1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Thói xấc xược: Từ nhà ra đường… docx

6 130 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 117,31 KB

Nội dung

Thói xấc xược: Từ nhà ra đường… Bạn bè đến nhà Thu (sn1990) đều thấy “hãi” trước cách nói chuyện của cô bạn này với bố mẹ. Khách đến nhà cũng “mắt tròn mắt dẹt” khi Thu sẵn sàng quát mẹ mình lúc nóng giận, không hài lòng. Hỗn từ trong nhà Ngày bé, ai đi học cũng được dạy rằng “Tiên học lễ, hậu học văn”. Còn giờ đây, teen xông xáo đủ mọi lĩnh vực, thi đủ các cuộc thi tôn vinh sắc đẹp và thông minh, đứng trước hàng trăm người để thuyết trình không vấp một chữ, thế mà việc tối thiểu nhất là lễ phép với người lớn hơn mình lại bị lãng quên một cách “hết sức bình thường”. Bạn bè đến nhà Thu (sn1990) đều thấy “hãi” trước cách nói chuyện của cô bạn này với bố mẹ. Khách đến nhà cũng “mắt tròn mắt dẹt” khi Thu sẵn sàng quát mẹ mình lúc nóng giận, không hài lòng. Thậm chí còn văng tục, gọi bố mẹ bằng vài cái tên “thân yêu” như: Ông già, bà bô. Bạn bè đến nhà Thu đều thấy “hãi” trước cách nói chuyện của cô bạn này với bố mẹ Vốn sức khỏe yếu nên được bố mẹ hết sức chiều chuộng, đâm ra Thu ngày càng láo. Hiếm khi nghe được câu “Dạ” lúc mẹ gọi xuống ăn cơm, mà thường là “Gì, đợi tí!” Bố mẹ Thu phiền lòng lắm. Xấu hổ nhất là những lúc khách đến nhà, mẹ vừa đon đả gọi xuống chào khách thì con đã làm ngay cho vài câu “Đã nấu cơm chưa, đói rã họng rồi đấy!”, hoặc thay vì “Cháu chào bác”, Thu chỉ cười với khách rồi… gật đầu. Mẹ Thu xấu hổ bao lần vì tính vô lễ của con gái, nhưng bởi sức khỏe Thu yếu nên cũng không dám mắng chứ đừng nói dạy bảo đến nơi đến chốn. ra đường Teen mang cả cái thói xấc xược, vô lễ ra ngoài đường. Bác Mai, cán bộ một Tổng công ty xây dựng cầu kể chuyện một lần vào siêu thị mua hàng, đông đúc quá nên bác vô tình để làn chạm phải hội các cháu gái vẫn còn nguyên đồng phục trường P, bác vội xin lỗi rất lịch sự. Thế nhưng cái bác nhận lại được là “Mù à, xa thế mà cũng đâm vào được!” Khổ thân người già cả nghĩ, bác Mai cứ đau đáu câu chửi của “các cháu”. Đến khi mang câu chuyện này đi kể, người ra mới nói với bác rằng: “Trẻ con bây giờ láo lắm, xấc xược không coi ai ra gì cả”. Khái niệm lễ phép không nhất thiết gặp người lớn cứ phải khoanh tay đứng chào, hay pha nước tiếp chuyện rồi bưng bê cơm nước nặng nề gì cả. Chỉ cần một câu nói ngoan ngoãn, thể hiện sự tôn trọng tối thiểu với người lớn tuổi hơn mình cũng là điều nhiều teen “không thèm” biết. K.L (sn 1991) đi mua sim ở một hàng sim card trên phố Hàng Trống. Lấy sim về kích hoạt mãi không được, L mang ra trả bác bán hàng. Ngồi tiếp 30 phút vẫn không nhắn tin được, L bực tức chửi loạn lên với bạn đi cùng. Mặc dù quay mặt đi nhưng người bán hàng vẫn nghe rõ câu chửi “Thằng chó này bán hàng kiểu gì í!”. Bác bán hàng quay lại hỏi cậu nhóc chỉ đáng tuổi con “Cháu nói ai là thằng chó thế!”, tức thì L độp luôn: “Ai họ hàng với ông mà cháu chắt”. Nghe đến thế, ai cũng chỉ còn nước lắc đầu. Và lên lớp học Trong môi trường học tập đáng lẽ phải “tiên học lễ” thì lại là nơi học sinh tha hồ thể hiện cách ăn nói lung tung, xưng hô xấc láo và quan trọng nhất là phải luôn luôn “bật”. Đâu đó tồn tại quy định với các “dân chơi” học đường rằng phải cùng nhau gọi thầy cô, đánh giá họ bằng ngôn từ riêng thì mới là “play dân”. Chính vì thế mới xuất hiện cách gọi giáo viên là như “lão”, “bà”… Thầy Nghĩa dạy Toán tại một trường cấp 3 ở quận Hoàn Kiếm tâm sự, thầy gặp rất nhiều trường hợp học sinh “không bao giờ tỏ ra kính trọng giáo viên thật sự mà chỉ trước mắt để đấy mà thôi”. Ngày 20-11, học trò có thể mang hoa tặng thầy theo phong trào, nhưng ngày hôm sau khi lên lớp đã khác ngay… “Tôi thấy các bạn trẻ giờ đây không những không biết xấu hổ, mà còn vô lễ. Tất nhiên không phải ai cũng thế, nhưng đa số là như thế” -câu nhận xét của một nhà báo gạo cội làm chúng ta phải xấu hổ khi trong mắt người lớn, chúng ta năng động, thông minh và tài giỏi, nhưng tính lễ phép thì… Nhà báo này tới thao giảng tại một trường đại học chuyên ngành báo chí, rất “vinh hạnh” nghe được lời sinh viên phía dưới “Nói đ gì mà nói lắm thế!”. Tâm niệm về một thế hệ trẻ tài hoa tất nhiên đã bị dập tắt hoàn toàn. Còn sinh viên vẫn hồn nhiên cười như “chuyện thường ngày ở huyện, chẳng có gì đáng bận tâm cả”. Có những thói quen xấu sẽ ăn sâu vào tính cách của người trẻ, hạ thấp chúng ta đi rất nhiều trước mắt người lớn. Chỉ cần một câu nói thôi sẽ đánh đồng teen với bao thói hư tật xấu, muốn bảo vệ hình ảnh những 9x, 8x hiện đại, chắc chắn bạn không muốn kèm theo “cái đuôi” vô lễ chứ ? . Thói xấc xược: Từ nhà ra đường… Bạn bè đến nhà Thu (sn1990) đều thấy “hãi” trước cách nói chuyện của cô bạn này với bố mẹ. Khách đến nhà cũng “mắt tròn mắt dẹt”. yếu nên cũng không dám mắng chứ đừng nói dạy bảo đến nơi đến chốn. ra đường Teen mang cả cái thói xấc xược, vô lễ ra ngoài đường. Bác Mai, cán bộ một Tổng công ty xây dựng cầu kể chuyện. của “các cháu”. Đến khi mang câu chuyện này đi kể, người ra mới nói với bác rằng: “Trẻ con bây giờ láo lắm, xấc xược không coi ai ra gì cả”. Khái niệm lễ phép không nhất thiết gặp người

Ngày đăng: 05/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w