Phòng GD&ĐT Bình Sơn CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSGTrường THCS Nguyễn Tự Tân Ngày soạn: 17-1-2010 CẢM HỨNG LÃNG MẠN TRONG THƠ VĂN 45-75 Giai đoạn 45-75 có rất nhiều bíên cố lớn lao mở ra những
Trang 1Phòng GD&ĐT Bình Sơn CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG
Trường THCS Nguyễn Tự Tân Ngày soạn: 17-1-2010
CẢM HỨNG LÃNG MẠN TRONG THƠ VĂN 45-75
Giai đoạn 45-75 có rất nhiều bíên cố lớn lao mở ra những bước ngoặc mới trong lịch sử đất nước và dân tộc.Hiện thực sôi động phong phú của hai cuộc chiến tranh chống Páp và chống Mỹ là nền tảng vững chắc cho cảm hứng lãng mạn cách mạn bay bổng
-Cảm hứng lãng mạn cách mạng là gì ?cảm hứng lãng mạn cách mạng
là những khát vọng ,hoài bảo ước mơ lớn lao và đầy tin tưởng về
tương lai của đất nước ,con người Là sự kết hợp hài hoà giữa các nhân tố hiện thực và lãng mạn.Đây là đặc trưng của thơ ca Việt Nam hiện đại.Đặc trưng đó biểu hiện một cách nhìn hiện thực với tất cả những hình thái phong phú và phức tạp của nó trong nguyện vọng và ước mơ tốt đẹp về tương lai
-Sau cách mạng Tháng Tám đất nước con người Việt Nam thực sự đổi đời “Nước Việt Nam máu lửa,rũ bùn đứng dậy sáng loà”-Đất nước của Nguyễn Đình Thi Điều kì diệu ấy khiến cho ảm hứng trong thơ
nghiêng về lãng mạn,những bài tơ như những khúc tráng ca ghi lại khí thế hào hùng có một không hai trong lịch sử
“Ngực lép bốn ngàn năm,trưa nay cơn gió mạnh Thổi bùng lên,tim bổng hoá mặt trời
(Huế-Tố Hữu ) -Sự chuyển đổi cảm hứng của phong trào thơ mới:
+Cách mạng về các nhà thơ thuộc phong trào thơ mới đã đến với cách mạng và cảm hứng sáng tác đã chuyển mình cho phù hợp với yêu cầu cách mạng với thời đậi ngòi bút Xuân Diệu,Huy Cận ,Chế Lan Viên .biểu dương cái mới nảy sinh trong cuộc đấu tranh của dân tộc của nhân dân của đất nước mến yêu vô hạn
“Việt Nam sau một thời lao khổ
Bây giờ cười như hoa nở Hội loài người vui vẻ lắm ngày mai
(Trở về -Xuân Diệu)
Trang 2+ Văn nghệ sĩ gạt bỏ cái nhỏ bé đáng thương cô đơn “một thời” “Mối sầu vạn cổ” sẵn sàng lên đường theo tiếng gọi của nước non
“Ôi những chiến sĩ , những anh hùng Những kẻ hồn xanh như ngọc bích
Đi theo tiếng gọi nước non thiêng
(Ngọn quốc kì- Xuân Diệu) +Những năm đầu của cuộc kháng chiến ,bao chàng trai Hà Nội lên đường cứu nước với hào khí lãng mạn của tuổi trẻ căng đầy nhựa sống.Hình ảnh “khách chinh phu” trong văn chương cũ vẫn còn ảnh hưởng hấp dẫn họ ,cho nên khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ trong thơ ca,họ còn lãng mạn hoá thi vị hoá
“Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chư trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa
( Ngày về -Chính Hữu)
@ Những cảm hứng lãng mạn trong thơ kháng chiến chống
Pháp ,chống Mỹ và trong công cuộc XDCNXH
- Trong kháng chiến chống Pháp ở giai đoạn ác liệt trường kì gian
khổ ,cảm hứng lãng mạn ở mỗi nhà thơ càng thêm sâu sắc bám rể vào cuộc sống Cái nhìn của họ trong sáng hơn,lạc quan vào thắng lợi tất yếu của cuộc chiến tranh vệ quốc
Bài thơ “Đồng chí”-Chính Hữu
“Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo
Hình ảnh đầu súng trăng treo có ý nghĩa tượng trưng rất rõ “Súng” tượng trưng cho tinh thần quyết chiến bảo vệ sự yên lành tốt đẹp,
“trăng” tượng trưng cho cái đẹp cuộc sống hoà bình “súng” và
“trăng” là hai biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm hào hoa muôn thuở Đồng thời nó là biểu hiện rõ nét cái tư thế chủ động tin tưởng và tâm hồn lãng mạn trong sáng của chiến sĩ ta
Trang 3+ Thơ kháng chiến của Bác là một trong những dẫn chứng tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn Trong bài thơ “Cảnh khuya”Bác lắng nghe
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa” giữa rừng đêm yên lặng.Say đắm chiêm ngưỡng vẻ đẹpcủa “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng
hoa” Thao thức không ngủ bởi thiên nhiên muôn màu muôn vẻ nhắc nhở Người nghĩ đến đất nước đến nhân dân
“Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Hoặc bài thơ “Tin thắng trận” ,”Rằm tháng giêng” trăng với Bác là đôi bạn tri âm,thân thiết gắn bó Hình ảnh trăng hiện lên bao giờ cũng đẹp,thơ mộng biểu hiện cao độ của một cảm quan lãng mạn bay bổng +Hoà bình lập lại trên nửa đất nước thân yêu,nhân dân miền Bắc hối
hả bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới
Gian lao thử thách gay go ác liệt tới đâu cũng không ngăn nổi những bước chân nhiệt tình trên đường đi tới Niềm vui to lớn trong lao động trở thành đề tài và cảm hứng của thơ ca Không khí làm việc khẩn trương,rộn rã của một đoàn thuyền đánh cá được nhà thơ miêu tả như một bức tranh sơn mài lộng lẫy
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đang thế trận lưới vây giăng
(Đoàn thuyền đánh cá-Huy Cận) Kết thúc bài thơ là hình ảnh một ngày mới với niềm vui được mùa của người lao động:
“Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoành muôn dặm phơi -Cảm hứng lãng mạn trong thơ kháng chiến xchống Mỹ :
Miền bắc XHCN là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn ở Miền Nam đánh Mỹ Bác Hồ đã từng khẳng định “Miền Nam là máu là thịt của Việt Nam,sông có thể cạn núi có thể mòn ,song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”.Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước đó là
Trang 4khát vọng một đời của Bác và topàn dân tộc.Trong những năm chiến tranh chống Mỹ,Miền bắc không tiếc sức người sức của ,chi viện tất
cả cho Miền Nam thân yêu:
“ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
(Tố Hữu) Đường ra mặt trận thật hối hảvà lòng tràn đầy niềm tin yêu
“Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường
Như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường