. D. C 6 H 5 CH=CH 2 và H 2 N-CH 2 COOH. Câu 39: Trong các hợp chất sau, hợp chất không thuộc loại chất béo có công thức A. (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 . B. (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 . C. (C 6 H 5 COO) 3 C 3 H 5 . D. (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 . Câu 40: Cho m (g) hỗn hợp X (Mg, Zn, Fe) tác dụng với dd H 2 SO 4 loãng, dư tạo ra 2,24 lit H 2 (đktc) + ddY. Cô cạn ddY được 18,6g chất rắn khan. Giá trị của m =? A. 6,0g B. 8,6g C. 9,0g D. 10,8g ĐỀ THI THỬ TN NĂM 2009 – 2010 Thời gian : 60 phút Họ và tên: ……………………………………… Lớp 12 Điểm: Hãy chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn . nilon-6,6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa A. HOOC-[CH 2 ] 4 -COOH và H 2 N-[CH 2 ] 6 -NH 2 . B. HOOC-[CH 2 ] 4 -NH 2 và H 2 N-[CH 2 ] 6 -COOH. C. HOOC-[CH 2 ] 4 -COOH và H 2 N-[CH 2 ] 4 -NH 2 nào sau đây bị ăn mòn điện hoá học mà sắt không bị oxi hoá? A. Zn-Fe. B. Fe-Cu. C. Fe-Pb. D. Fe-Sn. ĐỀ THI THỬ TN NĂM 2009 – 2010 Thời gian : 60 phút Họ và tên: ……………………………………… Lớp 12 Điểm:. ĐỀ THI THỬ TN NĂM 2009 – 2010 Thời gian : 60 phút Họ và tên: ……………………………………… Lớp 12 Điểm: Hãy chọn đáp án

Ngày đăng: 05/07/2014, 04:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan