1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tai hại khi giao con "toàn quyền" cho ông bà docx

4 222 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 141,43 KB

Nội dung

Tai hại khi giao con "toàn quyền" cho ông bà Đồng nghiệp ai cũng ganh tỵ với chị Thanh Hà, trưởng phòng marketing một công ty lớn vì chị chẳng phải lo lắng mọi công việc trong nhà. Tuy nhiên, chị lại thường than thở về gia đình, cha mẹ chỉ vì sự bất đồng về cách dạy con. Chị kể: "Bình thường mình làm việc khuya nên chỉ dậy sau khi con đã được ông bà và ôsin lo cho ăn sáng, đi học. Một lần, tình cờ xuống nhà sớm, đập vào mắt mình cảnh tượng: con trai ngồi dựa lưng vào tường, mặt còn ngái ngủ. Bà ngoại bê tô phở đứng một bên đút vào miệng nó. Ông ngoại đứng bên kia, tay lăm lăm cái khăn và ly nước. Mình la trời la đất thì ông bà bảo: Nó còn nhỏ, bắt đi học sớm quá, ngủ chưa đủ giấc nên phải từ từ cho nó tỉnh". Bức tranh chị vẽ ra khiến ai nghe cũng phải phì cười. "Thằng bé" của chị đâu phải đang ở cái tuổi lẫm chẫm học đi. Nó đã 12 tuổi. Được chăm sóc tốt, nó cao đến 1m70, nặng 60-70 kg, to gấp đôi ông bà. Chị Thanh Hà thở dài: "Có nhiều chuyện khiến mình bực mình từ lâu rồi. Thằng bé lúc nào cũng như ông trời con, đến bữa ăn hết, sai ông lấy thêm cái này, lại sai bà lấy cái kia. Nếu mình bực, nạt ngang hay sai bảo nó một chút là ầm ĩ cả mâm cơm". Đầu tiên, mẹ chị xua tay: "Để bà lấy cho. Nó biết đâu mà lấy". Nếu chị cứ tỏ ra kiên quyết, buộc thằng bé tự làm, nó sẽ xụ mặt, bỏ ăn. Ông bà bực dọc, chỉ trích con gái. Chị bảo: "Những chuyện ấy thì mình còn cố chịu đựng. Nhưng đến hôm nay, thấy cảnh này, hết chịu đựng nổi rồi". Khi những kinh nghiệm của người già "lệch chuẩn" Chị Liên Ngọc, trưởng văn phòng đại diện một công ty nước ngoài ở Việt Nam, lại có nỗi khổ tâm khác. Sống cùng cha mẹ từ ngày lấy chồng, chị được mọi người cho là sướng. Chỉ từ ngày sinh con, chị mới thấy cuộc sống chung giữa ba thế hệ gặp nhiều khó khăn. Chị tâm sự: "Nhiều lúc, mình không biết con là con mình hay con của ông bà nữa, lúc nào ông bà cũng lấy cái chuẩn ở thời ngày xưa để ép cháu". Ông bà muốn cháu phải là học sinh xuất sắc. Chị thì quá hiểu những dồn ép, thậm chí tiêu cực trong việc giảng dạy và học tập hôm nay. Chị không cho con đi học thêm với cô giáo chủ nghiệm, không đi mua điểm cho con. Thế là thằng bé thường chỉ được điểm trung bình. Không ưng ý với điểm số của cháu, ông bà rền rĩ, trách mắng bé. Thấy con chịu áp lực học tập căng thẳng, chị muốn giúp con xả stress bằng hội họa, âm nhạc. Ông bà khăng khăng: "Không có năng khiếu năng khiếc gì hết". Thật khó biết phải giải quyết sao cho trọn vẹn. Nhiều cặp bạn trẻ sống xa cha mẹ, khi lập gia đình, sinh con, thì lo ngại: Mình không có kinh nghiệm gì cả. Còn nhiều đôi vợ chồng trẻ, được sống chung với cha mẹ, lại kêu khổ vì kinh nghiệm nuôi dạy trẻ của ông bà không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại trong đô thị lớn. Làm sao để hòa hợp giữa kinh nghiệm cũ với hiểu biết mới, làm sao để dung hòa giữa tình yêu thương quá đầy đặn và những tiêu chuẩn giáo dục ngày càng đòi hỏi cao và khắt khe hơn. Lời khuyên là bạn hãy nhẹ nhàng và kiên nhẫn. Đừng giao phó con cho ông bà ngay từ đầu để rồi sau này phải "tranh giành" một cách nực cười. Bên cạnh đó, cần dạy con trẻ quan tâm, chăm sóc người già ngay từ nhỏ. Điều đó sẽ hình thành nên sự che chở, yêu thương qua lại lẫn nhau chứ không phải từ một phía. . Tai hại khi giao con "toàn quyền" cho ông bà Đồng nghiệp ai cũng ganh tỵ với chị Thanh Hà, trưởng phòng marketing một công ty lớn vì chị chẳng phải lo lắng mọi công việc. hôm nay. Chị không cho con đi học thêm với cô giáo chủ nghiệm, không đi mua điểm cho con. Thế là thằng bé thường chỉ được điểm trung bình. Không ưng ý với điểm số của cháu, ông bà rền rĩ, trách. người cho là sướng. Chỉ từ ngày sinh con, chị mới thấy cuộc sống chung giữa ba thế hệ gặp nhiều khó khăn. Chị tâm sự: "Nhiều lúc, mình không biết con là con mình hay con của ông bà nữa,

Ngày đăng: 05/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN