NHỚTRIỀUDƯƠNG Thấm thoát đã năm năm, nhà Phê bình Mỹ thuật Triều Dương, Hội Việt Nam Hội Mỹ thuật Việt Nam và là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã đi xa chúng ta. Nhà Phê bình Mỹ thuật TriềuDương đã tốt nghiệp trường Mỹ thuật công nghiệp năm 1964, nh ưng anh đã đi vào những dòng tự sự của thơ ca, những bài viết mang tính biện chứng cao, đề cập đến mọi vấn đề nổi cộm trong phê bình m ỹ thuật, trong nhận thức khách quan, chủ quan khuynh hướng nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới. Thật ngẫu nhiên con đường hoạt động của anh có hai giai đoạn rõ rệt: tốt nghiệp trường Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 1964. Từ năm 1964 đến 1984 trong 20 năm ấy anh đã làm nhiều việc ở những địa phương khác nhau. Đó chính là thời gian đã giúp anh chiêm nghiệm nhà báo-họa sỹ TriềuDương (minh họa của Trần Tuy) cuộc sống đầy đủ hơn. Hai mươi năm tiếp theo (1984-2003) một bước ngoặt lớn trong cuộc đời khi anh về công tác tại Báo Văn nghệ và tham gia Hội mỹ thuật Việt Nam. Chi hội phê bình mỹ thuật. ám ảnh văn chương có lẽ do tư chất của anh hơn là bài vở nhà trường, khi anh nghĩ về những biến thiên của nghệ thuật anh cũng rất tỉnh táo để nhận ra chân lý. Với tư cách là nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật, TriềuDương đã để lại nhiều bài báo, tham luận hội nghị về những vấn đề chúng ta đang quan tâm: lịch sử phát triển biến thiên của nghệ thuật và những nhân vật, những nhân chứng cụ thể. Ngòi bút của anh không bay bướm lãng mạn phiêu du, không đánh đố người xem bằng những câu chữ xa lạ bóng bảy. Những bài phê bình của anh không mang tính chất văn chương mà đạm nét văn nghị luận. Từ những luận đề đặt ra được anh giải quyết bằng một mạch văn sáng sủa, gọn ghẽ, thuyết phục. Nếu quan niệm “văn là người” thì câu này rất đúng với Triều Dương. Làm phê bình mỹ thuật ít khi thấy anh có mặt ở những cuộc khai mạc triển lãm vui vẻ và xã giao không phải vì anh coi thường đồng nghiệp, theo tôi có lẽ do bệnh tim mạch huyết áp cao không cho phép anh đến chỗ đông người, ngột ngạt. Nhưng đôi khi tôi lại thấy anh căm cụi lặng lẽ đi xem ở những thời điểm vắng vẻ nhất. Trước một tác phẩm anh cố phân tích những nét khác biệt giữa truyền thống và cách tân, khuynh hướng của mỹ thuật hiện đại trong nền kinh tế thị trư ờng sôi động cũng như tìm thấy chân dung đích thực của từng nghệ sĩ trong bút pháp biểu hiện, trong cảm nhận nghệ thuật. Ngòi bút của TriềuDương trôi chảy trong dòng đời bất tận: nghệ thuật thì cụ thể sắc sảo còn văn chương thì tràn ngập tính nhân văn. Hai yếu tố này lại nằm trong con người Triều Dương, không hề mâu thuẫn bởi anh đã làm chủ được chính mình. Tháng trước ngày anh mất, tôi nhận được từ anh tập thơ “Thi khúc”, tập thơ đầu của anh do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành gốm 49 bài thơ mà anh lựa chọn trong hàng trăm bài anh đã sáng tác. Trong tập th ơ này có ba chùm thơ với 11 bài đã được tuần báo Văn Ngh ệ “thẩm định” với giải thưởng giải Nhì cuộc thi thơ năm 1988 - 2000, và hai tặng thưởng thơ hay hàng quý. Đọc thơ anh tôi chợt cảm giác như có một cái gì đó chẳng lành: thơ anh mang phong vị cổ thi và đượm buồn. Trong bài diễn từ “để thi ca ám ảnh được con người” nhân anh nhận giải thơ của báo Văn Nghệ, anh viết “Trong thế giới còn nhiều tàn bạo và nguy hiểm, đói khổ, bấp bênh và thất vọng, con người cần biết bao niềm vui và hy vọng. Nhưng lịch sử thi ca nhân loại, ít lưu lại những bản hoan ca, những bài thơ hớn hở. Đó là một nghịch lý. Nhưng hình như điều nghịch lý ấy lại làm cho thi ca óng thêm, sâu sắc thêm và cần thiết cho sự tồn tại của một đời sống tinh thần. Những tìm kiếm thi ca, có lẽ cũng gần gũi với sự khát khao của khoa học. Trong khi con người đang tìm cách chinh phục khoảng cách hàng tỷ cây số giữa các tinh cầu, thì ngược lại cũng chính con