Cách giúp con phát huy tính tự lập Càng lớn trẻ sẽ càng nhận ra mình là một thực thể độc lập với bố mẹ. Cùng với sự ý thức về bản thân thì trẻ cũng nảy sinh nhu cầu làm mọi việc theo ý mình. Sau đây là những cách giúp trẻ phát huy tối đa tinh thần tự lập. 1.Chuẩn bị ngôi nhà an toàn để con bạn có thể khám phá Để tự lập hoàn toàn, con bạn cần thường xuyên thử nghiệm các giới hạn bằng cách khám phá môi trường xung quanh. Điều đó lý giải vì sao việc đảm bảo ngôi nhà của mình được an toàn là rất quan trọng. Thay vì chạy theo khắp nơi và hét lên "Không được" mỗi khi con bạn chạm vào cái gì đó gây hại, thì hãy cất những đồ nguy hiểm ra khỏi tầm tay và để vào đó những món đồ an toàn thú vị. Điều này sẽ mang lại sự tự chủ cho trẻ và khiến bạn cũng an tâm hơn. 2. Cho phép trẻ tự quyết định trong một số việc Mọi ông bố bà mẹ đều cần đặt ra giới hạn cho con, nhưng đôi khi không có vấn đề gì khi để trẻ tự quyết định. Chẳng hạn, nếu đứa con 2 tuổi của bạn cứ nhất quyết đòi mặc áo len vào giữa tháng 6 thì hãy để bé mặc - đến một lúc nào đó nó sẽ thấy quá nóng và tự nhận ra rằng một chiếc áo phông sẽ thích thú hơn nhiều. Bằng cách để bé tự rút ra kết luận cho mình, bạn đã cho bé cơ hội học hỏi và trưởng thành. 3. Chỉ dẫn cho bé Làm tốt một công việc gì đó là chìa khóa của cảm giác về sự thành công và tự lập của một đứa trẻ. Nhưng để nuôi dưỡng khả năng của bé, bạn cần minh họa các nhiệm vụ một cách chậm rãi và rõ ràng, chia chúng thành từng động tác nhỏ. Chẳng hạn, hướng dẫn bé cách dọn dẹp bát đĩa trên bàn (trước tiên, cất bát vào bồn rửa, tiếp đến là đĩa, sau đó các thìa dĩa). Sau đó theo dõi bé tự làm và khen ngợi bé thật nhiều. 4. Cho bé tham gia vào công việc của mình Khi con bạn nhìn thấy bạn đang làm một việc gì đó thú vị như nấu ăn, lau chùi, dọn dẹp tủ, bé sẽ muốn tham gia và giúp đỡ. Khi đó, hãy tìm ra nhiệm vụ gì đó để bé có thể trợ giúp. Ví như bé chưa thể tự đánh trứng thì hãy nhờ bé lấy cho đôi đũa, bảo bé đặt sẵn bát trên bàn. 5. Nhất quyết không được can thiệp vào Nếu bạn đã giao một công việc gì đó cho bé, thì hãy quan sát từ đầu đến cuối, cho dù con bạn có thể làm công việc lâu gấp đôi thời gian của bạn. Trừ phi bạn quá vội, thì hãy cho bé 5 phút để gấp quần áo ngủ vào buổi sáng, bé sẽ thấy tự hào về bản thân thay vì để bạn làm hộ công việc đó. Ngoài ra, nhiều em bé hay hoảng sợ mỗi khi bạn rời xa. Sau đây là những cách giúp bé thoải mái khi không có người thân bên cạnh: 6. Tự tin mỗi khi nói lời tạm biệt Mỗi lần bạn ra đi đều khiến con bạn khổ sở, nhưng nếu bạn hành động như thể chẳng có gì nghiêm trọng và cho biết là bạn sẽ về ngay, thì điều đó sẽ giúp trấn an nỗi lo của bé. Hãy nói lời chào một cách tình cảm nhưng đầy thản nhiên và rồi đi thẳng. Nếu con bạn có òa khóc thì cũng đừng để cho bé biết là bạn bối rối thế nào. 7. Luyện tập cho bé việc bạn vắng mặt Bạn có thể giúp trẻ quen dần với việc mình đi vắng rồi quay lại bằng cách đặt thời gian. Nói với bé rằng: "Mẹ sẽ sang phòng khác trong vòng 5 phút rồi sẽ quay lại". Khi bé đã hiểu được rằng mẹ đi rồi lại về, thì hãy đặt khoảng thời gian lâu hơn, cho đến khi bé sẵn sàng cho những cuộc chia tay lâu dài. 8. Tránh việc lẻn đi Cho dù bạn nghĩ rằng bé sẽ không nhìn thấy lúc bạn đi khỏi thì thực ra việc đó càng khiến bé lo sợ thêm. Khi bé nhận ra là bạn đã đi mà không chào, bé sẽ khóc và lo lắng không biết bạn có quay về không. 9. Cho bé biết bạn yêu bé Thường xuyên cho bé tình yêu và sự hỗ trợ, bé sẽ tự tin làm mọi việc một mình. Khuyến khích, động viên mỗi khi trẻ tự làm một việc gì, nhưng đừng đuổi bé đi khi bé tìm đến bạn để được giúp đỡ. Bé vẫn sẽ luôn cần đến bạn trong cả một khoảng thời gian dài nữa. . những cách giúp trẻ phát huy tối đa tinh thần tự lập. 1.Chuẩn bị ngôi nhà an toàn để con bạn có thể khám phá Để tự lập hoàn toàn, con bạn cần thường xuyên thử nghiệm các giới hạn bằng cách. Cách giúp con phát huy tính tự lập Càng lớn trẻ sẽ càng nhận ra mình là một thực thể độc lập với bố mẹ. Cùng với sự ý thức về bản thân thì. 2. Cho phép trẻ tự quyết định trong một số việc Mọi ông bố bà mẹ đều cần đặt ra giới hạn cho con, nhưng đôi khi không có vấn đề gì khi để trẻ tự quyết định. Chẳng hạn, nếu đứa con 2 tuổi của