người lại hướng vào khoảng cách siêu ngắn, một phần triệu, phần tỷ của milimét trong từng nguyên tử, mà những thành tựu của họ đều cùng một mục đích làm cho con người sống tốt đẹp hơn. Phải chăng thi ca cũng vậy. Sự trải rộng và dồn nén đều có cùng nguyện vọng cho thi ca tồn tại và ám ảnh được con người”. Tôi biết TriềuDương khi anh còn học ở trường Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, anh học sau tôi một khoá, ngành đồ gỗ và trang trí nội thất nên sau khi tốt nghiệp anh được phân công về công tác ở xí nghiệp Mộc - Hải Dương và tôi cũng về công tác tại nhà máy Sứ Hải Dương trước anh một năm. Thế là chúng tôi cùng công tác với nhau trong một tỉnh suốt thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngay từ thời còn đi học ở Trường Mỹ thuật Công nghiệp, TriềuDương đã tỏ ra là người có những năng khiếu văn nghệ, anh làm thơ và viết truyện ngắn, viết báo, vì vậy khi về công tác ở xí nghiệp Mộc Hải Dương chẳng được bao lâu thì anh đã chuyển sáng công tác ở Đài phát thanh tỉnh; Tôi vui mừng khi được tin anh nhận giải Nhì cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 1970 - 1971 với tựa đề “Mắt bão”, rồi giải thưởng Hội nhà báo Việt Nam năm 1980; năm 1984 anh chuyển công tác về báo Văn nghệ, còn tôi sau mấy năm trong quân ngũ về giảng dạy và nghiên cứu ở trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đến năm 1984 thì chuyển về công tác tại Hội Mỹ thuật Việt Nam. Chúng tôi lại gần nhau, lại cùng nhau làm việc. Là hội viên ngành Lý luận phê bình mỹ thuật - TriềuDương viết nhiều bài phê bình, lý luận và tổng thuật về mỹ thuật rất sắc sảo, có cá tính riêng và bản lĩnh. Là một con người bộc trực, thẳng thắn. Anh đã dành nhiều thời gian để viết cuốn sách “ Họa sĩ Trần Văn Cẩn” theo lối chân dung văn học. Cuốn sách này đã được Nhà xuất bản Văn hoá in v à tái bản nhiều lần. 300 bài viết của anh về lý luận, phê bình Mỹ thuật và văn học đã được anh chọn lọc, tập hợp thành bản thảo “Đồng luận và ; phản luận”. Rất tiếc cuốn sách này cùng với các bản thảo khác như “Thi khúc II”, “Mặt người trên đá” (tập truyện ngắn) chưa kịp ra mắt thì anh đã ra đi. Trong bài thơ “Tầm xuân” năm 2000 anh viết: Tóc bạc về chốn cũ Chợt gặp đóa tầm xuân Người còn thương câu hát Người đã thành cổ nhân Trong ngày lễ tang tôi nghe nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến- chi hội trưởng chi hội phê bình mỹ thuật thảng thốt: “không hiểu sao mấy năm gần đây các nhà phê bình mỹ thuật ra đi nhiều thế”. Sự vắng vẻ từ Nguyễn Trân, Thái Bá Vân, Vương Như Chiêm, những năm cuối thế kỷ XX, còn đâu thế kỷ XXI là Nguyễn Du Chi, Chu Quang Trứ, Lê Dưỡng Hạo, Nguyễn Thái Lai và Triều Dương. Rất tiếc năm người sau chưa ai vượt qua tuổi 60, tuổi trẻ, tri thức, niềm vui, hoài bão của họ không vượt qua được số mệnh Nhà phê bình Mỹ thuật TriềuDương tên khai sinh là Phạm Vũ Triều Dương. Sinh ngày 1 6/3/1945. Quê quán tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam ngành Phê bình Mỹ thuật từ năm 1984, hội viên hội Nhà văn Việt Nam, anh mất ngày 30/12/2003 nay vừa tròn 5 năm. Quy luật Sinh ký- Tử quy không trừ một ai trong cõi dương gian này. Cái còn lại là những trang viết, trang đời bất tận. Để rồi “Cảo thơm lần giở trước đèn” người sau đọc lại vẫn thấy “Thác là thể phách hồn là tinh anh” Trần Khánh Chương - Tháng 12/2008 . NHỚ TRIỀU DƯƠNG Thấm thoát đã năm năm, nhà Phê bình Mỹ thuật Triều Dương, Hội Việt Nam Hội Mỹ thuật Việt Nam và là Hội viên Hội. Ngòi bút của Triều Dương trôi chảy trong dòng đời bất tận: nghệ thuật thì cụ thể sắc sảo còn văn chương thì tràn ngập tính nhân văn. Hai yếu tố này lại nằm trong con người Triều Dương, không. Thái Lai và Triều Dương. Rất tiếc năm người sau chưa ai vượt qua tuổi 60, tuổi trẻ, tri thức, niềm vui, hoài bão của họ không vượt qua được số mệnh Nhà phê bình Mỹ thuật Triều Dương tên khai